CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC
2.2 Tổng quan về ngành hồ tiêu và xuất khẩu hồ tiêu
2.2.1 Tổng quan về ngành hồ tiêu
- Tình hình sản xuất, thu hoạch hồ tiêu
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất hồ tiêu 6 tỉnh trọng điểm của Việt Nam 2014 Tỉnh thành DT trồng trọt Tỉnh thành DT trồng trọt (Ha) DT thu hoạch (Ha) NS bình quân (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Bình Phước 12.148 8.845 29,3 25.919 Đắk Nông 11.154 8.924 21,4 19.097 Đắk Lắk 12.082 6.178 31,4 19.408 Bà Rịa Vũng Tàu 9.074 7.191 19,8 14.235 Đồng Nai 9.010 7.200 20,1 14.500 Gia Lai 11.245 7.530 36,5 27.497 Khác 8.800 7.250 20,0 14.500 Tổng cộng 73.513 53.118 25,4 135.156
Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Theo các số liệu thống kê trên, diện tích trồng hồ tiêu tại 6 tỉnh trọng điểm ở Việt Nam đã tăng lên đến 73.513 ha vào năm 2014, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 53.118 ha. Năng suất hồ tiêu của Việt Nam khá cao. Nếu tính trên diện tích cho thu hoạch, năng suất dao động từ 20,1 tạ/ha ở Đồng Nai đến 36,5 tạ/ha ở Gia Lai. Nhìn chung, năng suất tiêu Việt Nam khá cao so với nhiều nước trồng hồ tiêu trên thế giới. Với quy mô trồng và năng suất như hiện nay, sản lượng hồ tiêu Việt Nam dao động trên dưới 120 ngàn tấn/năm, tuỳ theo điều kiện thời tiết và sâu bệnh hại.
- Các sản phẩm chính của ngành hàng hồ tiêu Việt Nam
Sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu dưới dạng hạt khơ, có thể là hồ tiêu đen (cịn nguyên vỏ lụa) hoặc hồ tiêu trắng (đã bóc vỏ). Trong đó tiêu đen xuất khẩu chiếm đa số, gần 90% tổng sản lượng xuất khẩu. Tiêu trắng chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng xuất khẩu. Chưa có số liệu thống kê cụ thể về tiêu xanh, tiêu nguyên trái. Hồ tiêu được xuất khẩu chủ yếu để làm gia vị. Hiện Việt Nam chưa dùng hồ tiêu để chế biến sử dụng cho các mục đích khác.
2.2.2 Thị trường hồ tiêu xuất khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Tiêu chí Giá trị (triệu USD) Sản lượng (nghìn tấn)
2012 793,6 116.962
2013 898,3 134.387
2014 1.210,4 156.396
Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế giới 14 năm liền. Trong giai đoạn 2012 – 2014 giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tục tăng trưởng, theo đó, năm 2012 giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 793,6 triệu USD, năm 2013 tăng lên 898,3 triệu USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2012); sang năm 2014 giá trị này tiếp tục tăng lên 1.210,4 triệu USD (tăng 34,7% so với năm 2013).
Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2012– 2014 cũng theo xu hướng tăng trưởng, theo đó tăng từ 116.962 nghìn tấn năm 2012 lên 156.396 nghìn tấn năm 2014.
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu phân theo thị trường của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 Tiêu chí 2012 2013 2014 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Tổng kim ngạch xuất khẩu 793,6 100 898,3 100 1.210,4 100 Mỹ 120,4 15,2 182,8 20,3 278,3 23 Đức 80,4 10,1 80,4 9 108,9 9 Singapore 26,7 3,4 63,7 7,1 104 8,6 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 61,2 7,7 55,3 6,2 68,3 5,6 Hà Lan 58,8 7,4 61,5 6,8 67,2 5,6 Ấn Độ 38,4 4,8 36,2 4 70,1 5,8 Ai Cập 36,5 4,6 25,2 2,8 26,8 2,2 Các nước khác 371,2 46,8 393,2 43,8 486,8 40,2
2012 2013 Mỹ, 15,2% Đức 10,1% Singapore 3,4% Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 7,7% Hà Lan, 7,4% Ấn Độ, 4,8% Ai Cập 4,6% Các nước khác 46,8% Mỹ 20,3% Đức 9% Singapore 7,1% Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 6,2% Hà Lan 6,8% Ấn Độ 4% Ai Cập 2,8% Các nước khác 43,8% 2014 Mỹ 23% Đức 9% Singapore 8,6% Cá c Tiểu vương quốc Ả Rậ p Thống nhất 5,6% Hà La n 5,6% Ấn Độ 5,8% Ai Cập 2,2% Cá c nước khá c 40,2%
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu số một của Việt Nam, với kim ngạch liên tiếp đạt mức tăng trưởng cao, tăng từ 120,4 triệu USD, chiếm 15,2% tổng kim ngạch năm 2012 lên 278,3 triệu USD, chiếm 23% tổng kim ngạch năm 2014, với mức tăng trưởng trung bình đạt 51,7%/năm. Tiếp theo là thị trường Đức cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần, giảm từ 10,1% năm 2012 xuống còn 9% năm 2014.
Bên cạnh thị trường Mỹ và Đức thì các thị trường như Singapore hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Hà Lan, Ấn Độ, Ai Cập … đều là những thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và Đức.
- Chủng loại sản phẩm xuất khẩu
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu phân theo chủng loại sản phẩm của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014
Tiêu chí 2012 2013 2014 Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Tiêu đen 641 80,8 724,5 80,6 1036,5 85,6 Tiêu trắng 152,6 19,2 173,8 19,4 173,9 14,4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 793,6 100 898,3 100 1.210,4 100
Nguồn:Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Về các chủng loại sản phẩm xuất khẩu thì tiêu đen vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta trong những năm gần đây. Năm 2012 trong tổng 793,6 triệu USD kim ngạch xuất khẩu thì tiêu đen chiếm đến 80,8% giá trị, tương đương với 641 triệu USD, sang năm 2013 và 2014 tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu tiêu đen vẫn chiếm ưu thế, lần lượt đạt 80,6% và 85,6% tổng kim ngạch.
Mặt hàng tiêu trắng về sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu nhưng đạt giá trị xuất khẩu tương đối cao. Tính đến năm 2014 giá trị kim
ngạch xuất khẩu của tiêu trắng là 173,9 triệu USD, tương đương với 14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của năm.
2.3 Phân tích mơi trường bên ngồi
2.3.1 Môi trường vĩ mô
2.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hồ tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Các vùng trồng hồ tiêu chính trên thế giới gồm Ấn Ðộ, Indonesia, Malaysia, Sri Lanca, Thái Lan và Việt Nam. Cây hồ tiêu đòi hỏi lượng mưa cao, nhiệt độ khá cao đồng đều và ẩm độ khơng khí cao, đó là kiểu khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng và ẩm, với sự thay đổi không đáng kể về độ dài ngày và ẩm độ khơng khí trong suốt năm. Với những đặc trưng này thì Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi để trồng hồ tiêu. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều, phù hợp và thuận lợi cho cây hồ tỉêu phát triển. Sự thuận lợi về thiên nhiên sẽ giúp gia tăng sản lượng cũng như chất lượng tiêu nguyên liệu.
Tiêu Việt Nam hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, và Đồng Nai, chủ yếu trên nền đất đỏ. Chỉ tính riêng tỉnh Bình Phước đã có diện tích trồng tiêu 12.148 ha, cao nhất cả nước. Vùng trồng tiêu tập trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bổ chủ yếu ở hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai. Trong đó, vùng sản xuất hồ tiêu Chư sê ở Gia Lai có năng suất rất cao, trên 4 tấn/ha. Diện tích trồng tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên cũng khá lớn với khoảng 34.000 ha.
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nổi tiếng nhất là vùng tiêu Quảng Trị, sản phẩm tiêu Cùa của huyện Cam Lộ có chất lượng cao (thơm, cay) được thế giới biết đến, diện tích trồng tiêu tập trung ở khu vực các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh. Ngồi ra cịn phải nói đến Phú Quốc với đặc sản Tiêu Phú Quốc đã nổi tiếng từ lâu đời vì chất lượng tuyệt hảo, có vị thơm và cay nồng và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Các tỉnh khác thuộc các vùng trên có diện tích trồng hồ tiêu ít hơn, và khơng mang tính chất
2.3.1.2 Yếu tố chính trị - luật pháp
Nền chính trị nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có tính ổn định cao, đảm bảo cho sự hoạt động phát triển của các doanh nghiệp, tạo ra tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Việt Nam.
Cùng với chính sách đổi mới, Chính phủ đã đầu tư lớn vào việc xây dụng cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn. Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hồ tiêu đã được ban hành; các tiến bộ về khoa học kĩ thuật về giống, tập quán canh tác, công nghệ chế biến hồ tiêu đã được chú ý đầu tư đến tận hộ nông dân và cơ sở sản xuất. Một số chính sách phải kể đến:
+ Các chính sách về tài chính, tín dụng ưu đãi cho nơng dân và doanh nghiệp trong xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, xây dựng kho chứa… Gói kích cầu hỗ trợ lãi suất vừa qua của Chính phủ đối với ngành nơng nghiệp được đánh giá là khá hiệu quả.
+ Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho mặt hàng hồ tiêu.
+ Chương trình VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) hướng dẫn người trồng tiêu thực hiện quy trình canh tác tốt nhằm tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu chủ yếu như Mỹ, EU, …
+ Chính sách xúc tiến thương mại thơng qua các hội chợ nông nghiệp quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm hồ tiêu. Ðây là chính sách quan trọng nhất nhằm giúp cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam khẳng định rõ vị trí hàng đầu của mình trên thị trường thế giới.
Cây hồ tiêu được Nhà nước xác định là một trong số những cây chủ lực, cây xố đói giảm nghèo, phải được quan tâm đầu tư từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Hồ tiêu là một trong 13 mặt hàng được ưu tiên vay vốn theo quy chế tín dụng ưu đãi xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đang được củng cố để khẳng định vị trí và phát huy vai trị trong việc gắn kết các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, là nơi cung cấp thị trường, xúc tiến thương mại, các hoạt động
dịch vụ về giống, khuyến nông, chuyển giao công nghệ cũng như tư vấn cho chính phủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển cây hồ tiêu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt quy hoạch ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 (1442/QĐ-BNN-TT). Trong đó, chú trọng đến các vấn đề quan trọng về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, về tổ chức sản xuất, khâu tiêu thụ sản phẩm và đầu tư… Điều này sẽ tạo điều kiện cho người nông dân trồng hồ tiêu cũng như doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu có điều kiện thuận lợi để phát triển.
2.3.1.3 Yếu tố kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế của thế giới
Kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau khủng hoảng và có dấu hiệu khởi sắc. Kinh tế thế giới 2014 đã cho thấy tín hiệu phục hồi đến từ những nỗ lực chính sách của các quốc gia kéo dài từ những năm trước. Điểm sáng của năm 2014 là sự hồi phục tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt 2,5%, tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,4%. Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc tập đoàn Economist cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2011 – 2020 sẽ đạt mức trung bình khoảng 3,5%/năm. Trong giai đoạn 2011 – 2015, luồng vốn đầu tư giữa các quốc gia tiếp tục gia tăng và theo sau nó là sự gia tăng của hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia, các khu vực thông qua hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Cũng trong thời kỳ này, các hoạt động kinh tế thế giới có xu hướng dịch chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) biến khu vực này thành một trong những trung tâm kinh tế của thế giới bên cạnh những nền kinh tế đã phát triển như Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), EU…
Kinh tế thế giới tăng trưởng là cơ sở để thương mại toàn cầu giai đoạn 2011 – 2020 tăng nhanh. Theo WTO, giá trị xuất khẩu tồn thế giới dự báo đạt 20 nghìn tỷ USD vào năm 2020 (so với mức 10 nghìn tỷ USD năm 2005). Do kinh tế phát triển, cầu về mặt hàng gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng để phục vụ ngành cơng nghiệp
gia tăng nhanh. Cầu về mặt hàng hồ tiêu được dự báo sẽ gia tăng nhanh ở quy mô thế giới, việc gia tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển và cả các nước đang phát triển. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển (như Ấn Độ, Indonexia, các nước khu vực Trung Đơng…), nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu dự đốn sẽ tăng nhanh hơn ở các nước công nghiệp phát triển do được kích thích bởi yếu tố tập quán, tăng dân số, tăng thu nhập và sự có sẵn các nguồn cung cấp.
* Tình hình kinh tế Việt Nam
Hình 2.3: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tình hình kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 có nhiều biến động, điều này được thể hiện qua giá trị GDP hàng năm. Theo đó năm 2011 GDP của Việt Nam đạt 5,89%. Năm 2012 giá trị này giảm xuống còn 5,25% (giảm 10,9% so với năm 2011). Nhưng sang năm 2013 giá trị GDP nước ta bắt đầu có xu hướng tăng trưởng tốt, đạt 5,42% (tăng 3,2% so với năm 2012). Đến năm 2014, giá trị này tiếp tục xu hướng tăng, đạt 5,98% (tăng 10,3% so với năm 2013). Với tình hình chuyển biến theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế tạo điều kiện và môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, tất nhiên khơng loại trừ công ty cổ phần Cà phê PETEC.
* Yếu tố lãi suất
Lãi suất là một trong những cơng cụ trực tiếp để điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Đa số các doanh nghiệp nói chung, trong quá trình hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc một phần vào vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy, lãi suất đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có cơng ty cổ phần Cà phê PETEC.
Từ giữa năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chủ động, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơng cụ lãi suất nhằm giảm mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp với mức giảm của lạm phát, qua đó tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng nhằm từng bước giảm lãi suất thị trường, NHNN còn quy định trần lãi suất nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu đề ra.
Ngày 28/05/2012, NHNN quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành.Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.
Bước sang năm 2013, lãi suất huy động VNĐ vẫn trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại so với năm 2012. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 5,5-7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5-