CHƯƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy:
4.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định:
Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là khơng nghiêm trọng. Tuy vậy, mơ hình có sự tự tương quan giữa các sai số. Hiện tượng này sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi qui khơng cịn đáng tin cậy. Do vậy, tác giả dùng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (theo Wooldridge (2002)).
Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích: Khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS).
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mơ hình 1
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata
Ta có kết quả như sau:
ROAit = -0.2309 – 0.0169 ARit + 0.0072 SIZEit– 0.0417 LEVit + 3.1766 GDPt + εit Kết quả cho thấy :
+ Biến độc lập AR tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Các biến kiểm sốt SIZE, GDP đều tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA, ngoại trừ biến CR tác động cùng chiều nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
+ Biến kiểm soát LEV tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
Biến AR tác động ngược chiều với ROA, phù hợp với kỳ vọng, phân tích tương quan và các nghiên cứu trước đây. Một sự gia tăng 1 ngày trong kỳ phải thu sẽ dẫn đến một sự giảm đi trong ROA. Khi doanh nghiệp gia tăng khoản phải thu, tức doanh nghiệp đang cho phép khách hàng sử dụng sản phẩm của mình trước khi trả tiền. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro là khách hàng không trả nợ khi đến hạn. Nếu quản trị khoản phải thu không hiệu quả sẽ làm tăng chi phí quản lý cho các khoản phải thu khó địi, phát sinh chi phí cơ hội dẫn đến giảm lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng cách làm giảm số ngày thu tiền từ khách hàng. Lúc này, nguồn tiền doanh nghiệp dồi dào, đủ sức tài trợ các dự án khác góp phần gia tăng lợi nhuận. Chính sách này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro tín dụng khi khách hàng của mình bị phá sản. Phát hiện này cho thấy, chính sách tín dụng càng thắt chặt, cho khách hàng ít thời gian hơn để thanh toán nợ, quản lý tốt việc thu tiền sẽ làm giảm kỳ thu tiền bình quân. Điều này sẽ cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định mơ hình 2
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata
Ta có kết quả như sau:
ROAit = -0.3963 + 0.0104 SIZEit + 0.0035 CRit – 0.0454 LEVit + 3.3273 GDPt + εit Kết quả cho thấy :
+ Biến độc lập INV tác động ngược chiều nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Các biến kiểm soát SIZE, CR, GDP đều tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Biến kiểm soát LEV tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định mơ hình 3
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata
Ta có kết quả như sau:
ROAit = -0.4442 + 0.0110 SIZEit + 0.0032 CRit – 0.0423 LEVit + 3.5086 GDPt + εit Kết quả cho thấy :
+ Biến độc lập AP tác động ngược chiều, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Các biến kiểm soát SIZE, CR, GDP đều tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Biến kiểm soát LEV tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định mơ hình 4
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata
Ta có kết quả như sau:
ROAit = -0.3344 – 0.0076 CCCit + 0.0094 SIZEit + 0.0034 CRit – 0.0486 LEVit + 3.2212 GDPt + εit
+ Biến độc lập CCC tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Các biến kiểm soát SIZE, CR, GDP đều tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
+ Biến kiểm soát LEV tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
Hệ số âm của CCC cho thấy sự rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả này hầu như trùng lắp với các nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Điều này cho thấy việc kiểm sốt dịng tiền hoạt động có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp kết quả của 4 mơ hình nghiên cứu :
Sau khi thực hiện hồi quy 4 mơ hình nghiên cứu, ta có kết quả như sau:
+ Rút ngắn kỳ thu tiền bình quân (AR) thì tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
+ Rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) thì tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: kỳ thu tiền bình quân (AR) và chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê với tỷ suất sinh lợi (ROA) hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều này khá phù hợp với kỳ vọng ban đầu của bài nghiên cứu, phân tích tương quan và hầu hết các nghiên cứu trước đây như : Deloof (2003), Padachi (2006), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007), Raheman và Nasr (2007), Garcia, Martins & Brandao (2011), Enqvist Graham & Nikkinen (2012), Manssori & Muhammad (2012), Golas, Bieniasz
& Kayzer (2013), Nguyen & Tu (2014),...Với thực trạng của ngành bất động tại Việt Nam như hiện nay, sau cơn sốt phát triển bất động sản trong thời gian gần đây nhất vào thời điểm 2007-2008 thì kể từ đó đến nay, thị trường bất động sản vẫn còn trong giai đoạn khó khăn. Cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới, thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mơ, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế nên sự phát triển của thi trường bất động sản có tác động khơng nhỏ đến nền kinh tế. Hiện nay tại Việt Nam, thị trường bất động sản chưa có thị trường vốn đúng nghĩa, tức là còn thiếu dòng vốn trung và dài hạn. Vốn của các doanh nghiệp bất động sản chỉ có 2 nguồn chính: huy động từ khách hàng và các ngân hàng thương mại. Song, chỉ cần nhà băng ngừng cho vay thì chủ đầu tư khơng xoay trở được trong khi huy động dòng tiền của khách hàng cũng không dễ. Điều này rất nguy hiểm cho thị trường. Với đặc thù ngành bất động sản, các dự án đầu tư thường cần một số vốn rất lớn, nhưng đa số doanh nghiệp lại khơng có đủ vốn tự có để đầu tư dự án. Do vậy, việc dùng vốn vay và huy động vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện dự án là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh như vậy, việc sử dụng vốn vay từ ngân hàng trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản không thể tạo ra được dòng tiền khi nhà đất ế ẩm, lãi suất cao, vay vốn khó khăn, áp lực trả lãi vay và nợ gốc ngày càng lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào quản trị các khoản phải thu và kiểm soát chặt chẽ quản trị dòng tiền là điều vô cùng quan trọng. Điều này khá phù hợp với bối cảnh thực trạng như thị trường bất động sản tại Việt Nam như hiện nay. Điều này hàm ý rằng để gia tăng hiệu quả doanh thu và lợi nhuận, thì doanh nghiệp phải thực hiện chính sách rút ngắn số ngày khoản phải thu và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của tiền tức rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt, như vậy thì các doanh nghiệp mới có đủ dịng tiền và nguồn vốn kịp thời đảm bảo vận hành các hoạt động kinh doanh tiếp theo trong bối cảnh các doanh nghiệp đang chịu áp lực chi phí tài chính từ ngân hàng nhưng lại cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, do nghiên cứu trong bài chỉ tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản, nhất là thị trường bất động sản tại Việt Nam lại có nhiều biến động, trải qua các giai đoạn với 3 lần thị trường bất động sản “sốt” và 3 lần thị trường bất động sản “đóng băng” nên khi so với bài nghiên cứu gốc của tác giả A.K.Sharmua & Statish Kumar (2011) thì kết quả hoàn toàn trái ngược. Nhìn chung, bài nghiên cứu gốc có số lượng mẫu quan sát nhiều hơn, nghiên cứu cho 263 doanh nghiệp phi tài chính trong giai đoạn 2002-2008. Bên cạnh đó, sự phát triển của 2 nền kinh tế của hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ có khoảng cách q lớn. Vì vậy, kết quả của bài nghiên cứu gốc có khác so với bài nghiên cứu gốc.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: kỳ phải thanh tốn bình qn và kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình qn khơng có tác động đến tỷ suất sinh lợi. Dù bài nghiên cứu chỉ tập trung vào doanh nghiệp ngành bất động sản nhưng kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Shin và Soenen (1998), Wang (2002) nghiên cứu cho tổng thể các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam hiện nay đang có sự cải thiện tích cực về kết quả kinh doanh. Theo phân tích của các chuyên gia, bên cạnh mức tăng trưởng tăng mạnh đến từ các giao dịch lớn của những doanh nghiệp bất động sản lớn thì phần lớn mức tăng trưởng tốt về kết quả kinh doanh đến từ việc bàn giao những sản phẩm đã phát sinh kinh doanh từ kỳ trước, tức là đến thời hạn bàn giao số lượng lớn các căn hộ cho khách hàng kể từ khi doanh nghiệp ký hợp đồng với khách hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng tăng thu của doanh nghiệp. Với thời gian xây dựng dự án kéo dài và đặc thù ghi nhận doanh thu khi bàn giao sản phẩm, nên các doanh nghiệp bất động sản sẽ có sự cải thiện hơn về kết quả kinh doanh khi nhiều dự án mới đang triển khai trong kỳ hoàn thiện và bàn giao sản phẩm. Bên cạnh đó, tùy vào định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có những kế hoạch tăng trưởng doanh thu khác nhau. Có doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu nhờ vào phát triển trong mảng dịch vụ và mơi giới bất động sản. Ngồi gia tăng mảng dịch vụ,
mối giới bất động sản, thì góp phần quan trọng trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh đó là nhờ tiền từ cổ tức, lợi nhuận được chia, nhờ cắt giảm chi phí hoạt động. Với tình hình thị trường tiếp tục khó khăn, để duy trì hoạt động và trụ lại thị trường thì đây là những chiến lược vô cùng hợp lý nhằm lấy ngắn ni dài. Qua đó cho thấy, để có được tỷ suất sinh lợi, hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang chú trọng vào quản lý các khoản phải thu.
Kết quả bài nghiên cứu cho thấy cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tác động ngược chiều lên tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp ngành bất động sản. Kết quả này tương đồng phần lớn với nhiều cơng trình nghiên cứu khác trên thế giới như Shin và Soenen (1998) nghiên cứu 58.985 công ty trong giai đoạn từ 1975-1994, và kết quả cho thấy có mối tương quan ngược chiều mạnh giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi của công ty; Deloof (2003) nghiên cứu mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính giai đoạn 1992-1996 ở Belgian; Garcia, Martins & Brandao (2011) nghiên cứu 2.974 công ty phi tài chính niêm yết trên 11 TTCK châu Âu giai đoạn 1998-2009 cho thấy các cơng ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm thời gian vốn luân chuyển mà công ty nắm giữ,….. Qua đó, có thể thấy được yếu tố ngành khơng có tác động nhiều trong hoạt động quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp.
Bảng 4.14 : So sánh kết quả bài nghiên cứu với các nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu Mối quan hệ với Tỷ suất sinh lợi
Kỳ thu tiền Kỳ thanh toán Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Kết quả bài - -
nghiên cứu Wang (2002) - - Padachi (2006) - - - Samiloglu và Demirgunes (2008) - - - Deloof (2003) - - - - Lazaridis và Tryfonidis (2006) - - - - Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007) - - - - Raheman và Nasr (2007) - - - - Garcia, Martins & Brandao (2011) - - - - Enqvist, Graham & Nikkinen - - - -
(2012) Manssori & Muhammad (2012) - - - - Golas, Bieniasz & Kayzer (2013) - - - - Nguyen & Tu (2014) - - - -