Phân tích tương quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích tương quan:

Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan mơ hình 1

ROA AR SIZE CR LEV GDP

ROA 1.0000 AR -0.4520 1.0000 SIZE 0.2753 -0.2255 1.0000 CR 0.1706 -0.3144 -0.1991 1.0000 LEV -0.1871 0.1366 0.0986 -0.3748 1.0000 GDP 0.3768 -0.1271 0.1006 -0.0328 -0.0017 1.0000

Nguồn: tác giả tính tốn từ phần mềm Stata

Bảng 4.3: Bảng phân tích tương quan mơ hình 2

ROA INV SIZE CR LEV GDP

ROA 1.0000 INV -0.2037 1.0000 SIZE 0.2753 -0.2047 1.0000 CR 0.1706 0.1240 -0.1991 1.0000 LEV -0.1871 -0.0248 0.0986 -0.3748 1.0000 GDP 0.3768 -0.2180 0.1006 -0.0328 -0.0017 1.0000

Bảng 4.4: Bảng phân tích tương quan mơ hình 3

ROA AP SIZE CR LEV GDP

ROA 1.0000 AP -0.2230 1.0000 SIZE 0.2753 -0.0369 1.0000 CR 0.1706 -0.3332 -0.1991 1.0000 LEV -0.1871 0.4070 0.0986 -0.3748 1.0000 GDP 0.3768 -0.1796 0.1006 -0.0328 -0.0017 1.0000

Nguồn: tác giả tính tốn từ phần mềm Stata

Bảng 4.5: Bảng phân tích tương quan mơ hình 4

ROA CCC SIZE CR LEV GDP

ROA 1.0000 CCC -0.2749 1.0000 SIZE 0.2753 -0.2653 1.0000 CR 0.1706 0.1075 -0.1991 1.0000 LEV -0.1871 -0.0976 0.0986 -0.3748 1.0000 GDP 0.3768 -0.2208 0.1006 -0.0328 -0.0017 1.0000

Nguồn: tác giả tính tốn từ phần mềm Stata

Hệ số tương quan dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến. Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng tiến gần về 1 thì mức độ chặt chẽ càng

cao và càng tiến gần về 0 thì mức độ chặt chẽ càng thấp. Ma trận tương quan chỉ cho biết mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, không cho biết mối quan hệ nhân quả giữa biến độc lập với biến phụ thuộc. Dựa vào phân tích tương quan Bảng 4.2, Bảng 4.3, Bảng 4.4, Bảng 4.5, ta thấy: + Biến SIZE, CR, GDP tác động cùng chiều đến ROA.

+ Biến AR, INV, AP, CCC, LEV tác động ngược chiều đến ROA.

Mối tương quan ngược chiều giữa AR và ROA: phù hợp với quan điểm rằng thời gian

để khách hàng thanh toán các khoản nợ càng ngắn thì doanh nghiệp càng có nhiều dịng tiền để bổ sung cho những hoạt động kinh doanh sắp tới, do đó dẫn đến việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Mối tương quan ngược chiều giữa INV và ROA: một khi số ngày lưu kho tăng sẽ kéo

theo phát sinh các chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,..tăng theo. Do đó, dẫn đến lợi nhuận giảm.

Mối tương quan ngược chiều giữa AP và ROA: có thể được giải thích rằng việc kéo dài

thời gian thanh tốn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp. Khi đó, nhà cung cấp sẽ giảm hạn mức tín dụng hoặc nâng giá bán để hạn chế rủi ro. Doanh nghiệp sẽ mất đi các cơ hội nhận chiết khấu giảm giá từ nhà cung cấp. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ cần thêm nguồn tài trợ khác với chi phí nhất định, hoặc mất thời gian và chi phí để tìm kiếm nhà cung cấp khác. Vì vậy, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp bị giảm sút.

Mối tương quan ngược chiều giữa LEV và ROA: Đa số các doanh nghiệp bất động sản

có Tỷ lệ nợ > 1, thậm chí lên tới 2-3. Điều này cho thấy: tài sản của các doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ và họ có thể cịn gặp khó khăn dù NHNN đã có động thái giảm áp lực siết tín dụng bất động sản. Với đặc thù ngành bất động sản, các

dự án đầu tư thường cần 1 số vốn rất lớn, nhưng đa số doanh nghiệp lại khơng có đủ vốn tự có để đầu tư dự án. Do vậy, việc dùng vốn vay và huy động vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện dự án là không thể tránh khỏi. Nếu các doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính càng nhiều thì sẽ tăng thêm chi phí, dẫn đến khả năng sinh lợi càng thấp và ngược lại.

Mối tương quan cùng chiều giữa SIZE và ROA: điều này cho thấy các doanh nghiệp có

quy mơ tài sản lớn thì sẽ tận dụng tốt hơn các lợi thế để tăng tỷ suất sinh lợi.

Mối tương quan cùng chiều giữa CR và ROA: Doanh nghiệp mà có tỷ số thanh toán

hiện hành tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang quản trị dịng tiền khá hiệu quả, do đó ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp.

Mối tương quan cùng chiều giữa GDP và ROA: Thị trường bất động sản là một trong

những thị trường quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp bất động sản. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất trong sản xuất, nhu cầu về văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại...Thu nhập người dân tăng cao, tăng nhu cầu về nhà ở. Với lượng cầu bất động sản lớn, sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, ta thấy:

+ Các mơ hình nghiên cứu khơng có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình) do các hệ số tương quan có giá trị khá thấp

(cao nhất là 0.4070, chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber (1967) là 0.8).

Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)