1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm cơng tác quản trị có ảnh hưởng lớn đến QTRRTD, một cán bộ với trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản trị rủi ro sẽ giúp cơng tác quản trị có hiệu quả, giảm thiểu được RRTD có thể xảy ra, ngược lại những cán bộ thiếu kinh nghiệm có thể bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo rủi ro. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy QTRRTD cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác QTRRTD tại NH. Một cơ cấu bộ máy hoàn thiện đầy đủ các chức năng và có sự liên kết chặt chẽ với nhau sẽ giúp hoạt động QTRRTD của NH phát huy được hiệu quả, giảm thiểu RRTD. Một hệ thống thông tin và xử lý thơng tin trong q trình quản trị và trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản trị rủi ro, ngược lại một hệ thống lạc hậu, thủ cơng sẽ gây khó khăn cho cơng tác thu thập, tổng hợp, liên kết dữ liệu để xác định mức độ RRTD.
1.2.3.2 Nhân tố khách quan
Các chính sách, quy định của CHÍNH PHủ và NHNN có ảnh hưởng đến QTRRTD. Một hệ thống pháp luật nhất quán hoàn thiện tạo điều kiện cho NH trong q trình cấp tín dụng, theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và xử lý tài sản. Hệ thống
pháp luật lạc hậu, thiếu và yếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động của cả DN, ngân hàng và cho cả hoạt động quản lý giám sát của NHNN.
Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến RRTD và cơng tác QTRRTD của NH, một KH có khả năng tài chính tốt, năng lực quản lý cao, trung thực sẽ giúp loại bỏ phần lớn RRTD cho NH.
1.3 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Phịng ngừa, hạn chế các khoản nợ khơng mong muốn:
- Các NH đều thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế các khoản nợ có vấn đề cũng như nhằm tuân thủ các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.
- NH sử dụng các mơ hình lượng hóa RRTD để tính điểm, xếp loại rủi ro của KH qua đó đưa ra quyết định cấp tín dụng.
- Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình tín dụng hợp lý, có chất lượng, hiệu quả
- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ
- Xây dựng hệ thống cảnh báo RRTD, xác định dấu hiệu các khoản vay có vấn đề để có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu tổn thất.
- Mua các loại bảo hiểm tiền gửi, tiền vay…
1.3.2 Quản lý, xử lý các khoản nợ không mong muốn:
Rủi ro tín dụng là thực tế khơng tránh khỏi đối với hoạt động tín dụng NH, do đó NH cần phải quản lý và xử lý nó một cách hiệu quả với chi phí và tổn thất thấp nhất.
- Thực hiện phân loại nợ có vấn đề, phân tích ngun nhân và tìm hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Nếu do nguyên nhân khách quan, NH có thể sử dụng chính sách hỗ trợ KH, giúp KH vượt qua giai đoạn khó khăn, cịn trong trường hợp do nguyên nhân chủ quan, KH lừa đảo, khơng có thiện chí trả nợ, NH lập tức kiện ra tịa, thanh lý tài sản và thu hồi nợ.
- Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ theo đúng quy định của NHNN.
- Bán nợ cho các TCTD khác hay cho công ty Quản lý và khai thác nợ VAMC để thu hồi vốn nhanh, tăng khả năng thanh khoản cho tài sản của NH đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc kiện tụng và thanh lý tài sản.
1.4 Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ƣớc quốc tế 1.4.1 Hiệp ƣớc Basel I (1988) 1.4.1 Hiệp ƣớc Basel I (1988)
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã phê duyệt văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I). Ban đầu Basel I áp dụng cho các ngân hàng quốc tế thuộc nhóm 10 nước phát triển, sau đó trở thành chuẩn mực chung toàn cầu và được áp dụng trên 120 quốc gia. Mục đích của Basel I là củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
- Tiêu chuẩn của Basel I:
(1) Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính tốn theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
(2) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3.
Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phịng được cơng bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ cơng bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các cơng ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại khơng cơng bố; Dự phịng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phịng thất thu nợ chung; Cơng cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các cơng ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.
Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 khơng được q 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phịng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm lợi thế kinh doanh (goodwill).
(3) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia 0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này.
- Những thiếu sót của Basel I: Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên hữu ngày càng tăng của các NHTM và đến năm 1996, Basel I đã được sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Mặc dù vậy, Basel I vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế cơ bản của Basel I là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro hoạt động (khơng có u cầu vốn dự phịng rủi ro hoạt động). Ngồi ra, cịn một số điểm hạn chế khác, như: không phân biệt theo loại rủi ro, không có lợi ích từ việc đa dạng hóa…
1.4.2 Hiệp ƣớc Basel II (2006)
Basel II có hiệu lực từ tháng 12/2006 nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương án quản trị rủi ro tiên tiến hơn, nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Basel II hoàn thiện hơn trong việc xác định tỷ lệ an toàn vốn, đưa ra các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hồn tồn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.
(2) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “cơng cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ
cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 ngun tắc của cơng tác rà sốt giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.
(3) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải cơng khai thơng tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Như vậy, cùng với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và từ đó sẽ giảm thiểu được rủi ro. (Theo NHNN)
1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở các ngân hàng thƣơng mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Quý 4 năm 2007, khi nợ dưới chuẩn bùng phát, lợi nhuận của 5 NH đầu tư lớn ở phố Wall giảm hơn một nửa, CEO của Merrill và Citigroup mất việc thì CEO của Goldman Sachs lại kiếm được khoản thù lao rất lớn là 67,9 triệu đô la, điều này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử phố Wall.
Ngày 17/9, Goldman cơng bố bản báo cáo tài chính q 3 cho thấy, lợi nhuận thuần của quý này là 810 triệu USD (chuyển đổi sang lợi nhuận cho mỗi cố phiếu là 1,81 USD), giảm 71% so với cùng kỳ và là mức giảm theo quý lớn nhất kể từ khi NH này tiến hành IPO vào năm 1999. Cho dù vậy, so với mức dự báo lợi nhuận là 1,71 USD/cổ phiếu của các chuyên gia phân tích tài chính thì tình hình của Goldman vẫn cịn khả quan.
Chính cơ chế quản lý rủi ro theo phương thức đối tác và văn hoá tập thể khá bảo thủ của Goldman đã giúp họ phòng tránh khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Đối với những DN khác, rủi ro chỉ là việc riêng của bộ phận quản lý rủi ro cịn Goldman lại có hẳn một hệ thống quản lý rủi ro đặc thù, “bộ phận kinh doanh của Goldman chính là phịng tuyến ngồi cùng của quản lý rủi ro. Goldman có một mơ hình quản lý rủi ro riêng. Nhờ đó, Goldman có được một tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tương đối khách quan, định tính và định lượng. Theo thời gian, hệ thống rủi ro này khơng ngừng tích luỹ kinh nghiệm và hồn thiện dần. Đến nay, cơng ty này đã xây dựng được chế độ xem xét trách nhiệm nghiêm ngặt, đánh giá tồn diện rủi ro thơng qua Uỷ ban quản lý đông đảo. Cuối mỗi ngày làm việc, các nhân viên của Goldman đều cho chạy một mơ hình quản lý rủi ro trên máy tính của họ, đem tồn bộ những nhân tố tiêu cực có thể phát sinh trên khắp thế giới vào mơ hình này rồi kiểm nghiệm xem tình hình ra sao, nếu tình hình khơng lạc quan, họ sẽ sửa đổi ngay chính sách.
Ở Goldman, bộ phận quản lý rủi ro ngang hàng với bộ phận giao dịch, giao dịch phải thông qua sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro và tại Goldman, đạt được vai trị tốt nhất. Nhờ đó, Goldman có thể có được kết quả như ngày nay.
1.5.2.1 Bối cảnh kinh tế Hàn Quốc:
Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, với một nền kinh tế yếu kém, vốn dựa quá nhiều vào việc mở rộng thị trường và vay mượn, nhà đầu từ nước ngoài ào ạt rút vốn khỏi thị trường dẫn đến khủng hoảng tín dụng trầm trọng tại Hàn Quốc.
Tính đến cuối tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính của Hàn Quốc lên tới 118 nghìn tỷ Won (18% tổng dư nợ), chiếm tới 27% GDP; trong đó, 50 nghìn tỷ Won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68 nghìn tỷ Won cịn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao. 1.5.2.2 Biện pháp xử lý:
- Thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation- KAMCO) và phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu được tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư.
- Xử lý các khoản nợ xấu có nguy cơ vỡ nợ cao bằng 2 biện pháp: Buộc các TCTD phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các KH trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp; Để KAMCO mua lại một nửa các khoản nợ xấu.
- Phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế: áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC, tiêu chuẩn phân loại nợ được thắt chặt. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999.
- Huy động nguồn vốn qua phát hành trái phiếu. Khoản tiền huy động này