2. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC
2.5.2. Phần mềm Netop School
• Netop School là phần mềm hỗ trợ giảng dạy và quản lý lớp học của công ty Netop A/S Đan Mạch (trước đây là công ty Danware). Đối tượng sử dụng Netop School là GV và HS. GV có thể sử dụng Netop School để giảng bài, minh họa thực hành, giám sát màn hình máy tính của HS, thông báo, nhắc nhở HS, điều khiển máy tính HS, cho HS làm bài kiểm tra, …. HS sử dụng phần mềm để theo dõi bài giảng và hướng dẫn của GV, làm bài kiểm tra, phản hồi ý kiến, thực hiện các yêu cầu từ phía GV, …. Ngoài ra, Netop School còn giúp cho việc quản lý phòng máy được tập trung, dễ dàng và hiệu quả hơn.
• Chức năng của phần mềm Netop School:
o Giảng bài: GV có thể sử dụng Netop School kết hợp với phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint (hoặc các phần mềm soạn
giảng khác) để giảng bài thay cho việc sử dụng máy chiếu. HS có thể nghe GV giảng bài và theo dõi nội dung bài giảng ngay trên màn hình máy tính của mình.
o Trình diễn minh họa: Netop School cho phép GV hướng dẫn HS thực hành bằng cách minh họa các thao tác ngay trên màn hình máy tính của HS. Bằng cách này HS có thể thấy được cụ thể từng thao tác hướng dẫn của GV.
o Quản lý lớp học: Netop School là công cụ đắc lực cho GV trong việc quản lý lớp học. GV có thể theo dõi các hoạt động của HS ngay trên màn hình máy tính của mình, có thể thông báo, nhắc nhở HS, trao đổi bằng lời (tiếng nói) với HS, điều khiển máy tính HS (tắt, mở, khởi động lại, đóng/mở một chương trình, …)
o Tổ chức kiểm tra đánh giá: Với Netop School, GV có thể soạn đề kiểm tra và tổ chức cho HS kiểm tra trên máy. Sau khi kết thúc kiểm tra, GV có thể biết ngay kết quả làm bài của HS và HS có thể nhìn thấy điểm số ngay trên màn hình của mình. Bài làm của HS được lưu trữ lại để sử dụng về sau nếu cần.
o Chức năng làm việc theo nhóm (Workgroup) cho phép GV tạo ra 1 nhóm để HS tham gia và GV có thể chỉ định 1 máy HS nào để làm phụ tá (Assistant). Khi được chọn làm phụ tá, máy của HS này có thể sử dụng một số chức năng như của máy GV. Các chức năng học nhóm, hỗ trợ, trao đổi và thảo luận giữa HS với nhau của Netop School sẽ tạo nên một môi trường học tập năng động và sôi nổi
o Chức năng kiểm soát Internet và các ứng dụng: chức năng chính sách hệ thống cho phép GV quyết định HS có thể được truy cập vào trang web và ứng dụng nào trong giờ học. Thiết kế bảo mật của Netop School đảm bảo HS không thể phá vỡ sự kiểm soát của GV.
o Một số chức năng khác: gửi/nhận file từ máy GV đến máy HS, chat nội bộ (giúp GV có thể trao đổi, hướng dẫn với một HS cụ thể nào đó), …
(Về cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm Netop School xem trong [8])
• Một số ví dụ minh họa ứng dụng phần mềm Netop trong dạy học, kiểm tra đánh giá:
o Giảng bài:
- Để sử dụng Netop School làm công cụ giảng bài, trước hết GV sẽ soạn bài giảng bằng bất cứ phần mềm soạn giảng nào (như MS Powerpoint, Violet, …) và lưu trữ bài giảng lại trên máy.
- Khởi động Netop School Teacher (module chạy trên máy chủ của GV) chọn menu Teach chọn Entire Screen sau đó trình chiếu và giảng bài như trên máy chiếu.
o Trình diễn minh họa: Netop School đặc biệt thích hợp cho việc hướng dẫn HS thực hành. Thông qua chức năng trình diễn minh họa (Demostration), GV có thể hướng dẫn HS thực hành trên máy, HS sẽ quan sát các thao tác minh họa cụ thể của GV. Mỗi buổi thực hành, GV có thể dùng chức năng này để làm mẫu các thao tác để HS quan sát và làm theo.
o Tổ chức kiểm tra đánh giá:
Netop School hỗ trợ GV tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các dạng câu hỏi như: trắc nghiệm (một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng), ghép hợp (matching), điền khuyết, sắp xếp thứ tự, …
Netop School cho phép thiết đặt một số tùy chọn khi tiến hành kiểm tra đánh giá như: giới hạn thời gian làm bài (15 phút, 45 phút, …), giới hạn thời gian cho từng câu hỏi, hiện thời gian còn lại khi HS đang làm bài, nhập tên HS khi bắt đầu kiểm tra, nhận kết quả ngay sau khi nộp bài, …
Các bước tổ chức kiểm tra đánh giá sử dụng phần mềm Netop School:
Tạo 1 kỳ kiểm tra mới
Soạn đề và quy định thang điểm cho từng câu
Quy định một số thuộc tính của bài kiểm tra như thời gian làm bài, giới hạn thời gian cho từng câu, …
Tiến hành kiểm tra:
- HS sẽ nhập họ tên và bắt đầu làm bài kiểm tra trên máy cùa mình (GV cũng có thể cho HS nhập số thứ tự thay vì họ tên)
Hình 7a. Màn hình HS nhập tên để bắt đầu làm bài kiểm tra trên Netop School - GV có thể quan sát quá trình HS làm bài ngay trên máy chủ Teacher của mình
Hình 7b. Màn hình theo dõi tiến độ làm bài kiểm tra của HS trên Netop School - Khi làm xong thì HS nhắp chọn Submit (nộp bài), kết quả kiểm tra sẽ hiện ra ngay trên màn hình của HS.
Hình 7c. Màn hình kết quả làm bài của HS trên Netop School
- GV có thể quan sát kết quả làm bài của tất cả HS trên máy chủ Teacher và lưu trữ kết quả lại để sử dụng khi cần.
Hình 7d. Màn hình kết quả làm bài của cả lớp trên Netop School
- GV cũng có thể xuất kết quả làm bài chi tiết của từng HS thành file cho HS tham khảo để biết được đã làm đúng câu nào, sai câu nào.
Hình 7e. Màn hình kết quả làm bài chi tiết của HS trên Netop School
- GV cũng có thể xuất kết quả làm bài dưới dạng file Excel để thống kê số liệu.
Netop School hỗ trợ biên soạn các dạng câu hỏi sau: Ví dụ 1. câu hỏi trắc nghiệm một đáp án đúng
Hình 8a. Màn hình thiết kế câu hỏi trắc nghiệm một đáp án đúng bằng Netop School
Ví dụ 2. câu hỏi trắc nghiệm nhiều đáp án đúng
Hình 9a. Màn hình thiết kế bài tập trắc nghiệm nhiều đáp án đúng trên Netop School
Ví dụ 3. câu hỏi điền khuyết với các từ gợi ý sẵn bằng số ô trống
Hình 10a. Màn hình thiết kế bài tập điền khuyết có các từ gợi ý trên Netop School
Ví dụ 4. câu hỏi điền khuyết với các từ gợi ý nhiều hơn ô trống
Hình 11a. Màn hình thiết kế đề điền khuyết có từ gợi ý nhiều hơn trên Netop School
Ví dụ 5. bài tập sắp xếp thứ tự các ý
Hình 12a. Màn hình thiết kế bài tập sắp xếp thứ tự các ý trên Netop School
Ví dụ 6. bài tập gán nhãn hình ảnh (điền khuyết có hình ành)
Hình 13a. Màn hình thiết kế bài tập gán nhãn hình ảnh trên Netop School
Ví dụ 7. bài tập ghép hợp có hình ảnh
Hình 14a. Màn hình thiết kế bài tập ghép hợp có hình ảnh trên Netop School
Ví dụ 8. bài tập điền khuyết không có từ gợi ý
Hình 15a. Màn hình thiết kế bài tập điền khuyết không gợi ý trên Netop School
Ví dụ 9. bài tập tự luận (trả lời câu hỏi)
Hình 16a. Màn hình thiết kế bài tập tự luận trên Netop School
o Trường hợp GV cần cho HS làm một bài tập có sử dụng các phần mềm khác như : MS Word, Ms Access, MS Paint, … thì có thể dùng chức năng gửi/nhận file (Distribute/Collect hoặc File Manager) để thu bài.
o Một số chức năng khác: GV có thể giám sát các hoạt động của HS để kịp thời điều chỉnh, có thể biết được HS đang mở những ứng dụng nào, có thể tắt/khởi động lại máy tính của HS, …
• Nhận xét:
o Ưu điểm: KTĐG sử dụng Netop School thích hợp cho việc kiểm tra trắc nghiệm (lấy điểm 15 phút, 1 tiết), và tiến hành đồng loạt cho nhiều HS. Thay vì GV phải soạn đề trắc nghiệm và in ra giấy cho HS làm bài, phải chấm và trả bài cho HS thì việc kiểm tra có thể tiến hành ngay trên máy, kết quả làm bài sẽ được biết ngay sau khi nộp bài và kết quả này có thể lưu trữ lại. Netop School hỗ trợ đa dạng các loại câu hỏi.
o Hạn chế: Netop School chưa có giao diện tiếng Việt, chưa hỗ trợ tiếng Việt trong soạn bài kiểm tra. Kết quả làm bài tuy có lưu lại trên máy nhưng không được tổ chức thành cơ sở dữ liệu độc lập để có thể sử dụng lại sau này hoặc để thống kê kết quả làm bài theo từng khối, lớp và không phân loại HS dựa trên kết quả làm bài. Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra còn một số hạn chế như: - Phải chờ tất cả HS nhập thông tin họ tên xong thì kỳ kiểm tra
mới bắt đầu (tức là các HS khác có thể phải chờ một HS nào đó). Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh”, nghĩa là mất thời gian của những HS khác và mất thời gian của cả kỳ kiểm tra.
- Nếu đang làm kiểm tra mà máy tính có sự cố (treo, mất điện) thì HS đó không thể tiếp tục làm bài (phải kiểm tra lại sau khi kỳ kiểm tra kết thúc).
- Phần mềm không cho phép xáo trộn thứ tự các câu hỏi (mặc dù cho phép xáo trộn thứ tự các phương án), điều này sẽ dẫn đến sự trao đổi giữa các HS ngồi gần nhau.
- Đối với một số câu hỏi (dạng sắp xếp thứ tự), có hiện tượng sau nhiều lần chọn lựa (để làm bài), máy tính của HS bị hiện tượng có một cái “bóng” (một lựa chọn của câu hỏi đang làm) luôn hiện lên trên màn hình bài làm, dẫn đến che mất một phần nội dung của câu hỏi khác.
- Thỉnh thoảng máy con bị mất kết nối với máy chủ.