Bài học từ các ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.6 Bài học kinh nghiệm

1.6.1 Bài học từ các ngân hàng trong nước

1.6.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB

Đối với các ngân hàng trong nước gặp rủi ro về thanh khoản nổi cộm nhất là

rủi ro thanh khoản của NHTMCP Á Châu. Không chỉ xảy ra một lần mà còn đến lần hai lần ba. Tất cả hầu hết đều xuất phát từ những tin đồn và các tin liên quan đến thành phần của Ban lãnh đạo ngân hàng. Điều này ít nhiều đúng với khung lí thyết

Trước thời điểm xảy ra tin đồn lần thứ nhất năm 2003, ACB là một trong

những NHTMCP gần như khơng có tai tiếng. Điều đáng quan tâm là tin đồn đã xuất hiện âm ỉ từ thứ hai tuần trước khi sự vụ thực sự xảy ra và đã trở thành xung động “domino" dữ dội, thậm chí đến mức chỉ vì một tin đồn, Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước phải ra tay.

Đầu tháng 10/2003 có tin đồn rằng Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ACB đã

thâm hụt ngân quỹ và bỏ trốn sang Singapore. Tin đồn này tạo tâm lý hoang mang lo lắng cho các khách hàng đang có tiền gửi giao dịch tại ACB. Do đó số lượng

khách hàng đến chi nhánh ngân hàng tại Hồ Chí Minh để rút tiền tăng lên một cách chóng mặt, thậm chí có những khách hàng chưa đến hạn vẫn đến rút và thậm chí là chấp nhận mất lãi khi biết rằng rút trước hạn ngân hàng sẽ khơng trả lãi hoặc nếu có, lãi sẽ rất thấp.

Lo lắng đầu tiên của tất cả những người gửi tiền là khi xảy ra đổ vỡ ngân hàng họ sẽ mất tài sản. Bảo hiểm tiền gửi mức tối đa chỉ 30 triệu đồng nếu ngân hàng bị phá sản. Nhưng trên thực tế, để giữ ổn định tiền tệ, Chính phủ đã cho phép NHNN vẫn thực hiện việc chi trả đầy đủ cho người dân gửi tiền tại NH. Việc này đã từng xảy ra

đối với Ngân hàng Châu Á - Thái Bình Dương, NHTMCP Vũng Tàu, Nam Đơ, Việt

Hoa. Vì vậy, khách hàng khơng cần lo lắng cho số tiền đang gửi tại ACB hay các ngân hàng khác.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, sau khi hỗ trợ cho ACB vay 500 tỉ đồng vào tối 14.10, sáng 15.10 Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục hỗ trợ Á Châu 1.400 tỉ đồng.

Lượng tiền ACB chi trả cho khách hàng, tính đến 15 giờ ngày 15.10, theo ghi nhận

khoảng 520 tỉ đồng. Như vậy, tổng cộng ACB đã chi trả cho người gửi tiền trong hai ngày 14 -15.10 khoảng 1.200 tỉ đồng, kể cả bằng ngoại tệ và vàng. Ngân hàng

nhà nước cho ACB vay dưới hình thức chiết khấu có thời hạn cho các GTCG và cho

vay tái cấp vốn theo các hồ sơ khách hàng vay nhưng chưa đến hạn trả nợ cho ACB.

Đến ngày 16/10/2003, sóng gió đã qua với ACB, mọi giao dịch sau đó trở lại bình thường. ACB thực hiện chiến dịch hoàn lãi cho khách hàng nếu gửi lại và thưởng

cho khách hàng không rút tiền tại ACB trong giai đoạn khó khăn trên. Một tuần sau

đó ngân hàng hoạt động trở lại bình thường và thậm chí cịn đơng hơn trước khi sự

Và lần nữa, sự cố lần thứ hai xảy ra vào tháng 8 năm 2012 có thể nói đây là một cú sốc đáng nhớ của thị trường tài chính Việt Nam nói chung và ACB nói

riêng, khi ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc bị

bắt. Bởi lẽ sau đó thị trường chứng khoản xuống dốc đáng kể và thị trường ngân hàng có vài xáo động. Mặc dù tỉ lệ chiếm giữ tài sản của ông Kiên trong ACB

không nhiều và ông khơng cịn là cổ đơng chiến lược của ngân hàng nhưng trước việc ông Kiên bị bắt dân chúng đã phản ứng với tiền gửi tại ngân hàng.

Trong ba ngày 21-23/08/2013, một số khách hàng của ACB đã tới rút tiền, khiến toàn hệ thống của ACB căng như dây đàn, tìm mọi cách lo huy động tiền mặt

để kịp thời chi trả. Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng có những hỗ trợ tích cực

và áp dụng biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống ngân

hàng nói chung và của ACB nói riêng. Song song với việc đáp ứng chi trả tiền cho

khách hàng, trong ngày 23/8, ngân hàng ACB đã cơng bố chương trình hấp dẫn khi tăng lãi huy động đển khuyến khích khách hàng mới và triển khai chương trình

khuyến khích gửi lại đối với khách hàng đã rút tiền. Theo đó, khách hàng đã rút tiết kiệm nếu gửi lại sẽ nhận được quà tặng, đồng thời khách hàng lỡ rút trước hạn nay gửi lại đến đáo hạn sẽ được ACB giữ nguyên lãi suất như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận được lãi suất khơng kì hạn, đồng thời với các thông tin ngân hàng nhà

nước cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Cũng chính vì vậy mà ngay sau khi

cơng bố chương trình hấp dẫn trên, rất nhiều người dân đã mang tiền gửi trở lại hệ thống ACB. Tuy nhiên trong năm 2012 hoạt động của ngân hàng đã gặp rất nhiều

khó khăn. Và đây có thể xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới kết quả kinh doanh

không mấy lạc quan của ACB trong quý III/2012.

1.6.1.2 Rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Nơng thơn Ninh Bình năm 2005

Theo NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nông Thơn Ninh Bình có vốn

điều lệ ban đầu là 85 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại Phố Lê Hồng Phong – phường

Ngân hàng TMCP Nơng thơn Ninh Bình vì một tin đồn thất thiệt là ngân hàng này đã cho một tên lừa đảo vay số tiền lên đến mấy chục triệu USD và không thu hồi được. Thế là người dân gửi tiền có kì hạn ồ ạt đến ngân hàng rút tiền trước hạn ngày một đông.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Bình phải ra tay cứu trợ, tiếp gần chục tỷ đồng tiền mặt cho ngân hàng TMCP Nơng Thơn Ninh Bình. Đồng thời, Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam đã chính thức họp báo khẳng định kết quả kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi và đảm bảo đủ tiền mặt để chi trả cho các nhu cầu rút tiền của dân nếu Ngân hàng cổ phần Ninh Bình cần đến sự trợ giúp tức thời. Từ đó mới cứu nguy cho ngân hàng thoát khỏi rủi ro thanh khoản trên.

Tuy nhiên, thực chất vụ việc này không xảy ra vì trước đó ngân hàng TMCP Nơng Thơn Ninh Bình đã khơng giải ngân cho tên lừa đảo này vì phát hiện ra người này đã dùng tài sản vay ở một ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)