CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết quả nghiên cứu và một số hàm ý:
5.1.1 Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản, đồng thời xác định mối quan hệ giữa các thành phần vốn luân chuyển như kỳ thu tiền bình quân (AR), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV), kỳ thanh toán (AP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và các chỉ tiêu tỷ số nợ (LEV), tỷ số thanh toán hiện hành (CR), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) với tỷ suất sinh lợi được đại diện bởi ROA. Bài nghiên cứu được thực hiện với mẫu gồm 37 doanh nghiệp ngành bất động sản được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014, hình thành nên dữ liệu bảng với 185 quan sát.
Các nghiên cứu trước đây đều cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Ba thành phần của vốn luân chuyển gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả được quản trị theo những cách khác nhau để tối đa hóa tỷ suất sinh lời.
Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh cho thấy quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chúng tơi cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thu tiền (AR) với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận của mình bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy nhiên, mức độ tác động không lớn.
Kết quả này hồn tồn nhất qn với rất nhiều cơng trình nghiên cứu trước đó, cụ thể như Deloof (2003), Padachi (2006), Lazaridis và Tryfonidis (2006), Garcia-Teruel và
Martinez-Solano (2007), Raheman và Nasr (2007), Garcia, Martins & Brandao (2011), Enqvist Graham & Nikkinen (2012), Manssori & Muhammad (2012), Golas, Bieniasz & Kayzer (2013), Nguyen & Tu (2014),... Tuy nhiên, kết quả này hoàn toàn trái ngược với bài nghiên cứu gốc của tác giả A.K.Sharmua & Statish Kumar (2011).
Ngoài ra, đề tài cũng chứng minh được mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) là tương quan dương; tỷ lệ nợ (LEV) và tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) là tương quan âm, có ý nghĩa thống kê.
Với kỳ thanh toán (AP) và kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) thì nghiên cứu này chưa tìm ra bằng chứng thuyết phục về tác động của chúng lên tỷ suất sinh lợi.
Thông qua các kết quả này, tác giả cung cấp cho các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp cái nhìn cụ thể hơn về mối quan hệ giữa việc quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó các nhà quản lý cần chú trọng đến từng thành phần liên quan đến chu kỳ luân chuyển tiền mặt và giữ các thành phần này ở mức hợp lý nhằm tạo ra giá trị tích cực cho các cổ đông doanh nghiệp.
5.1.2 Hàm ý:
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra gợi ý cho các doanh nghiệp bất động sản như sau:
Nên chú trọng hoạt động quản trị vốn luân chuyển để thể gia tăng lợi nhuận, bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng. Từ những mục tiêu trên doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình các chính sách phải thu, tồn kho và thanh tốn nợ phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với kỳ thu tiền bình qn: nếu DN áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng, thì sẽ tạo 2 tác động đồng thời là làm tăng doanh thu và cũng làm tăng rủi ro kinh doanh. Các
doanh nghiệp bất động sản thường có chính sách bán hàng giao nhà trước trả tiền sau nhằm đạt mục tiêu doanh số. Để chiều lòng khách hàng, khách hàng thường chỉ thanh toán 20%-30% được nhận nhà vào ở ngay, số tiền cịn lại trả góp với lãi suất ưu đãi. Đây là cách bán hàng đi ngược truyền thống, không huy động vốn để xây dự án mà hoàn thiện nhà rồi mới thu. Các doanh nghiệp còn cam kết thuê lại căn hộ trong 2 năm với giá thuê 10-15 triệu đồng/tháng và miễn phí quản lý 12 tháng. Kiểu bán hàng này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước dòng vốn rất lớn để thi công dự án và không được phép trơng chờ vào dịng tiền từ khách hàng để xây dựng. Đây là bài tốn hốn đổi dịng vốn khá nhiều áp lực nếu doanh nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Chủ đầu tư chấp nhận đi vay hoặc tự xoay sở khoản chi phí tài chính cho dự án để thay thế cho phương thức huy động vốn truyền thống từ khách hàng trước đây. Vì vậy, để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu, đồng thời kiểm soát được rủi ro, doanh nghiệp nên theo đuổi chính sách tín dụng chặt chẽ bằng cách rút ngắn thời gian thu tiền khách hàng để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động xây dựng, giảm áp lực các chi phí tài chính, mang về doanh thu và lợi nhuận ổn định. Mặt khác, doanh nghiệp phải thiết kế các kỳ thanh toán tiến độ mua nhà hợp lý, để đảm bảo dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp đồng thời không bị mất các khách hàng tốt. Khi đưa ra một chính sách bán chịu, doanh nghiệp phải tính tốn đến các yếu tố như rủi ro thanh toán chậm từ khách hàng, khối lượng hàng mua và bán cho khách hàng. Tốt nhất nên khuyến khích khách hàng thanh tốn ln một lần thơng qua sự hỗ trợ từ vốn vay ngân hàng, vì vậy doanh nghiệp nên cung cấp một khoản chiết khấu bằng tiền mặt cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc chiết khấu theo khối lượng hàng mua cho những khách hàng sẵn sàng ký hợp đồng mua dài hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có một bộ phận giám sát quản lý các khoản phải thu từ khách hàng để các đợt thanh toán thực hiện đúng tiến độ, giảm thiểu số nợ xấu, giúp tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.