Ví dụ minh họa đề kiểm tra môn Tin học

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 44)

2. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC

2.4.3.Ví dụ minh họa đề kiểm tra môn Tin học

• Đề kiểm tra 1 tiết môn Tin học 11, dạng trắc nghiệm, 45 phút, 25 câu.

g) Mục tiêu đánh giá và mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra

(1) Mục tiêu đánh giá:

Đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS về:

- Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ lập trình Pascal; - Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán;

- Tổ chức vào/ra đơn giản; - Tổ chức rẽ nhánh và lặp.

(2) Mục đích và yêu cầu của đề:

Về kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức của HS về các quy tắc đặt tên biến; - Biết khai báo hằng xâu;

- Viết biểu thức;

- Phân biệt lệnh đơn và lệnh ghép. Về kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức về biểu thức, vào/ra đơn giản, tổ chức rẽ nhánh và lặp.

h) Xác định hình thức đề kiểm tra

i) Khung ma trận đề kiểm tra

Môn: Tin học lớp 11

Thời gian: 45 phút, 25 câu trắc nghiệm

Tên chủ đề Nhận biết (Cấp độ 1) Thông hiểu (Cấp độ 2) Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (Cấp độ 3) Cấp độ cao (Cấp độ 4) Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình • Biết có 3 lớp ngôn ngữ lập trình và các mức của NNLT

• Biết vai trò của chương trình dịch, khái niệm biên dịch và thông dịch

• Biết các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình bậc cao cụ thể

• Phân biệt được tên, hằng và biến. Biết đặt tên chúng Số câu: Số điểm: Tỷ lệ %: 3 1,2 12% 2 0,8 8% 5 2,0 20%

Chương trình đơn giản

• Biết cấu trúc của một chương trình. Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản

• Biết một số kiểu dữ liệu định sẵn

• Nhận biết khai báo sai. Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản

• Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ

• Biết các lệnh vào ra đơn giản

• Biết các bước: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

• Biết một số công cụ của môi trường lập trình cụ thể

• Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một NNLT

• Hiểu được cách khai báo biến. Khai báo đúng

• Hiểu lệnh gán. Viết được lệnh gán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng

• Viết được một số lệnh vào/ra đơn giản

• Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi

• Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi và tính hợp lý của kết quả Số câu: Số điểm: Tỷ lệ %: 5 2,0 20% 7 2,8 28% 12 4,8 48%

Rẽ nhánh và lặp

• Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán

• Hiểu câu lệnh rẽ nhánh và câu lệnh ghép

• Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán

• Hiểu cấu trúc lặp với số lần định trước, cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước

• Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản

• Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, đủ và áp dụng để thực hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản

• Biết cách vận dụng đúng đắn từng loại cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể

• Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp

• Viết đúng các lệnh lặp với số lần định trước, lặp kiểm tra điều kiện trước

• Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản Số câu: Số điểm: Tỷ lệ %: 4 1,6 16% 4 1,6 16% 8 3,2 32%

Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỷ lệ: 10 4 40% 7 2,8 28% 8 3,2 32% 25 10 100% Bảng 3. Ma trận đề kiểm tra trắc nghiệm Tin học 11

j) Câu hỏi, bài tập theo ma trận

Căn cứ vào ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi ở các cấp độ khác nhau trong mỗi chủ đề, người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi trong Thư viện câu hỏi để có nội dung cụ thể của một đề kiểm tra.

Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu Thư viện càng nhiều câu hỏi thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. Khi ra đề cần tránh kiểm tra quá nhiều nội dung trong một thời lượng quá ít.

Nội dung đề kiểm tra:

I) CẤP ĐỘ 1,2 CỦA CHỦ ĐỀ 1

Câu 1. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, chúng được phân thành các mức sau:

A. Ngôn ngữ máy, Ngôn ngữ tự nhiên

B. Ngôn ngữ bậc thấp, Ngôn ngữ bậc trung, Ngôn ngữ bậc cao C. Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ, Ngôn ngữ bậc cao

D. Ngôn ngữ máy, Ngôn ngữ lập trình

Câu 2. Chọn phát biểu SAI khi nói về chương trình dịch:

A. Chương trình dịch là thành phần chính của một ngôn ngữ lập trình bậc cao B. Có 2 loại chương trình dịch là thông dịch và biên dịch

C. Cần có chương trình dịch đề chuyển chương trình nguồn thành chương trình đích D. Trình thông dịch chỉ dịch mỗi lần một câu lệnh của chương trình nguồn sang ngôn ngữ máy

Câu 3. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có các thành phần sau: A. Chữ cái, Từ khóa, Câu lệnh, Đoạn chương trình, Chương trình B. Bảng chữ cái, Cú pháp và Ngữ nghĩa

C. Bảng chữ cái và Văn phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

D. Chữ cái, Chữ số, Dấu câu, Ký hiệu đặc biệt

Câu 4. Biểu diễn nào sau đây không phải là hằng trong Pascal:

A. ABCD B. 1234 C. TRUE D. ‘****’

Câu 5. Tên nào sau đây đặt không đúng quy tắc trong Pascal:

A. _123 B. A_1 C. ___ D. ABC@YAHOO

II) CẤP ĐỘ 1,2 CỦA CHỦ ĐỀ 2

Câu 6. Biến X có thể nhận các giá trị: ‘0’, ‘1’, ‘2’, ‘3’. Khai báo nào sau đây là đúng: A. Var X: byte; B. Var X: integer; C. Var X: char; D. Var X: real;

Câu 7. Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với A nhận các giá trị nguyên trong phạm vi từ 100 đến 200, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất:

Câu 8. Chọn phát biểu nào đúng khi nói về cấu trúc một chương trình Pascal: A. Phần thân của chương trình có thể có hoặc không

B. Một chương Pascal trình có 3 phần: phần đầu, phần thân và phần kết C. Bên trong phần thân của chương trình phải có ít nhất 1 câu lệnh D. Phần thân chương trình bắt đầu là Begin và kết thúc là End.

Câu 9. Trong một ngôn ngữ lập trình bậc cao phải có tối thiểu bao nhiêu loại biểu thức và bao nhiêu loại phép toán?

A. 3 loại biểu thức, 3 loại phép toán B. 4 loại biểu thức, 4 loại phép toán C. 4 loại biểu thức, 3 loại phép toán D. 3 loại biểu thức, 4 loại phép toán

Câu 10. Biểu thức : 25 div 3 + 5/2*3 có giá trị là :

A. 8.0 B. 15.5 C. 9.5 D. 15.0

Câu 11. Để tính Delta khi giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 ta viết như thế nào trong ngôn ngữ lập trình Pascal

A. Delta:=b*b-4*a*c; B. Delta:=b2-4ac; C. Delta=(b*b)-(4*a*c); D. Delta:=SQR(b)-4ac;

Câu 12. Cho x, y, z là các biến kiểu thực, lệnh nào là sai:

A. x:=y+z; B. x+y:=z; C. Readln(x, y, z); D. Writeln(x+y, z:0:2);

Câu 13. Điều kiện để 1 điểm có tọa độ (x,y) nằm trong đường tròn tâm (a,b) bán kính R được viết trong Pascal như sau:

A. (x-a)2 + (x-b)2 < R2 B. (x-a)(x-a) + (x-b)(x-b) <RR;

C. (x-a)*(x-a)+(x-b)*(x-b)<R*R; D. (x-a)*(x-a)+(x-b)*(x-b)<R;

Câu 14. Biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE :

A. (100 > 76) and ('B' < 'A') B. not (49.5 + 2 < 5) or (2 > 4 div 2)

C. (49.5 + 2 < 5) and (2 < 4 div 2); D. 2*(3+5) < 18 div 4*4;

Câu 15. Khi chạy chương trình : Var a, b, c, N : integer; Begin N:=546; a:=N div 100; b:=(N Mod 100) div 10; c:=(N Mod 100) Mod 10; Write(a+b+c); End. Kết quả in ra :

A. 546 B. 5 C. 15 D. 6

Câu 16. Biến X được khai báo là kiểu integer. Lệnh nào sai:

A. X:= round(275/3); B. X:= 210 div 4;

C. X:= ABS(-453); D. X:= SQRT(49);

Câu 17. Xét chương trình Pascal sau: Var x,y: real; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Begin

Write(‘x=’); readln(x); y:=(((x+2)*x+3)*x+4)*x+5; Write(‘y=’,y);

End.

Chương trình trên tính giá trị của biểu thức nào sau đây:

A. y=x+2x+3x+4x+5 B. y=(x+2)(x+3)(x+4)+5

C. y=x4 + 2x3 + 3x2 + 4x + 5 D. y=x2 + 2x +3x +12 +5

III) CẤP ĐỘ 1,2 CỦA CHỦ ĐỀ 3

Câu 18.Cho N là biến kiểu nguyên, chọn câu đúng cú pháp :

A. If N < 10 then write ('Nho hon 10'); else write ('Lon hon 10');

B. If N < 10 Write ('Nho hon 10') else then write (' Lon hon 10 ');

C. If N < 10 then write (' Nho hon 10 ') else write ('Lon hon 10');

D. If N < 10 then N := 10 else N > 20 then write (' N > 20 ');

Câu 19.Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình :

s:=0;

for i:=1 to 10 do s := s+i; writeln(s);

Kết quả in lên màn hình là :

A. 11 B. 55 C. 100 D. 101

Câu 20. Khi chạy chương trình : Var S, i, j : Integer;

Begin S := 0;

for j:= 1 to 4 do S := S + 1 ; End.

Giá trị sau cùng của S là :

A. 0 B. 12 C. 3 D. 4

Câu 21.Xác định giá trị của 2 biến S và i khi thực hiện đoạn chương trình sau: S:=0; i:=1;

While i<=10 do; Begin

S:=S*i; i:=i+2; End;

A. S=i=10 B. S=0; i=11 C. S=0; i=12 D. S=0; i=0

IV) CẤP ĐỘ 3,4 CỦA CHỦ ĐỀ 3

Câu 22.Lệnh nào sau đây in ra màn hình số lớn nhất giữa A và B :

A. If A > B then write(B) else write(A);

B. If A > B then write(A) else write(B); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. If A > B then Readln(A) else Readln(B);

D. If A < B then writeln(A) else writeln(B);

Câu 23.Cho S, i và N>0 là các biến nguyên. Ðể tính S = N!, chọn câu nào :

A. S := 1; For i := 1 to N do S := S * i; B. S := 0; For i := 1 to N do S := S * i;

C. S := 1; For i := 1 to N do S := S * N; D. S := 1; For i:= 1 to N do S := S + i;

Câu 24.Cho S = 12 + 22 + ... + 1002 . Nhóm lệnh nào tính sai Giá trị của S:

A. S:=0; FOR i:=1 TO 100 DO S := S + i*i;

B. S:=0; FOR i:=1 TO 100 DO S := S + SQR(i);

C. S:=0; FOR i:=100 DOWNTO 1 DO S := S + i*i;

D. S:=1; FOR i:=1 TO 100 DO S := S + i*i;

Câu 25.Giả sử các khai báo biến đều hợp lệ. Ðể tính S = 10!, chọn câu nào

A. S := 1; i := 1;

while i<= 10 do S := S * i; i := i + 1;

B. S := 1; i := 1; while i<= 10 do i := i + 1; S := S * i; C. S := 0; i := 1; while i<= 10 do begin S := S * i; i := i + 1; end; D. S := 1; i := 1; while i<= 10 do begin S := S * i; i := i + 1; end;

k) Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Thang điểm: 25 câu x 0,4 điểm = 10 ĐIỂM Đáp án:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

C A B A D C D D A B A B C

14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

B C D C C B B C B A D D

l) Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 35 - 44)