CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Tình hình cho vay vốn của các Ngân hàng:
Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tồn tỉnh có 187.362 khách hàng cịn dư nợ trong lĩnh vực nơng nghiệp nông thôn, với tổng giá trị dư nợ là 12.142.589 triệu đồng. Trong đó, cho vay ngắn hạn là 7.099.462 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 5.043.127 triệu đồng, cung cấp cho 8 chương trình, mục đích vay như: cho vay chi phí sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp; cho vay sản xuất công thương nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Kiên Giang, 2014).
Với số liệu khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, chia mục đích vay vốn của chủ hộ thành 02 nhóm: nhóm mục đích sản xuất kinh doanh nơng nghiệp (gồm sản xuất nơng nghiệp, mua máy móc thiết bị nơng nghiệp, kinh doanh) có 70 hộ, với tổng
dư nợ cho vay: 4.470 triệu đồng và nhóm mục đích tiêu dùng (gồm vay vốn sử dụng vào mục đích mua sắm hàng tiêu dùng, khám chữa bệnh, học hành, và mục đích tiêu dùng khác) có 80 hộ, với tổng dư nợ cho vay: 2.214 triệu đồng. Với kết quả này cho thấy, mặc dù số hộ vay vốn sử dụng vào mục đích tiêu dùng nhiều hơn những hộ vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp nhưng tổng dư nợ vay tiêu dùng thấp hơn tổng dư nợ vay sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, điều này cho thấy những hộ vay vốn sử dụng vào mục đích tiêu dùng được vay với số tiền ít hơn những hộ vay vốn sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh nơng nghiệp.
Hình 4.2. Mục đích vay vốn của chủ hộ
Nguồn: Số liệu tự khảo sát thực tế năm 2014