Đánh giá về hiệu quả hoạt động thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 62 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng quản trị thanh khoản tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.3.3.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động thanh khoản

Bảng 2.10: Chỉ số H3 trạng thái tiền mặt

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tổng tài sản Có 243.785.208 367.712.191 460.420.078 503.530.259 B Tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác 30.072.130 54.530.899 77.592.284 36.197.254 H3= B/A*100% 12,34% 14,83% 16,85% 7,19%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trạng thái tiền mặt của Vietinbank hầu như ln ở tình trạng chấp nhận được. Điều nay cho thấy Vietinbank sẽ ít gặp phải các vấn đề về thanh khoản khi có bất trắc xảy ra. Tuy nhiên hệ số này cao đồng nghĩa vời việc khả năng sinh lợi của Ngân hàng sẽ bị giảm do dự trữ tiền mặt và tiền gửi tại NHNN cũng như TCTD khác nhiều, mà khối tái sản này thì mức sinh lợi thấp mặc dù tính thanh khoản rất cao.

Trong năm 2010 và 2011 có sự gia tăng vượt bậc trong tổng giá trị tài sản có

trong khi tử số của công thức không tăng đáng kể nên chỉ tiêu này tăng bội. Đến năm 2012 do việc hạ DTBB theo quy định của NHNN xuống còn 8% nên tử số

giảm đi đáng kể, kéo theo hệ số chỉ còn lại 7,19%. Việc nắm giữa tỉ lệ này thấp

không đồng nghĩa khả năng thanh khoản q kém vì nó phụ thuộc vào việc ngân

hàng còn nắm giữ bao nhiêu các loại chứng khốn chính phủ, một loại tài sản tính thanh khoản cũng khá cao.

 Chỉ số H4 năng lực cho vay

Bảng 2.11: Chỉ số H4 năng lực cho vay

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tổng tài sản Có 243.785.208 367.712.191 460.420.078 503.530.259

B Dư nợ 163.170.485 234.204.809 293.434.312 333.356.092

H4= B/A*100% 66,93% 63,69% 63,73% 66,20%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Thể hiện năng lực sử dụng vốn của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản tín dụng ln chiếm trên 60% tổng tài sản Có của Ngân hàng. Ngân hàng

đã cố gắng giảm rủi ro tín dụng thơng qua việc tăng giá trị tổng tài sản có ứng với

việc tăng quy mơ dư nợ tín dụng qua các năm. Ví dụ như năm 2010 dư nợ tăng xấp xỉ 44% thì tổng giá trị tài sản Có cũng tăng lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ, tăng xấp xỉ gần 51%

Việc chỉ số này ln trên 60% như bảng tính thể hiện được việc Ngân hàng có khả năng tăng thu nhập rất cao do việc cho vay được nhiều sẽ làm tăng thu nhập của ngân hàng, nhưng đây cũng lại là rủi ro đối với ngân hàng nếu khách hàng không thể trả được nợ hay trả nợ không đúng hạn. Hơn thế nữa, trong một số các tình huống việc cho vay quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận và gây rủi ro. Ví dụ như năm 2009 NHNN thắt chặt tiền tệ, các NHTM để đảm bảo khả năng thanh khoản sẽ tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn tiền gửi, trong khi đó lãi suất cho vay đầu ra

chưa thể tăng. Điều này dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng bị giảm do chi phí đầu

vào tăng mà thu nhập lại chưa thể tăng ngay được. Ngoài ra, khi lãi suất tăng và bất ổn thì có xu hướng hầu hết là gửi ngắn hạn nên ngân hàng đối mặt với sự chênh

lệch về kì hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn, các ngân hàng không huy động

được vốn dài hạn sẽ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, gây mất cân đối

Bảng 2.12: Chỉ số H4 năng lực cho vay của một số NHTM

ĐVT: %

Ngân hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NHTM Nhà nước 1 Agribank 76,54% 78,54% 79,75% 79,42% 2 BIDV 69,63% 69,40% 72,44% 70,12% 3 MHB 50,22% 44,19% 48,55% 64,90% 4 Vietcombank 55,31% 57,50% 62,19% 58,16% NHTMCP 1 ACB 37,14% 42,51% 36,58% 58,32% 2 Eximbank 58,64% 47,55% 44,64% 48,54% 3 MBBank 42,88% 44,51% 42,53% 42,41% 4 VIB 48,29% 44,48% 44,87% 52,12% 5 VPBank 57,41% 42,34% 35,24% 35,98% 6 Techcombank 45,49% 35,22% 35,15% 37,94% 7 DongABank 80,80% 68,59% 67,97% 73,11% 8 Sacombank 57,35% 54,64% 56,68% 65,26% 9 KienLongBank 64,79% 55,50% 47,08% 52,11% 10 Maritimebank 37,37% 27,60% 33,01% 26,33%

Nguồn: báo cáo thường niên của các NHTM và tính tốn của học viên

So sánh các thông số trên bảng 2.11 và 2.12 ta thấy hệ số này cao nhất nằm ở Agribank với các năm luôn xấp xỉ 80% -thể hiện nhu cầu thanh khoản rất cao và yếu kém. Chỉ số năng lực cho vay của Vietinbank tương đương gần bằng với

Sacombank và DongABank, thuộc nhóm có chỉ số xấp xỉ 60% và cao hơn các NHTMCP khác được nêu ra trong bảng tính. Như vậy có thể nói tính thanh khoản

của Vietinbank tuy có cao hơn các NHTM nhà nước nhưng lại thấp hơn hầu hết tồn bộ các NHTMCP được tính.

 Chỉ số H5 – chỉ tiêu tín dụng

Bảng 2.13: Chỉ số H5 – chỉ tiêu tín dụng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tiền gửi khách hàng 148.374.599 205.918.705 257.135.945 289.105.307

B Dư nợ 163.170.485 234.204.809 293.434.312 333.356.092

H5= B/A*100% 109,97% 113,74% 114,12% 115,31%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Chỉ số này càng cao chứng tỏ thanh khoản của ngân hàng càng thấp, điều này chứng tỏ nhu cầu cho vay của ngân hàng cao hơn khả năng huy động vốn, hay lượng tiền cho vay lớn hơn lượng tiền huy động được. Nếu xét về mặt kinh tế thì Vietinbank đã đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên mức độ rủi ro đáng lo ngại. Và ngân

hàng sẽ phải trợ bằng nhiều cách khác cho nhu cầu này của mình bằng cách vay từ các TCTD khác hay vay trên thị trường liên ngân hàng, hoặc xin tái chiết khấu

GTCG từ Ngân hàng nhà nước.

 Chỉ số H6 - chứng khoán thanh khoản

Bảng 2.14: Chỉ số H6 - chứng khoán thanh khoản

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tổng tài sản Có 243.785.208 367.712.191 460.420.078 503.530.259

B

Chứng khoán kinh doanh và chứng khoán sẵn sang

để bán 34.166.535 53.876.585 65.863.670 71.365.849

H6= B/A*100% 14,02% 14,65% 14,31% 14,17%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Ta thấy nguồn chứng khoán dễ dàng quy đổi thành tiền mặt chiếm tỉ trọng luôn > 14% và đều đặn qua các năm, chứng tỏ Vietinbank nắm giữ một tài sản có

hơn tiền mặt, hỗ trợ để đảm bào khả năng thanh khoản nếu rủi ro xảy ra Ngân hàng

có nhu cầu lớn về tiền mặt trong thời gian ngắn. Ngân hàng có thể chủ động được tình hình bởi sự chuyển đổi dễ dàng của các loại chứng khoán đang nắm giữ.

 Chỉ số H7 – cơ cấu tiền gửi

Bảng 2.15: Chỉ số H7 – cơ cấu tiền gửi

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tiền gửi CKH 93.315.064 156.244.235 201.115.715 225.849.936 B Tiền gửi KKH 35.584.000 40.578.728 46.598.614 53.518.068

H7 = B/A*100% 38,13% 25,97% 23,17% 23,70%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Trong năm 2009, khi các NHTM thực hiện lãi suất theo chế độ trần theo thông tư 01/2009/TT-NHNN, vào thời điểm này hầu hết các kì hạn huy động từ 1 tháng đến 36 tháng đều có lãi suất gần chạm ngưỡng 10,5% do những ảnh hưởng

khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào khó khăn, đây là có chính sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ. Lãi suất huy động leo thang

trong năm 2010 và đến thời điểm ngày 26.6.2010, hầu hết các kì hạn huy động đều trên 11%/năm, với mức cao nhất là 11,468%. Sau thời điểm này, lãi suất ồ ạt leo thang vượt qua mức 12% và nhiều kì hạn chạm ngưỡng 13,7%/năm. Sang năm

2011, vào ngày 3/3/2011, NHNN ban hành Thơng tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện

nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có

cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”.

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng nếu thực hiện tự do lãi suất tất yếu dẫn đến

chạy đua lãi suất huy động tiền gửi, chạy đua khuyến mại diễn ra khốc liệt giữa các TCTD để tranh giành các nguồn tiền gửi.

Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp càng tốt cho các NHTM bởi lẽ khi đó ngân hàng khơng phải dự trữ quá nhiều tài sản sinh lời thấp để đảm bảo cho các khoản rút tiền không định trước.

Ở đây có sự đều qua 3 năm gần đây do có sự ổn định về lãi suất trong chính sách điều hành của NHNN. Khách hàng giảm thiểu việc rút tiền để nộp qua ngân

hàng khác hoặc gửi lại chính ngân hàng đó với kì hạn mới, chấp nhận việc hưởng lãi suất KKH cho khoản gửi cũ để bắt đầu một kì hạn mới với mức lãi suất cao hơn.

Trong năm 2009 chỉ số này quá cao do đây là năm đầu tiên sau khủng hoảng, mức

lãi suất trên thị trường biến động liên tục và với biên độ rộng nên khách hàng rút- gửi liên tục, phù hợp với sự biến động tăng của lãi suất, dẫn đến mức dư khơng kì hạn rất cao và giảm dần qua các năm sau. Từ năm 2010 đến nay chỉ số H7 của Vietinbank có chiều hướng giảm dần, điều đó thể hiện được tính ổn định hơn trong

cơ cấu nguồn tiền đầu vào của ngân hàng.

 Tỉ lệ nợ xấu

Bảng 2.16: Tỉ lệ nợ xấu của Vietinbank qua các năm

ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013

Tỉ lệ nợ xấu của Vietinbank 0,61% 0,66% 0,75% 1,47% 2,10% Tỉ lệ nợ xấu toàn ngành

2,50% 2,10% 3,30% 8,83% 4,65%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước

Tỉ lệ nợ xấu cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của các NHTM. Nhìn vảo bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nợ xấu của Vietinbank liên tiếp nhiều năm thấp hơn rất nhiều so với mức nợ xấu của toàn ngành. Nếu như năm 2009 tỉ lệ nợ xấu của Vietinbank là 0,61% trong khi đó tỉ lệ này của toàn ngành là 2,5%, nghĩa là gấp 4 lần mức của Vietinbank. Tương tự như vậy những năm sau tỉ lệ này vẫn như vậy.

Đạt được kết quả đó phần nào nhờ gói hỗ trợ kích cầu nhiều năm của Chính phủ

dành cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, phục hồi và trả nợ dần cho ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 khi gói hỗ trợ khơng cịn thì tỉ lệ này tăng gần gấp đơi, và có chiều hướng tăng tiếp tục tính đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)