BÀI THƠ "ÁNH TRĂNG" CỦA NGUYỄN DUY

Một phần của tài liệu Tổng hợp những bài văn hay lớp 9 (Trang 32 - 43)

FRIDAY, 4. JANUARY 2008, 18:06:16 NGỮ VĂN 9

Đề bài: Suy nghĩ của em về vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Trăng- Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh

tuyệt đẹp, lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh. Nó như hồi chuông gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.

Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất trời ban tặng. Nhưng với

Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của quê hương mà nó còn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. “Hồi nhỏ sống với đồng/ Với sông rồi với bể/ Hồi chiến tranh ở rừng/ Vầng trăng thành tri kỷ”. Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sông” rồi “với bể”. Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam.

Đến lúc đi chiến đấu trăng lại như người bạn thân luôn sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp thành hai “tri kỷ”. Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính: “Ngỡ không bao giờ quên/ Cái vầng trăng tình nghĩa”

Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt: “Từ hồi về thành phố/ Quen ánh điện đi qua ngõ/ Vầng trăng đi qua ngõ/ Như người dưng qua đường”. Những kỷ niệm tuổi thơ hồn

nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng trăng” đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vô tình lãng quên quá khứ, quên người bạn “tri kỷ” của mình. Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thoáng lướt qua. Một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí người lính. Nhưng trong một hoàn cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng tròn”. “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến, bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự

xuất hiện không dự báo trước. “Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình/ Ánh trăng im phăng phắc/ Đủ cho ta giật mình”.

Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng

động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức một hồn người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối.

Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn và con người vẫn còn cơ

hội sửa chữa sai lầm.

Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi đẹp. Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.

Đề bài: Cảmnhận về tình quê của nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm:

“Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành

người” (trích Quê hương- Đỗ Trung Quân). Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng trong tình cảm mỗi người Việt Nam. Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đã trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả. Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính

của truyện, một tình yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong văn học Việt Nam.

“Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.

Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật

thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng

chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng

sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải

chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.

Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự

chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.

Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch

lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.

Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.

“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp

nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc. Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.

Bài thơ “con cò” của CLV:

1. Ý nghĩa biểu tượng hình tượng con cò trong bài thơ: Là hình tượng được khai thác từ ca dao truyền thống Phổ biến với nghĩa ẩn dụ: là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng vui sống và giàu đức tính tốt đẹp.

Trong bài thơ, CLV chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong mối quan hệ với tấm lòng của mẹ và lời ru.

a. Đoạn 1 :

Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con”

“con cò bay la”… “con cò Đồng Đăng” “con cò ăn đêm…cò sợ xáo măng”

Con “còn bế trên tay”, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:

“con cò bay lả bay la…lộn cổ xuống ao”.

Nhưng qua lời ru, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Không chỉ trong lời ru, mà cả trong

“cánh tay nâng” và dòng “sữa mẹ”. b. Đọan 2:

Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và đi cùng con người đến suốt cuộc đời. Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ đã thổi sức sống vào cánh cò, đã chắp cánh cho con cò bay từ trong ca dao để xuất hiện những khung cảnh mới lạ: cò đến bên nôi, cò ngủ với trẻ, cò đi học với bé, và sau này bay vào câu thơ cho con làm thi sĩ. Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa. Cánh cò đồng hành với con người từ tuổi nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

c. Đoạn 3:

Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:

“ dù ở gần con…cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con”

Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:

“con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Câu thơ giàu chất trí tuệ, giàu tính triết lí nhưng không phải là triết lí thuần trí tuệ mà là triết lí của tình yêu từ trái tim.

Thơ CLV thường hấp dẫn người đọc ở chỗ từ xúc cảm mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành triết lí.

Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:

“một con cò thôi…vỗ cánh qua nôi” 2. Đặc sắc nghệ thuật:

a. về thể thơ: sử dụng thể thơ tự do, nhưng nhiều câu

mang dáng dấp thể tám chữ, cho phép tác giả thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh họat. Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hòan toàn gợi âm điệu của lời ru. Tuy nhiên, đây không phải là lời hát thực sự. Giọng thơ còn mang tính suy ngẫm, có cả triết lí làm cho người đọc không bị cuốn hẳn vào điệu ru êm ái mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.

b. Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: CLV đã vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao vào thơ ca. Đó là nơi xuất phát, điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng

tượng của tác giả để sáng tạo nên những hình ảnh mới mẻ, độc đáo, bất ngờ. Những hình ảnh biểu tượng rất gần gũi, quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm.

Một phần của tài liệu Tổng hợp những bài văn hay lớp 9 (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w