CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích thống kê mô tả
4.1.1 Phân tích các biến
Mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng bảng, gồm 187 cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2013 trong đó có 101 cơng ty niêm yết ở Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và 86 cơng ty niêm yết ở Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội (HNX).
Đồ thị 4.1: tỷ suất sinh lời trung bình của các danh mục qua các năm từ 2008-
2013
Dựa trên đồ thị trên ta nhận thấy, giai đoạn năm 2009 là giai đoạn tỷ suất sinh lời trung bình của các danh mục đều dương và tăng cao so với năm 2008. Năm 2009 được xem là năm thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi mạnh sau khủng hoảng kinh tế, cả hai chỉ số Vn-Index và HNX-Index đều tăng cao hơn 50% trong giai đoạn này. Trên thị trường thế giới trong giai đoạn này các chứng khoán đều tăng cao so với giai đoạn
-0.06 -0.04 -0.02 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 2008 2009 2010 2011 2012 2013 SH SL BH BL
khủng hoảng tài chính trước đó, các chỉ số bậc mạnh cùng với sự phục hồi mạnh mẻ của các nền kinh tế.
Thời kỳ sau đó từ năm 2010 đến 2011, ta thấy TSSL của các danh mục thấp và có thời điểm TSSL âm, đây là thời kỳ thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục lao dốc do ảnh hưởng của tình hình kinh tế như: lạm phát gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ của Chính phủ; lợi nhuận các cơng ty sụt giảm do sự giảm nhu cầu của người tiêu dùng nhất là trong lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng; tiền gửi tiết kiệm trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với lãi suất tiền gửi từ 18-20%; tâm lý nhà đầu tư đối với hệ thống ngân hàng bất ổn do nợ xấu gia tăng.
Thời kỳ từ năm 2012-2013, TSSL của các danh mục hầu như dương và có xu hướng tăng. Điều này chủ yếu là do ảnh hưởng các thông tin tốt cho thị trường được công bố từ đầu năm 2012 góp phần cũng cố lịng tin của nhà đầu tư với thị trường chứng khốn như: thơng tin Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 3 văn bản thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam; sự ra đời của chỉ số VN30-Index; động thái cắt giảm lãi suất nhanh và mạnh; kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều. Các thông tin này khiến VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% trong vòng 5 tháng so với cuối năm 2011 và trở thành một trong những TTCK tăng ấn tượng nhất trên thế giới.
Bảng 4.2: Bảng thống kê TSSL của 4 danh mục trong giai đoạn 2008 đến 2013
(Đơn vị tính: lần)
Obs Mean Std.Dev Min Max
SH 66 0.0203095 0.1080937 -0.2056306 0.3822188
SL 66 0.012177 0.1103414 -0.2038297 0.4367192
BH 66 0.0129538 0.101137 -0.1761309 0.2806484
(Ghi chú: Tác giả tính tốn dựa trên dữ liệu về giá hàng tháng và số cổ phiếu đang
lưu hành được thu thập thơng qua báo cáo tài chính đã được kiểm tốn)
Bảng 4.1 cung cấp các thông số thống kê mô tả liên quan đến 4 danh mục bao gồm: TSSL trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Trong đó, đáng chú ý nhất là tỷ suất sinh lời trung bình của danh mục SH và danh mục BH có giá trị trung bình cao nhất (2,03% và 1,29%) so với các danh mục còn lại trong khoản thời gian nghiên cứu. Điều này cho thấy danh mục có tỷ lệ BE/ME cao có TSSL cao hơn (danh mục SL và danh mục BL có TSSL trung bình thấp hơn (1,21% và 1,24%)).
Nhận xét: trong giai đoạn nghiên cứu, nhìn chung TSSL của các danh mục đều dương, tuy nhiên có sự khác biệt về TSSL giữa các danh mục được sắp xếp theo quy mô và giá trị sổ sách khác nhau. Điều này cho thấy trên thị trường chứng khốn Việt Nam có sự tồn tại của phần bù rủi ro liên quan đến các nhân tố rủi ro là quy mô công ty và giá trị sổ sách trên giá thị trường.