2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank
2.3.2 Thực trạng xử lý rủi ro tín dụng tại Eximbank
Nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu do đó các năm qua Eximbank rất chủ động trong việc đưa ra và tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống, cụ thể như:
- Điều chỉnh chính sách tín dụng theo hướng tăng cường tập trung quyền phán quyết về Hội sở, giảm thẩm quyền phê duyệt khoản vay đối với chi nhánh, hạn chế cấp tín dụng đối với các khoản vay đảm bảo bằng hàng hóa, khoản phải thu, vay tín chấp.
- Tăng cường kiểm sốt dịng tiền của KH, u cầu KH cung cấp báo cáo định kỳ khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho kết hợp thường xuyên xuống công ty, xuống kho để kiểm tra hàng hóa cả về số lượng và chất lượng.
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh, sở giao dịch, kiểm tra kiểm sốt chéo tồn bộ quy trình để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và rủi ro đạo đức.
- Đánh giá lại các khoản vay, đưa các khoản vay về đúng với nhóm nợ và mức độ rủi ro, từ đó tiến hành trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ.
- Đối với các KH khơng có khả năng chi trả thì nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ thủ tục khởi kiện ra tòa.
- Đối với các KH vẫn đang hoạt động nhưng tình hình khó khăn như các DN sản xuất giấy, thức ăn chăn nuôi, gạo, tiêu, điều, vải… thì Eximbank kiểm sốt hàng tồn kho và khoản phải thu của KH, hỗ trợ KH tìm kiếm đầu ra, xem xét tiếp tục giải ngân trên cơ sở Eximbank nắm được nguồn thu KH. - Chấm dứt tình trạng cho vay đáo nợ tại các chi nhánh, cảnh báo trên toàn hệ
thống và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Trích lập dự phịng đầy đủ và sử dụng dự phòng để xử lý một số khoản nợ xấu, đồng thời tiếp tục theo dõi thu hồi nợ.
- Tính đến 31/12/2013, Eximbank đã bán cho VAMC 934 tỷ nợ xấu. Bên cạnh đó, Eximbank vẫn tiếp tục theo dõi khoản vay, đôn đốc KH trả nợ.
Nhờ thực hiện tích cực và đồng bộ các giải pháp như trên, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank vẫn giữ được nợ xấu ở mức dưới 2% qua các năm.
Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu này được tính theo quyết định 493 của NHNN chứ chưa phải theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế Basel II, điều này cho thấy tính chính xác của con số chưa cao, nếu tính theo thơng lệ quốc tế, con số nợ xấu của Eximbank có thể cao hơn và gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của Eximbank. Do đó cần phải QTRRTD hướng theo chuẩn mực quốc tế để có cái nhìn tồn diện, trung thực hơn về tình hình QTRRTD và nợ xấu của Eximbank, từ đó có giải pháp phù hợp cho hoạt động QTRRTD của Eximbank trong thời gian tới.