6. Kết cấu của đề tài
2.3. Thực trạng tỷ suất sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của
2.3.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi thông qua chỉ số ROA của các NHTM niêm yết
của NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013
2.3.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi thông qua chỉ số ROA của các NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013 niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một biến cố lớn đối với nền kinh tế. Ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với các khó khăn từ thực trạng tình hình kinh
tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. Kể từ sau năm 2008 hoạt động ngân hàng có nhiều biến động ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Hình 2.3: ROA của 8 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTN của các NHTM niêm yết)
Hình 2.9 cho thấy lợi nhuận các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2013. Năm 2009, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 1.71%, tuy nhiên đến năm 2013 thì ROA chỉ đạt 0.92%.
Bảng 2.2: ROA của 8 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2009-2013
(Đơn vị tính: %) Năm Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 ACB 2,08 1,66 1,73 0,5 0,48 EIB 1,99 1,85 1,93 1,26 0,39 STB 1,79 1,50 1,44 0,68 1,38 SHB 1,52 1,26 1,04 1,03 0,65 VCB 1,64 1,50 1,25 1,13 0,99 CTG 1,54 1,50 2,03 1,70 1,40 MBB 2,07 1,95 1,54 1,48 1,28 BID 1,04 1,13 0,83 0,74 0,78
Tỷ suất sinh lợi của 8 NHTM niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013 được thể hiện cụ thể thông qua chỉ số ROA như sau:
So với năm 2008 nền kinh tế chuyển biến theo chiều hướng tích cực, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối, lợi nhuận các ngân hàng năm 2009 được cải thiện và ổn định. Ba ngân hàng thương mại lớn là VCB, CTG và EIB đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn. Chỉ tiêu lợi nhuận ROA cao thuộc về ngân hàng ACB, EIB, MBB lần lượt là 2,08%, 1,99%, 2, 07%.
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Với bối cảnh kinh tế không thuận lợi, ngành Ngân hàng trong nước cũng gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận các ngân hàng đều giảm, nhiều Ngân hàng khơng hồn thành chỉ tiêu kinh doanh. Trong đó ngân hàng ACB có chỉ tiêu ROA giảm mạnh nhất (ROA của ACB năm 2010 là 1,66% giảm 20,19% so với năm 2009).
Năm 2011 lạm phát tăng mạnh buộc Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt tín dụng khiến lãi suất tăng vọt, tuy nhiên lợi nhuận các ngân hàng vẫn tăng do chênh lệch lãi suất cho vay và huy động lớn. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của VietinBank là ROA ở mức rất cao so với trung bình của ngành (ROA của CTG năm 2011 là 2,03% tăng 35,33% so với 2010). Ngoài CTG, ngân hàng đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng là EIB và ACB (ROA của EIB đạt 1,93%, ROA của ACB là 1,73%).
Năm 2012 có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh…Lợi nhuận các ngân hàng suy giảm, trong đó ACB cũng gây nhiều sự chú ý khi ROA năm 2012 0,5%, giảm 246% so với 2011. Ngân hàng này đã ngậm phải “quả đắng” từ lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại hối với khoản lỗ ghi nhận đến 1,864 tỷ đồng, đầu tư chứng khốn cũng góp phần lỗ hơn 200 tỷ đồng trong khi dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn gấp đơi ở mức gần 490 tỷ đồng. CTG là ngân hàng có chỉ số ROA 1,7% cao nhất trong năm 2012. Đây cũng là ngân hàng duy nhất vượt 9% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 7.500 tỷ đồng.
Năm 2013 hoạt động của các ngân hàng năm cũng có những dấu hiệu tốt nhưng vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định như chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện do tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao; Hiệu quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập – chi phí tồn hệ thống thấp do chênh lệch giữa lãi suất đầu ra – đầu vào giảm, trong khi trích lập dự phịng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút. Tỷ suất sinh lời trước thuế năm 2013 trên vốn ROE và tổng tài sản ROA cũng khơng cải thiện nhiều, trong khi đó chi phí hoạt động bỏ ra cho các kế hoạch đầu tư tăng trưởng phát triển mạng lưới hoạt động và nhân sự tiếp tục tăng.
Hầu hết các ngân hàng niêm yết có lợi nhuận suy giảm trong năm 2013. Tuy nhiên CTG vẫn là ngân hàng đạt tỷ suất sinh lợicao nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết, ROA đạt 1,4%. Mặc dù so với năm 2012, lợi nhuận vẫn cịn suy giảm. Trong khi đó, gây bất ngờ nhất là tỷ suất sinh lợiEIB đứng cuối cùng trong nhóm ngân hàng niêm yết, ROA chỉ đạt 0,39%.