Dự báo nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh hồ tiêu tại công ty cổ phần cà phê petec đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC

3.1 Dự báo nhu cầu thị trường

3.1.1 Thị trường trong nước

Mặc dù hồ tiêu là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong đời sống của người Việt Nam, song thực tế mức tiêu thụ hồ tiêu bình quân đầu người của nước ta hiện vẫn ở mức thấp nhất trong số những nước sản xuất hồ tiêu chính của thế giới.

Hầu hết hồ tiêu Việt Nam sản xuất đều phục vụ cho xuất khẩu. Hàng năm, chỉ một lượng nhỏ (khoảng 5%) được tiêu thụ trong nước. Riêng năm 2013, lượng hồ tiêu tiêu thụ trong nước đạt khoảng 5.000 tấn tương đương với lượng tiêu thụ 52gr/người/năm (chiếm 4,2% sản lượng hồ tiêu của cả nước và chỉ bằng khoảng 3,7% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu). Trong khi đó hàng năm Ấn Độ tiêu thụ nội địa khoảng 50% sản lượng hồ tiêu sản xuất ra, con số này của Indonexia là 20%.

Trong những năm gần đây, lượng hồ tiêu tiêu thụ trong nước có tăng nhưng mức tăng không nhiều và trong dài hạn vẫn chưa thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng sản lượng hồ tiêu của Việt Nam.

3.1.2 Thị trường xuất khẩu

250785 260666 249500 257500 274902 295764 220000 230000 240000 250000 260000 270000 280000 290000 300000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 tấn Năm Tổng lượng xuất khẩu

Hình 3.1: Tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới

- Tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu trên thế giới có xu hướng gia tăng trong những năm tới.

Theo dự báo của hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới những năm tiếp theo có xu hướng gia tăng khá nhanh. Theo đó, năm 2013 tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới đạt 249.500 tấn, sang năm 2014 tăng lên 257.500 tấn (tăng 3,2% so với năm 2013); dự tính trong năm 2015 và sang năm 2016 tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới được dự đoán tăng trưởng ở mức 6,8% và 7,6%.

- Thị trường Châu Phi có nhiều tiềm năng: với 40% trong tổng số 1,1 tỷ dân số Châu Phi (Population Reference Bureau, 2013) theo Hồi giáo. Người dân đạo Hồi ở châu Phi sử dụng nhiều gia vị như hồ tiêu trong các bữa ăn, đặc biệt là trong tháng Ramadan và xu hướng này ngày càng tăng. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi còn rất khiêm tốn. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu sang 19 nước châu Phi với tổng kim ngạch 60 triệu USD, trong đó các thị trường lớn nhất là Ai Cập (28,4 triệu USD), Nam Phi (11,8 triệu USD), An-giê-ri (5,1 triệu USD), Tuy-ni-di (4,3 triệu USD), Xê-nê-gan (3,1 triệu USD), Găm-bi-a (1,7 triệu USD). Trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xuất khẩu sang Ai Cập đạt 27,4 triệu USD (tăng 6%), sang Nam Phi đạt 8,7 triệu USD (tăng 19%). Với thương hiệu hồ tiêu Việt Nam ngày càng được khẳng định, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Châu Phi sẽ tăng mạnh trong tương lai.

- Thị trường Nam Á với nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu lớn:

Khu vực Nam Á với dân số 1,7 tỷ người (Population Reference Bureau, 2013) có thói quen sử dụng nhiều hồ tiêu trong món ăn. Đây là cơ hội lớn để ngành hồ tiêu Việt Nam tăng lượng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu vào khu vực này.

Mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các thị trường trong khu vực Nam Á. Tính đến hết năm 2014, xuất khẩu hồ tiêu sang các nước thuộc khu vực Nam Á tăng vọt. Cụ thể, Ấn Độ tăng 185,24%; Pa-kít-xtan tăng

Theo nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của Vụ thị trường Châu Phi – Nam Á – Tây Á cho thấy người dân khu vực Nam Á nói chung, nhất là Ấn Độ nói riêng sử dụng nhiều hồ tiêu trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sản lượng hồ tiêu trong nước của Ấn Độ đang có xu hướng sụt giảm đáng kể. Chính điều này đã tạo ra cuộc chạy đua nhập khẩu hồ tiêu của các thương nhân Ấn Độ và hồ tiêu Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả. Trong 4 tháng đầu năm 2015, Ấn Độ đã nhập khẩu khoảng 3.700 tấn hồ tiêu các loại từ Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới. Mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sản lượng ổn định, mức giá cạnh tranh, chất lượng đảm bảo, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong những năm tới vẫn sẽ giữ vững ngôi vị hàng đầu thế giới, trong đó thị trường Nam Á vẫn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh hồ tiêu tại công ty cổ phần cà phê petec đến năm 2020 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)