7. Kết cấu của đề tài
1.3 Các chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DNNVV của
1.3.1 Các chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DNN
DNNVV của một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Các chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DNNVV của một số nước trên thế giới của một số nước trên thế giới
OECD là tổ chức hiện tại có sự tham gia của 34 quốc gia (gồm các nước như Mỹ; Đức, Úc, Thụy Điển,Nhật Bản, Hàn quốc…), với mục tiêu phát triển chính sách và cải thiện nền kinh tế - xã hội cho con người trên toàn thế giới.
Theo nghiên cứu OECD (2007), ở góc độ nhà nước và cơ quan thuế, có một số chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các doanh nghiệp nhỏ như sau:
kê khai thuế TNDN thường xun. Có bốn loại thuế khốn có thể sử dụng để thay thế thuế TNDN thường xuyên như dựa vào ngành nghề, dựa cơ sở thuế chỉ định, thuế dựa doanh thu gộp, thuế dựa trên doanh thu thuần.
Dựa vào ngành nghề là cách thu thuế một lần thống nhất không quan tâm độ lớn của DN, áp dụng cho một số loại hình kinh doanh có doanh thu thấp như làm tóc, sửa chữa cơ khí…Cách này có ưu điểm đơn giản, chi phí tuân thủ và chi phí quản lý thuế thấp. Tuy nhiên, việc áp dụng thu thuế một số tiền thống nhất, có thể tạo gánh nặng về thuế nếu DN có doanh thu thấp hoặc DN đang trong giai đoạn suy thoái lợi nhuận âm và giảm sự cạnh tranh của các DN doanh thu cao trong cùng ngành. Vì vậy, OECD khơng tìm được quốc gia nào áp dụng cách tính thuế này.
Cơ sở thuế chỉ định là cách tính thuế khốn dựa vào chỉ tiêu thể hiện quy mơ của DN ngồi chỉ tiêu doanh thu hoặc thu nhập như tổng số lao động, diện tích sàn, giá trị hàng tồn kho, số tiêu thụ điện, và những biến số khác có quan hệ với thu nhập. Những chỉ tiêu này khó che đậy hơn so với chỉ tiêu doanh thu hoặc thu nhập, có thể góp phần làm giảm đáng kể chi phí tuân thủ và chi phí quản lý thuế. Tuy nhiên, nó cũng có tác động tiêu cực là khơng khuyến khích DN gia tăng đầu tư, mở rộng diện tích, th thêm nhân cơng…Cách tính thuế này được áp dụng ở Ba Lan, Tây Ban Nha…
Thuế dựa trên doanh thu gộp là cách tính thuế phân biệt trực tiếp quy mô của DN thơng qua doanh thu gộp, tránh sự bóp méo về lợi nhuận. Tuy nhiên, thuế doanh thu không hiệu quả đối với các DN có lợi nhuận cao hơn so các DN khác. Ví dụ, hai DN có cùng doanh thu là 100, lợi nhuận của DN A là 20, trong khi đó lợi DN B là 10, nếu thuế suất của thuế doanh thu là 1% thì có thể thấy DNA chịu thuế suất 25% đối với lợi nhuận và DN B chịu thuế suất 50% đối với lợi nhuận. Vì vậy, nó tạo gánh nặng thuế cho các DN làm ăn không hiệu
quả. Các nước thường áp dụng cách tính thuế này cho các DN có mức doanh thu gộp dưới mức của DN nhỏ. Như ở Mexico, các DN nhỏ không phải hợp nhất với doanh thu dưới 91.200 USD trong năm trước được tính thuế 2% trên doanh thu gộp. NNT có quyền lựa chọn cách này để thay cách tính thuế TNDN thường xuyên, quyết định không thể thay đổi. Ở Ba Lan, thuế suất thuế doanh thu thay đổi tùy theo lĩnh vực kinh doanh của DN như thuế suất 20% cho các nghề tự do; 17% cho lĩnh vực cho thê xe, dịch vụ khách sạn, đại lý; 8.5% cho lĩnh vực dịch vụ….
Thuế dựa trên doanh thu thuần là cách tính thuế dựa trên điều chỉnh doanh thu gộp đối với chi phí của DN. Các chi phí điều chỉnh có khuynh hướng dễ dàng đo lường hơn. Ví dụ, thay vì vốn hóa chi phí, DN được cho phép tính vào chi phí tồn bộ và ngay trong kỳ. Cũng vậy, thay vì yêu cầu phải theo dõi hàng tồn kho, cách tính này cho phép DN khấu trừ trọn gói theo một tỷ lệ trên doanh thu. Cụ thể, tại Áo, cách tính thuế này được áp dụng đối với các DN nhỏ không phải hợp nhất, cơ sở tính thuế dựa trên doanh thu, trừ đi tiền lương, giá vốn của hàng hóa đầu vào và các thuế liên quan (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào), trừ chi phí có thể khấu trừ được tính đơn giản bằng 12% của doanh thu (lớn nhất là 34.317 Đơ la Mỹ). Chế độ tính thuế đơn giản này được áp dụng cho các DN có doanh thu nhỏ hơn một mức quy định và mức này khác nhau cho các ngành nghề kinh doanh, mức thông thường là 288.578 Đô la Mỹ. Khi đã lựa chọn chế độ này, DN bắt buộc áp dụng 5 năm.
Thứ hai, đơn giản hóa hệ thống kế tốn tài chính cho doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống thuế TNDN ở các nước OECD chủ yếu dựa trên cơ sở dồn tích. Tuy nhiên, nhiều quốc gia, áp dụng cơ sở tiền đối với các DNNVV nhằm giảm bớt đáng kể chi phí tuân thủ thuế TNDN. Ở Áo, các DN nhỏ không phải hợp nhất với doanh
kế tốn, chỉ có doanh thu và chi phí cần được báo cáo. Ở Bỉ, các DN có doanh thu khơng bao gồm thuế GTGT dưới 649.950 Đô la Mỹ, được cho phép mọi nghiệp vụ phát sinh được ghi chép trong sổ kho bạc, sổ nhật ký mua và số nhật ký bán hàng. Thêm vào đó, bảng kê tài sản được lập ít nhất một lần trong năm thể hiện số nợ phải thu, nợ phải trả và các nguồn lực trong doanh nghiệp. Ở Tây Ban Nha, khi DN mua sắm tài sản giá trị nhỏ dưới 782 Đơ la Mỹ, có thể tính ngay vào chi phí, nhưng trong kỳ khơng được vượt q 15.630 Đơ la Mỹ. Ở Mỹ, cơ sở tiền cho kế toán được thay thế cơ sở dồn tích đối với các DN có doanh thu trung bình (doanh thu gộp) 3 năm trước dưới 1 triệu Đô la Mỹ, và các DN có doanh thu trung bình lớn hơn 1 triệu Đô la Mỹ và nhỏ hơn 10 triệu Đô la Mỹ nhưng không thuộc ngành thương mại, sản xuất, khai khống, cơng nghệ thơng tin.
Thứ ba, giảm bớt tần suất kê khai cho các doanh nghiệp nhỏ. Cách tiếp cận này có thể làm giảm bớt chi phí tuân thủ thuế, đồng thời làm gia tăng lợi ích về dịng tiền cho DN. Một số nước yêu cầu các DN lớn khai báo thuế TNDN theo tháng nhưng các DNNVV có thể khai báo theo quý, nửa năm hoặc hàng năm. Dòng tiền mà DN giữ lại coi như là một hình thức hỗ trợ cho DN bù đắp việc duy trì việc tuân thủ thuế. Ở Canada, thuế TNDN được giảm bớt tần suất cho các DN nhỏ. Ở Ba Lan, DN có doanh thu khơng vượt 1.039.920 Đô la Mỹ.
Trong một nghiên cứu khác về cách đơn giản hóa thủ tục tuân thủ thuế cho DNNVV của Ủy ban Châu Âu (2007), nghiên cứu này đã chỉ ra một chính sách phù hợp của các nước thực hiện để góp phần giảm bớt chi phí tn thủ thuế TNDN của DNNVV. Một số chính sách của các nước đã và đang áp dụng như sau:
Cung cấp thông tin cho các DN mới thành lập: Ở Đức, cơ quan chức
năng thường mở các buổi hội thảo miễn phí cho các đối tượng đang muốn thành lập công ty, chủ đề của các hội thảo này liên quan đến các vấn đề về thuế như thuế TNDN, thuế GTGT,…Tại buổi hội thảo, các nhà đầu tư tiềm năng có thể trao đổi, tìm hiểu kỹ về các vấn đề thuế khi thành lập DN.
chức cơ quan thuế nhằm quản lý các DN theo quy mô phân biệt giữa DN nhỏ và lớn, để hướng dẫn về thủ tục thuế thường xuyên. Ở Bỉ và Ý, họ thành lập một cơ sở dữ liệu gồm các đầy đủ luật thuế, cập nhật những thay đổi luật thuế, các văn bản pháp lý liên quan…, các đối tượng nộp thuế dễ dàng truy cập vào hệ thống dữ liệu này.
Giải thích về luật thuế và các quy định liên quan: Họ hướng dẫn các
DN về cách xử lý với các nghiệp vụ đã xảy ra, hoặc các nghiệp vụ chưa xảy ra. Thời gian để có câu trả lời cho vấn đề nào đó là từ 3 ngày đến 6 tháng.
Thông tin và hỗ trợ khi có sự thay đổi luật thuế TNDN: các nước
thường sử dụng công cụ internet để thông báo sự thay đổi của luật thuế thông qua email, trang website và tổ chức các buổi hội thảo. Nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN và hồ sơ bắt buộc kèm theo: Các DN
nhỏ được phép nộp hồ sơ khai thuế 1 năm 1 lần thay vì hàng tháng phải nộp tờ khai (ở Ba Lan). Thời hạn nộp tờ khai thuế từ 3 đến 10 tháng sau ngày kết thúc niên độ, và có một số đơn giản hóa trong hồ sơ thuế đối với DNNVV. Ở Phần Lan, họ phân loại các DN mới thành lập và các DN này được hướng dẫn kỹ hơn trong việc thực hiện hồ sơ khai thuế.
Ở góc độ DN, OECD (2010) cũng đưa ra những hướng dẫn liên quan đến việc tin học hóa trong hoạt động kinh doanh và hệ thống kế toán để giảm bớt chi phí tuân thủ thuế, đạt hiệu quả trong chi phí tuân thủ tự nguyện của DN, kiểm soát rủi ro, tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT. OECD hướng dẫn một số nguyên tắc để tin học hóa trong DN và hệ thống kế tốn như sau:
Hịa hợp giữa mục tiêu kiểm soát nội bộ và kiểm soát thuế trong phần mềm kinh doanh và kế toán
Lưu giữ dấu vết kiểm tra để chứng minh các sự kiện, nghiệp vụ, giá trị bằng cách ghi chép lại quá trình từng cá nhân truy cập để ghi chép
sửa số liệu.
Cần có những thủ tục cần thiết để đảm bảo tính tin cậy của việc ghi chép bằng máy.
Tạo điều kiện để kết xuất dữ liệu, sao cho những người khơng chun có thể kết xuất dữ liệu để kiểm tra một cách dễ dàng.
Phần mềm cho phép người sử dụng điền tờ khai thuế để kê khai điện tử.
Thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo tính tin cậy và khả năng đọc hiểu dữ liệu sau một thời gian dài.
Cung cấp nhiều báo cáo khác nhau cho người sử dụng phần mềm. Như vậy, để góp phần giảm bớt chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DN nhỏ, các nước trên thế giới đã có một số biện pháp cắt giảm, những biện pháp này có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp để áp dụng vào Việt Nam nhưng chúng ta vẫn cần nghiên cứu và học hỏi.