Thảo luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trợ cấp đến hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (Trang 37 - 41)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thảo luận kết quả hồi quy

Các kết quả hồi quy đơn biến đã giúp kiểm định được các giả thuyết kỳ vọng ban đầu với độ tin cậy tương ứng. Tuy nhiên, trong thực tế không thể tách riêng từng biến để khảo sát do chúng luôn tồn tại và tác động đồng thời đến biến phụ thuộc được khảo sát. Do đó, phân tích hồi quy đa biến là cần thiết để đưa ra một mơ hình dự báo tốt hơn, cung cấp cơ sở cho các can thiệp chính sách.

Tác động của trợ cấp

Kết quả hồi quy cho thấy trợ cấp có quan hệ đồng biến với chi tiêu tư nhân cho R&D. Điều này có nghĩa là, trợ cấp của Chính phủ có tác động kích thích các DN nhận trợ cấp tăng chi phí cho hoạt động R&D, phù hợp mong muốn của chương trình trợ cấp. Cụ thể, về mặt trung bình thì nếu nhận thêm 1% trợ cấp trực tiếp từ Chính phủ thì DN sẽ chi cho R&D nhiều hơn khoảng 13% (xem Bảng 4.1). Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết quả của một số nghiên cứu trước đây như của Aerts (2008), Claussen (2009), Guellec và Van Pottelsberghe (2000).

Mặc dù các chương trình trình tài trợ đã cho thấy sự hiệu quả trong việc khuyến khích các DN được tài trợ tăng chi tiêu cho R&D tuy nhiên hiện tại vẫn chưa thể thực sự đánh giá được những “người chiến thắng” đã thực sự được lựa chọn hợp lý hay không. Nguyên nhân là do hiện nay Chính phủ vẫn chưa thể hồn thiện thiết kế hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện của các chương trình tài trợ cho hoạt động R&D. Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá tồn diện và liên tục tính hợp lý của việc lựa chọn DN được nhận tài trợ qua đó hạn chế nguồn thơng tin cung cấp cho các cơ quan tài trợ để hợp lý hóa và định hướng lại các hoạt động hỗ trợ.

Bên cạnh đó, kết quả của hoạt động R&D diễn ra trong các doanh nghiệp Việt Nam tương đối khiêm tốn khi sản phẩm hay quy trình mới chỉ thấy ở cấp độ cơng ty (49%) và thị trường nội địa (39%) và hiếm khi dẫn đến một sản phẩm hay quy trình mới đối với thế giới8. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam hiện không thể tạo ra các sản phẩm hay quy trình hồn tồn mới. Vì

8 Trong các nghiên cứu (quốc tế) tiêu chuẩn về R&D, người ta thường tập trung vào các đổi mới ở cấp độ quốc tế, đặc biệt trong các hoạt động R&D dẫn tới sáng chế mới.

vậy, những dự án R&D có khả năng tạo ra sản phẩm hay quy trình mới đối với thế giới cần được xem là một tiêu chí lựa chọn tài trợ quan trọng của các chương trình tài trợ.

Hình 4-2: Mức độ đổi mới mà các doanh nghiệp R&D hướng tới

Nguồn: CIEM, DOE, GSO (2011).

Doanh nghiệp FDI

Kết quả hồi quy đa biến ở Bảng 4.1 cho thấy rằng doanh nghiệp FDI chi nhiều hơn cho R&D so với các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, về mặt trung bình, các doanh nghiệp có sở hữu nước ngồi chi cho R&D nhiều hơn DN trong nước khoảng 152%. Kết quả này có dấu phù hợp với nghiên cứu của Aerts (2008) nhưng lại ngược với dấu kỳ vọng ban đầu của nghiên cứu. Điều này có thể được lý giải là mặc dù các doanh nghiệp FDI ít được ưu tiên trong các chương trình tài trợ của Chính phủ so với các DN trong nước (xem Phụ lục 12) nhưng lại có nguồn lực tài chính cũng như có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động R&D hơn nên vẫn có khả năng chi cho R&D nhiều hơn so với DN trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng có nhu cầu chi cho các hoạt động R&D nhằm điều chỉnh các quy trình cơng nghệ sẳn có phù hợp hơn với điều kiện sản suất ở Việt Nam. Một nguyên nhân lý giải cho sự kém mạnh dạn của DN trong nước đối với các hoạt động R&D là do có ít sự cộng tác trong nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các viện nghiên cứu cũng như các

47% 39%

2%

Mới đối với DN Mới đối với thị trường Mới đối với thế giới

trường đại học (CIEM, DOE, GSO, 2011). Sự hợp tác nghiên cứu chính là một kênh quan trọng giúp DN giảm thiểu rủi ro, chi phí cũng như thời gian thực hiện các dự án R&D (De Man và Duyster, 20059). Chính sự thiếu hợp tác này làm cho các dự án R&D ở Việt Nam mang nhiều rủi ro gây khó khăn cho các DN trong nước khi muốn tiến hành các dự án R&D trong khi DN nước ngồi có khả năng vượt qua các khó khăn đó nhờ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm.

Tác động của các yếu tố khác

Hệ số hồi quy của biến quy mơ của DN mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% cho thấy về mặt trung bình nếu doanh nghiệp có nhiều thêm 1% lao động thì DN chi cho hoạt động R&D nhiều hơn 21%. Đây là kết quả đúng như dự đoán ban đầu và cũng phù hợp nhiều nghiên cứu trước đây (Aerts, 2008; Aerts và Czarnitzki, 2006). Vì vậy, tỷ lệ các DN vừa và nhỏ lớn trong hệ thống các DN Việt Nam đã phần nào giải thích được nguyên nhân chi tiêu cho R&D của khối DN vẫn còn rất khiêm tốn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các DN trẻ hơn tích cực thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn. Cụ thể, với mức độ tin cậy 99%, về mặt trung bình, DN có số năm hoạt động ít hơn 1% thì chi cho hoạt động R&D nhiều hơn 12%. Kết quả này đúng như dự đoán ban đầu của nghiên cứu và phù hợp với nghiên cứu của Hussinger (2008). Phát hiện này cho thấy nhu cầu mạnh mẽ của các DN trẻ ở Việt Nam trong việc thực hiện nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, nhu cầu này thường bị cản trở bởi sự thiếu kinh nghiệm cũng hạn chế vốn của DN. Do đó, DN trẻ có thể là một kênh có thể nhắm tới nếu Chính phủ muốn thúc đẩy hơn nữa hoạt động R&D.

Hệ số hồi quy của biến PTA có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% ở cả hai lần hồi quy. Kết quả này cho thấy việc DN có ứng dụng sáng kiến hoặc giải pháp kỹ thuật có tác động tích cực đến chi tiêu cho R&D của DN, phù hợp với những dự báo ban đầu. Tác động này cũng đã được chứng minh ở những nghiên cứu trước đây với điển hình là các nghiên cứu của Aerts và Czarnitzki (2004) và của Blanes và Busom (2004).

9 De Man, A., Duysters, G.M., (2005), “Collaboration and innovation: a review of the effects of mergers, acquisitions and alliances on innovation”, Technovation, 25(1377 – 1387).

Kiểm định thống kê

Hệ số hồi quy của 2 biến cơng cụ (xem Phụ lục 12) có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% cho thấy đây là 2 biến cơng cụ thích hợp. Hệ số Cragg-Donald cho thấy 2 biến công cụ được chọn không phải là 2 biến công cụ yếu. Hệ số Hansen có p-value là 0,52, tức là với độ tin cậy 95% có thể khơng thể bác bỏ giả thuyết “2 biến công cụ không tương quan với phần dư”. Với các kiểm định trên, có thể thấy việc nghiên cứu sử dụng 2 biến công cụ trên là phù hợp để xử lý vấn đề nội sinh của biến độc lập trợ cấp trong mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của trợ cấp đến hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)