Qua 3 mơ hình trên, theo kết quả nghiên cứu có được ở bảng 4.18 cho thấy rằng:
Cổ tức mỗi cổ phần: Hệ số hồi quy tương ứng với biến DPS trong cả 3 mơ
hình đều có mức ý nghĩa đáng kể, hầu như khơng khác biệt ở mức ý nghĩa 1% và mang dấu dương, hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu (β = 3,810437; p < 0,01 trong mơ hình 1; β =3,814079; p < 0,01 trong mơ hình 2 và ở mơ hình 3 β = 3,165676; p < 0,01). Cổ tức mỗi cổ phần được đại diện bởi DPS có tác động cùng chiều với giá cổ phiếu. Khi tăng cổ tức mỗi cổ phần sẽ làm tăng giá cổ phiếu, có sự tương quan tỷ lệ thuận giữa cổ tức và giá cổ phiếu, hay nói khác đi khi doanh nghiệp thực hiện chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông sẽ làm cho giá trị tài sản cổ đơng tăng theo. Kết quả này hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Shyam Pradhan, R. (2003) và R.Azhagaiah và Sabari Priya.N (2008). Khi tăng lượng chi trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu sẽ làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường.
Lợi nhuận giữ lại mỗi cổ phần: Hệ số hồi quy tương ứng với biến RE trong
cả 3 mơ hình đều có mức ý nghĩa 1% và mang dấu dương, hồn tồn khơng phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Chứng tỏ lợi nhuận giữ lại mỗi cổ phần có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và có sự tương quan thuận. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn này rất kỳ vọng vào sự tăng trưởng trong tương lai của các doanh nghiệp. Thật vậy, trong giai đoạn từ năm 2008-2012, nước ta bị ảnh hưởng bởi suy thối kinh tế tồn cầu, nền kinh trong giai đoạn này hầu như không phát triển hay chỉ phát triển ở mức thấp. Do đó, các nhà đầu tư đều rất mong chờ vào sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp, doanh nhiệp nào có lợi nhuận và giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư được xem là tín hiệu tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp đó trong tương lai, nên kết quả sau khi nghiên cứu đã nói lên đều đó.
Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của Shyam Pradhan, R. (2003), nếu các công ty giữ lại phần lợi nhuận nhiều hơn thu nhập cổ tức, giá thị trường của cổ phiếu có thể giảm. Nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gul, S. và Sajid, M. (2012), lợi nhuận giữ lại có ảnh hưởng nhưng khơng đáng kể trên giá trị thị trường của cổ phiếu.
Tỷ số giá trên thu nhập của cổ phiếu (năm trước): Hệ số hồi quy tương ứng với biến (PE)it-1 trong mơ hình 2 khơng có mức ý nghĩa và mang dấu dương, đều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về kỳ vọng dấu, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Tỷ số giá trên thu nhập của cổ phiếu của kỳ trước sẽ khơng có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hiện tại.
Giá thị trường của cổ phiếu năm trước: Hệ số hồi quy tương ứng với biến
(MPS)it-1 trong mơ hình 3 đều có ý nghĩa thống kê tại mức1% và mang dấu dương, hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Khi giá cổ phiếu của kỳ trước cao sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu kỳ hiện tại và có sự tương quan tỷ lệ thuận với nhau.
42,39% và 42,78% lần lượt ở các mơ hình 1, 2 và 3). Trong mơ hình 3, có R2 điều chỉnh là 0,4278 cho biết 42,78% giá trị tài sản của cổ đơng được giải thích bởi các biến trong mơ hình hồi quy. Có thể kết luận rằng mơ hình 3 là thích hợp, chính sách cổ tức có tác động mạnh nhất đến giá trị tài sản cổ đông thông qua biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Shyam Pradhan, R. (2003) và R.Azhagaiah và Sabari Priya.N (2008). Khi tăng lượng chi trả cổ tức trên mỗi cổ phiếu sẽ làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Điều này chứng tỏ việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp, chính sách cổ tức có tác động đến giá trị tài sản cổ đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Nghiên cứu này tìm hiểu mức độ tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông của 196 doanh nghiệp niêm yết tại sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong thời gian từ năm 2008-2012. Đồng thời cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị tài sản cổ đông và việc chi trả cổ tức, phân tích xem mức độ chi trả cổ tức có ảnh hưởng như thế nào đến tài sản cổ đông. Trong nghiên cứu đã sử dụng nhiều hồi quy và phương pháp hồi quy từng bước để kiểm tra tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản của cổ đông trong 196 doanh nhiệp được niêm yết trên sàn HOSE và HNX khoảng thời gian liên tục 05 năm (từ năm 2008- 2012), với 980 quan sát được thực hiện. Nguồn dữ liệu nghiên cứu theo dạng bảng và được sử dụng phương pháp nghiên cứu theo dạng mơ hình những ảnh hưởng cố định để thực hiện kiểm định hồi quy các mơ hình hồi quy đa biến. Tác giả đã xem tài sản cổ đông như là một biến phụ thuộc được đo bởi giá thị trường trên mỗi cổ phiếu. Biến giải thích bao gồm cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu, tỷ số giá trên lợi nhuận của mỗi cổ phiếu và giá trị thị trường năm trước của cổ phiếu.
Để xác định tỷ lệ biến thiên được giải thích của biến phụ thuộc, hệ số xác định (R2) đã được thử nghiệm nhờ có giá trị F. Nghiên cứu này chứng minh rằng tài sản của các cổ đông bị ảnh hưởng không đáng kể bởi biến PEit-1, bị ảnh hưởng rất nhiều chủ yếu vào các biến: DPS, RE và MPSit-1. Đặc biệt là biến DPS có tác động rất nhiều vào giá thị trường của cổ phiếu trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng các yếu tố tác động tích cực đến giá trị tài sản của cổ đông là: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu, giá thị trường của cổ phiếu ở năm trước và lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu. Khi giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp tăng thì giá trị tài sản của cổ đơng sẽ tăng lên thông qua
việc tăng giá thị trường của cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng khẳng định rằng chính sách cổ tức có tác động đến giá trị tài sản cổ đông trên sàn HOSE và HNX. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nguyên cứu thực nghiệm trước đây của Shyam Pradhan, R. (2003), R.Azhagaiah và Sabari Priya.N (2008). Đồng thời cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lintner (1956) và Trần Thị Hải Lý (2012), thông qua việc khảo sát quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã phân tích khái qt về tình hình chi trả cổ tức của các DNNY trong thời gian qua, để từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể hơn về tình hình chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trên thị trường. Qua đó, cũng xác định việc chi trả cổ tức cho cổ đông là rất cần thiết, nhằm giúp cho ban quản lý doanh nghiệp có quyết định theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào cho phù hợp để tăng lợi ích cho nhà đầu tư
5.2. Đề xuất chính sách
Kết quả hồi quy cho thấy chính sách cổ tức của doanh nghiệp có tác động đến giá cổ phiếu, đến tài sản cổ đông. Khi ra quyết định chi trả cổ tức, thì vấn đề doanh nghiệp quan tâm nhất sẽ là chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức sẽ làm tăng hoặc giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường hay gián tiếp làm cho giá trị tài sản cổ đông tăng lên hay giảm xuống. Do đó theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp trên thị trường. Để giúp cho doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả, cần thực hiện một số chính sách sau:
- Doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức thường xuyên ổn định, nhất quán, tránh gây ra những thay đổi đột ngột trong chính sách cổ tức, gây ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp trong dài hạn.
- Tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù doanh nghiệp đang có cơ hội đầu tư tốt.
- Nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn, đảm bảo sự ổn định, nhất quán của chính sách cổ tức ngay cả khi trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an tồn là một chính sách có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định của cổ đông, vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những như cầu bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
5.3. Đóng góp và hạn chế của đề tài 5.3.1. Đóng góp 5.3.1. Đóng góp
Đề tài đã xây dựng mơ hình lượng hố để đánh giá sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đơng. Qua đó, cho thấy rằng chính sách cổ tức của doanh nghiệp có tác động vào giá trị tài sản cổ đông trên sàn chứng khoán Việt Nam.
5.3.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiêp theo
Do hạn chế về nguồn lực, thời gian và dữ liệu thu thập được, nghiên cứu chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố khác có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu và có chi phối đến mức độ tác động của yếu tố chính sách cổ tức đến giá trị tài sản cổ đông. Vấn đề nội sinh trong mơ hình 3 chưa được đề cập giải quyết. Những nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét đến yếu tố này. Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa đưa phương thức chia cổ tức bằng bằng cổ phiếu có tác động gián tiếp như thế nào đến giá trị tài sản cổ đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Kim Yến và Thân Thị Thu Thủy, 2008. Thị trường chứng khoán. Hà Nội:
Nhà xuất bản thống kê.
2. Cafef, 2013. Dữ liệu. <http://s.cafef.vn/du-lieu.chn>. [Ngày truy cập: 16 tháng 8 năm 2013].
3. Cổ phiếu 68, 2013. Công ty niêm yết. <http://www.cophieu68.com>. [Ngày truy cập: 16 tháng 8 năm 2013].
4. Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2013. Dữ liệu lịch sử. <http://priceboard.fpts.com.vn/user/stock/lich-su/>. [Ngày truy cập: 30 tháng 8 năm 2013].
5. Công ty cổ phần chứng khoán FPT, 2013. Dữ liệu.
<http://ezsearch.fpts.com.vn/Services/EzData/default2.aspx?s=3>. [Ngày truy cập: 30 tháng 8 năm 2013].
6. Đinh Phi Hổ, 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu
thực tiễn trong kinh tế phát triển-Nông nghiệp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đơng.
7. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản thống kê.
8. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển. Tạp
chí Phát triển & Hội nhập, số 14(24), trang 40-46.
9. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2013. Tổ chức phát hành. <http://hnx.vn/web/guest/dang-niem-yet>. [Ngày truy cập: 08/8/2013].
10. Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, 2013. Niêm yết. <http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx>,
<http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/SymbolDetail.aspx?type=S&MCty =....>. [Ngày truy cập: 08 tháng 8 năm 2013].
11. Stockbiz, 2013. Thị trường. <http://www.stockbiz.vn/MarketCalendar.aspx>. [Ngày truy cập: 16 tháng 8 năm 2013].
12. Trần Thị Hải Lý, 2010. Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam- Nguyên nhân và một số giải pháp. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 5, trang
18-25.
13. Trần Thị Hải Lý, 2012. Quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam về chính sách cổ tức với giá trị doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 4 (14), trang 13-20.
TIẾNG ANH
1. Ahmed, H., Javid, A., 2009. The Determinants of Dividend Policy in Pakistan,
International Research Journal of Finance and Economics, Issue 29, p. 110-125
2. Asghar, M., Ali Shah, S., Hamid, K. , and Tahir Suleman, M. , 2011. Impact of Dividend Policy on Stock Price Risk: Empirical Evidence from Equity Market of Pakistan, Far East Journal of Psychology and Business. Vol 4 No 1 July 2011 3. Bayezid Ali, M. and Ahmed Chowdhury, A., 2010. Effect of Dividend on Stock Price in Emerging Stock Market: A Study on the Listed Private Commercial Banks in DSE. International Journal of Economics and Finance. Vol. 2, No. 4; November 2010.
4. Black, F., & Scholes, M. S., 1974. The Effects of Dividend Yield and Dividend Policy on Common Stock Prices and Returns. Journal of Financial Economics, 1, 1-22.
5. Damodar Gujarati and Dawn Porter, Basic Econometrics, Fifth Edition,
McGraw Hill, 2011
6. Hashemijoo, M. and Mahdavi Ardekani, A. , 2012. The Impact of Dividend Policy on Share Price Volatility in the Malaysian Stock Market. Journal of
7. Ho, H, 2002. Dividend policies in Australia and Japan. International Advances in Economics , 2 (9), P.91-100.
8. Lintner, J., 1956. Distribution of Income of Corporations among Dividends, Retained Earning and Taxes, American EconomicReview. V46, p.97-113
9. Maina Waithaka, S. , Karanja Ngugi, J. , and Jonah Kipkogei, 2012. Effects of dividend policy on share prices: A case of companies in Nairobi Securities Exchange. Prime Journal of Business Administration and Management (BAM).
Vol. 2(8), pp. 642-648, August 23rd , 2012
10. Pani, U. , 2008. Dividend Policy and Stock Price Behaviour in Indian Corporate Sector: A panel data approach Social Science Research Network . August 11,
2008
11. Petros Jecheche, 2012. Dividend policy and stock price volatility: a case of the Zimbabwe stock exchange. Journal of Finance & Accountancy; Jun2012, Vol.
10, P.1
12. R.Azhagaiah and Sabari Priya.N, 2008. The Impact of Dividend Policy on Shareholders’ Wealth. International research Journal of Finance and Economics, Issure 20 -2008, p.180-187.
13. Ramu Ramanathan, 2002. Introductory econometric with application, published
by Harcourt College Publishers, Fifth edition, ISBN: 0-03-034342-9.
14. Rashid, A., & Rahman, A. Z., 2009. Dividend Policy and Stock Price Volatility: Evidence from Bangladesh. Journal of Applied Business and Economics , P. 71- 81.
15. Sajid Gul, Muhammad Saji and Nasir Razzaq, 2012. The Relationship between Policy and Shareholder’s Wealth. Economics and Finance Review. April 2012,
p.55-59.
16. Shyam Pradhan, R., 2003. Effects of Dividends on Common Stock Prices: The Nepalese Evidence, Social Science Research Network, May 13, 2009.
(nguồn: http://www.stockbiz.vn/)
STT Mã chứng khoán Tên tổ chức niêm yết Ngày niêm yết KL niêm yết Mệnh giá (đồng)
1 ACB NHTM cổ phần Á Châu 11/21/2006 936,492,964 10,000
2 BBS CTCP VICEM Bao bì Bút Sơn 12/28/2005 4,000,000 10,000
3 BCC CTCP Xi măng Bỉm Sơn 11/24/2006 95,661,397 10,000
4 BHV CTCP Viglacera Bá Hiến 11/21/2006 1,000,013 10,000
5 BTS CTCP Xi măng VICEM Bút Sơn 12/5/2006 109,056,192 10,000
6 BVS CTCP Chứng khoán Bảo Việt 12/18/2006 72,233,937 10,000
7 C92 CTCP Xây dựng và Đầu tư 492 11/19/2007 2,400,000 10,000
8 CIC CTCP Đầu tư và Xây dựng Cotec 12/29/2006 4,635,062 10,000
9 CID CTCP Xây dựng và Phát triển Cơ sở hạ tầng 7/14/2005 1,082,000 10,000
10 CJC CTCP Cơ điện Miền Trung 12/14/2006 2,000,000 10,000
11 CMC CTCP Đầu tư CMC 12/11/2006 4,561,050 10,000
12 CTB CTCP Chế tạo bơm Hải Dương 10/10/2006 2,758,680 10,000
13 CTN CTCP Xây dựng cơng trình ngầm 12/20/2006 6,958,345 10,000
14 DAC CTCP Viglacera Đông Anh 9/20/2006 1,004,974 10,000
15 DAE CTCP Sách giáo dục tại Tp. Đà Nẵng 12/28/2006 1,498,680 10,000
16 DCS CTCP Đại Châu 12/17/2007 34,772,988 10,000
17 DHI CTCP In Diên Hồng 12/4/2006 2,628,042 10,000
18 DST CTCP Sách và Thiết bị Trường học Nam Định 10/16/2007 1,000,000 10,000
19 EBS CTCP Sách giáo dục tại TP, Hà Nội 12/21/2006 10,219,484 10,000
20 HCC CTCP Bê tơng Hịa Cầm - Intimex 12/24/2007 3,670,522 10,000