6. Kết cấu của đề tài
4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ
4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt
Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước. Thơng qua vai trị của Ngân hàng Nhà nước, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
Ngân hàng Nhà nước cần phát huy những kết quả và nỗ lực đã đạt được, nâng cao năng lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động và linh hoạt nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống để tạo niềm tin cho nhân dân, cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc ổn định giá trị đồng tiền, quản lý tốt thị trường vàng, ngoại hối sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp tục đẩy mạnh việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tín dụng với nơng nghiệp, nơng thơn, hỗ trợ ngư dân.
Ngân hàng Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách đảm bảo cho hệ thống ngân hàng được hoạt động thuận lợi, an toàn và hiệu quả. Thực tế cho thấy hành lang pháp lý ở lĩnh vực ngân hàng còn nhiều bất cập, do đó Ngân hàng nhà nước cần xây dựng khung pháp lý về hoạt động ngân hàng một cách công khai, minh bạch và công bằng nhằm tạo cho các ngân hàng thương mại được bình đẳng trong cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và các chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hình thành mơi trường lành mạnh, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thương mại và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cần rà soát, đánh giá những cơ chế liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, tránh tạo lỗ hổng để một số cá nhân lợi dụng sơ hở của pháp luật trục lợi, gây ảnh hưởng đến hoạt động ngành ngân hàng. Đồng thời, xem xét điều chỉnh những quy định tạo mơi trường thuận lợi để duy trì, xây dựng niềm tin cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nước ngồi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với các ngân hàng thương mại có tình hình nợ xấu cao, thanh khoản yếu kém và tình hình tài chính yếu thì Ngân hàng nhà nước nên tiếp tục chỉ đạo cho
sáp nhập và mạnh dạn cho phá sản những ngân hàng yếu kém. Nếu việc sáp nhập, phá sản được thực hiện triệt để sẽ giúp các ngân hàng thương mại hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.
4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, trong quá trình phát triển kinh tế, rất nhiều quốc gia đã từng đối mặt với lạm phát và những tác động không mong muốn của lạm phát.
Để kiểm soát được lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng ở trong nước, tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ như sau:
Thứ nhất, thực hiện đồng bộ các giải pháp cả về tài chính, tiền tệ, giá cả và các
giải pháp bổ trợ khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa 2 cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, tiền tệ, giá cả, là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Đảm bảo phát huy ảnh hưởng tích cực lẫn nhau giữa các công cụ, giảm thiểu những tác động trái chiều, triệt tiêu lẫn nhau giữa cơng cụ tài chính và cơng cụ tiền tệ.
Thứ hai, tái cơ cấu đầu tư đảm bảo phát triển các ngành then chốt chủ đạo tăng
tính chủ động cho nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp, tạo đà tăng trưởng bền vững; tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm chủ yếu, sản phẩm xuất khẩu chủ đạo, giảm nhập siêu, giảm tác động của giá cả nước ngoài đến lạm phát trong nước.
Thứ ba, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, hiệu quả. Tăng cường quản lý
thu ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm chi, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ cơng.
Thứ tư, hồn thiện cơ chế quản lý giá, đảm bảo kiểm soát được giá cả các mặt
hàng thiết yếu, vật tư, nguyên liệu chiến lược; chống độc quyền, lũng đoạn thị trường.
Thứ năm, xác định khn khổ điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với từng
giai đoạn nhằm kiềm chế lạm phát. Hồn thành mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ.