7. Kết cấu của đề tài
2.4 Khảo sát thực tế
2.4.4 Kết quả khảo sát
Cuộc khảo sát được thực hiện 2 tháng từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2014 trên các DNNVV trên địa bàn quận 1. Có 100 bảng câu hỏi khảo sát được phát ra, tuy nhiên thu vào chỉ có 68 bảng (tỷ lệ 68%). Trong đó, chỉ có 51 bảng khảo sát đúng đối tượng là DNNVV trên địa bàn quận 1, có 17 bảng khảo sát là của các đối tượng là các DN lớn. Do giới hạn thời gian và nguồn lực nghiên cứu, thêm vào đó kết quả đưa ra mang tính định tính nhiều hơn định lượng, tác giả quyết định dừng
cuộc khảo sát để đánh giá kết quả. Do đó, kết quả thu được dựa trên 51 mẫu khảo sát như sau:
(1) Mô tả chung về đối tượng đã được khảo sát:
Chức vụ trong công ty của người trả lời khảo sát chủ yếu là kế toán (chiếm 78,4%), tiếp theo là ban giám đốc (chiếm 19,6%) và chức vụ khác (chiếm 2%). Điều này dễ hiểu vì việc thực hiện tuân thủ thuế TNDN của DNNVV chủ yếu là do kế toán thực hiện nên kế toán là người am hiểu nhất.
Loại hình kinh doanh của các DN được khảo sát chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 82,4%) và công ty cố phần (chiếm 17,6%).
Ngành nghề kinh doanh: Thương mại dịch vụ (chiếm 68,6%), Xây dựng (chiếm 5,9%), Kinh doanh nhà hàng khách sạn (chiếm 3,9%), Sản xuất (chiếm 3,9%), Vận tải (chiếm 2%), Loại hình kinh doanh khác (8%) như: Quảng cáo ngoài trời, kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư, kiểm tra và phân tích kỹ thuật,…
Số lao động bình quân trong năm: từ 10 người trở xuống (chiếm 45,1%), từ 10 người đến 50 người (chiếm 51%), từ trên 50 người đến 100 người (chiếm 3,9%).
Doanh thu năm 2013: dưới 10 tỷ đồng (chiếm 49%), trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng (chiếm 47,1%), từ trên 20 tỷ đến 50 tỷ đồng (chiếm 3,9%) Như vậy, có thể thấy, các DN trong mẫu đều thuộc đối tượng nghiên
cứu.
(2) Đánh giá gánh nặng của chi phí tuân thủ thuế TNDN đối với các DNNVV, xác định nguyên nhân gây ra chi phí tuân thủ thuế TNDN tăng cao:
Người hồn thành các cơng việc liên quan đến thuế TNDN của các DN được khảo sát chủ yếu nhân viên cơng ty (chiếm 41,2%), dịch vụ kế tốn (chiếm 39,2%) và cả hai (chiếm 19,6%). Số lượng nhân viên cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến thuế ít nhất là 1 người, và nhiều nhất là 3 người, trung bình là 2
người. Trong 51 DN được khảo sát có 20 DN khơng sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi với lý do chủ yếu là cơng ty có đủ chun viên về thuế (16 lựa chọn), tiếp theo là sử dụng dịch vụ ngoài khá tốn tiền (6 lựa chọn) và một số ít cho rằng khơng khó để hồn thành các việc liên quan tới thuế (4 lựa chọn); bên cạnh đó, có tới 30 DN có sử dụng dịch vụ kế tốn bên ngồi, với lý do chủ yếu DN khó có thể theo kịp thay đổi của luật thuế (20 lựa chọn), tiếp theo là lý do thuế là một lĩnh vực chuyên môn (18 lựa chọn) và chỉ có 2 lựa chọn cho lý do khơng có thời gian để làm các vấn đề liên quan thuế TNDN trong nội bộ.
Qua khảo sát cho thấy, các DNNVV trên địa bàn quận 1 chủ yếu phát sinh hầu hết các chi phí tuân thủ thuế TNDN như đã nêu ở mục 2.2.3. Cụ thể trong bảng 2.3:
Bảng 2.3: Chi phí tuân thủ thuế TNDN phát sinh tại DNNVV
Số lựa chọn
Tỷ lệ %
Chi phí tuân thủ thuế TNDN phát sinh
1,00 Chi phí tìm hiểu luật thuế TNDN 44 86.3% 2,00 Chi phí thuê dịch vụ kế tốn bên
ngồi 27 52.9% 3,00 Chi phí th nhân viên kế tốn 32 62.7% 4,00 Chi phí quản lý liên quan như văn
phịng phẩm, chữ ký số... 45 88.2% 5,00 Tiền phạt do chậm nộp tờ khai,
chậm nộp thuế TNDN 27 52.9% 6,00 Các chi phí khác 16 31.4% Kết quả đánh giá các chi phí tuân thủ thuế TNDN phát sinh tại DN theo mức độ từ rất nhỏ đến rất lớn được thể hiện trong bảng số 12 trong phụ lục số 3.
Chi phí tìm hiểu luật thuế liên quan đến thuế TNDN: chủ yếu được đánh giá ở mức vừa phải (65,3%) và nhỏ (24,5%). Có thể do, DN khơng cần bỏ ra nhiều chi phí để tìm hiểu luật thuế TNDN do chi phí để tiếp cận những thơng tin về luật thuế gần như miễn phí.
Chi phí thuê dịch vụ kế tốn bên ngồi: chủ yếu được đánh giá ở
mức vừa phải (72,4%) và theo bảng số 10, số tiền bỏ ra để thuê dịch vụ kế tốn bên ngồi trung bình là 36,432 triệu đồng. Chứng tỏ, các DNNVV chấp nhận chi trả một khoản chi phí thuê dịch vụ bên ngoài để thực hiện việc liên quan đến thuế TNDN. DNNVV thấy được lợi ích mang lại từ việc thuê dịch vụ kế toán bên ngồi nên chấp nhận chi phí này.
Chi phí th nhân viên kế tốn: chủ yếu được đánh giá là ở mức
vừa phải (67,6%); tuy nhiên, vẫn có ý kiến đánh giá chi phí này ở mức lớn (32,4%), vì các DN này muốn theo dõi đúng và chính xác thuế TNDN, họ phải tuyển thêm nhân viên kế tốn, chi phí này tăng cao.
Chi phí quản lý liên quan như văn phịng phẩm, chữ ký số…: chi
phí này được đánh giá là nhỏ (31,9%) và vừa phải (68,1%). Bởi vì, những chi phí này chỉ góp phần hỗ trợ cho hoạt động liên quan đến tuân thủ thuế TNDN nên các DN cho là nhỏ và không đến mức quá lớn.
Tiền phạt do chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế TNDN, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, tiền truy thu thuế TNDN: các DN đánh giá chi phí này ở mức lớn (36,4%) và mức vừa
phải (30,3%). Chứng tỏ, chi phí này đối với DN là khá cao. Những chi phí này phát sinh do những sai sót trong q trình tuân thủ thuế TNDN.
Các chi phí khác: các chi phí khác được đánh giá là lớn (73,7%). Ngồi những chi phí trên, chi phí ẩn khác như chi phí hối lộ cho cơ quan thuế, chi phí đi lại làm việc, chi phí căng thẳng thần kinh….cũng khá là cao, và không cần thiết phát sinh.
được đánh giá chủ yếu ở mức vừa phải. Trong khi đó, tiền phạt do chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế TNDN, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, tiền truy thu thuế TNDN và các chi phí khác được đánh giá là cao.
Về thời gian tuân thủ thuế TNDN, chi tiết việc đánh giá từng thời gian tuân thủ thuế TNDN (xem bảng số 13 phụ lục số 3) như sau:
Thời gian tìm hiểu luật thuế liên quan đến thuế TNDN: Thời gian
bỏ ra cho hoạt động này phần lớn được đánh giá ở mức vừa phải (56%) và mức lớn (34%). Việc các DNNVV đánh giá thời gian bỏ ra cho việc tìm hiểu luật thuế TNDN lớn có thể được giải thích do việc tiếp cận các thông tin và cập nhật thơng tin liên quan về thuế TNDN vẫn cịn tốn khá nhiều thời gian, các DNNVV vẫn phải tốn nhiều thời gian để hiểu được các quy định pháp luật và cũng cập nhật các thay đổi trong luật thuế trễ hơn.
Thời gian để tập hợp các thông tin để điền vào mẫu quy định:
Phần lớn các DN khảo sát đánh giá thời gian bỏ ra cho hoạt động này là nhỏ (24,5%) và vừa phải (61,2%). Tuy nhiên, vẫn có một lượng nhỏ DN cho thời gian cho hoạt động này là lớn (14,3%), có thể do DN tốn nhiều thời gian cho việc tập hợp chứng từ, nhập số liệu vào máy tính và xử lý số liệu, những hoạt động này nếu không được đảm bảo bởi số lượng nhân viên kế tốn có trình độ chun môn, phân công phân nhiệm rõ ràng thì sẽ tốn khá nhiều thời gian, vì những hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chính xác số liệu.
Thời gian để lên phần mềm hỗ trợ kê khai IHTKK: Phần mềm hỗ
trợ kê khai của Tổng cục thuế hiện nay được đánh giá là khá dễ sử dụng, thường xuyên cập nhật thay đổi của luật thuế. Vì vậy, thời gian để các DN sử dụng phần mềm IHTKK này là nhỏ (40,8%) và vừa phải (55,1%).
Thời gian gửi tờ khai thuế qua mạng hoặc nộp hồ sơ bằng giấy:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý thuế, từ ngày 01/07/2013, các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều áp dụng kê khai thuế qua mạng. Điều này góp phần giảm rất lớn chi phí tuân thủ thuế. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 40,8% DN đánh giá ở mức nhỏ và 55,1% DN đánh giá ở mức lớn.
Thời gian để làm tờ khai điều chỉnh thuế TNDN: Trong quá trình
kê khai thuế TNDN sẽ khơng tránh khỏi những sai sót, các DN phải thực hiện việc lập tờ khai điều chỉnh. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện việc này được các DN khảo sát đánh giá là vừa phải (71,4%) và nhỏ (14,3%).
Thời gian để làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý: Với các DN
làm tờ khai theo mẫu 01B/TNDN, do tạm tính theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế theo doanh thu nên thời gian để làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý không lớn lắm. Nhưng với các DN làm theo mẫu 01A/TNDN thì thời gian dành cho công việc này nhiều hơn. Theo khảo sát, vẫn có 20,4% DN cho là thời gian để làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý là lớn.
Thời gian để làm tờ khai thuế TNDN năm: Khác với tờ khai thuế
TNDN tạm tính quý, tờ khai thuế TNDN năm tốn nhiều thời gian hơn, có 69,4 % DN đánh giá thời gian cho hoạt động này lớn. Bởi vì, hồ sơ báo cáo cho TNDN năm là khá nhiều, phức tạp, bên cạnh luật thuế TNDN có sự thay đổi hàng năm, địi hỏi nhân viên kế tốn phải tốn nhiều thời gian hơn.
Thời gian để làm thủ tục miễn giảm gia hạn thuế TNDN: Các DNNVV được khảo sát phần lớn đánh giá thời gian dành cho công việc này là vừa phải (57,8%) và nhỏ (22,2%), chỉ có một số ít (17,8%) đánh giá thời gian dành cho cơng việc này là lớn, có thể do
các DN này không nắm bắt kịp các chủ trương chính sách của nhà nước nên tốn thời gian nhiều cho việc này.
Thời gian thực hiện thủ tục hồn thuế TNDN: Rất ít các DN trả lời câu hỏi liên quan đến việc đánh giá chi phí này, có thể do người khảo sát chưa thực hiện hoàn thuế TNDN. Phần lớn số người khảo sát đánh giá thời gian cho việc này là lớn (34,6%) và rất lớn (23,1%). Thời gian để hỏi thông tin để được giải đáp thắc mắc từ Cơ quan
thuế: Một tỷ lệ lớn DN đánh giá thời gian để hỏi thông tin để được
giải đáp thắc mắc từ cơ quan thuế là lớn (44,7%). Có thể nói, với một số DN khi có một vấn đề liên quan đến thuế TNDN, muốn có câu trả lời thỏa đáng, đầy đủ cho vấn đề đòi hỏi DN phải chờ đợi một thời gian.
Để tóm lại ý kiến đánh giá về thời gian và tiền bạc các DN bỏ ra để tuân thủ thuế TNDN, tác giả đã đưa ra các phát biểu trong câu hỏi số 12 để người được khảo sát đưa ra ý kiến của mình theo 5 mức độ từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hồn toàn đồng ý. Thứ nhất, với phát biểu “Thời gian mà công ty Anh/chị bỏ ra để tuân thủ theo luật thuế TNDN hiện hành là nhỏ”, kết quả trung bình của ý kiến đánh giá là 2,2941; có nghĩa là các DN khảo sát chưa thực sự đồng ý với phát biểu nêu ra, theo họ thời gian mà DN bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN là không nhỏ. Thứ hai, với phát biểu “ Tiền bạc mà công ty Anh/ chị bỏ ra để tuân thủ theo luật thuế TNDN hiện hành là nhỏ”, kết quả trung bình của ý kiến đánh giá là 2,451; có nghĩa là các DN khảo sát chưa thực sự đồng ý với phát biểu nêu ra, theo họ tiền bạc mà DN bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN là không nhỏ (xem bảng số 17 phụ lục số 3). Thêm vào đó, với câu hỏi số 9, đánh giá chung về các chi phí gồm cả thời gian và tiền bạc mà DN bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN, kết quả cho thấy 58,8% DN cho là chi phí này ở mức độ lớn.(xem bảng số 14 phụ lục số 3).
Về nguyên nhân chi phí bỏ ra để tuân thủ thuế TNDN là lớn như vậy, tác giả đưa ra ba nguyên nhân và nhận được các ý kiến tán thành của các DN được khảo sát (xem bảng số 15 phụ lục số 3). Với nguyên nhân “Luật thuế TNDN cịn phức
tạp, chưa có nhiều chính sách hỗ trợ cho các DNNVV”, 84,8% ý kiến tán thành; với nguyên nhân “Cơ quan thuế thực hiện việc quản lý thuế chưa tốt, gây phiền hà cho người dân”, 66,7% ý kiến tán thành; với nguyên nhân “Việc quản trị chi phí tuân thủ thuế TNDN tại DN còn chưa tốt”, 48,5% ý kiến tán thành.
Để xem xét mối tương quan giữa lợi ích và chi phí, tác giả đưa ra trong câu hỏi số 11, một số lợi ích từ việc tuân thủ thuế TNDN. Theo các DN được khảo sát, bảng số 16 phụ lục số 3, có 54,9% chọn lợi ích mà DN nhận được từ hoạt động tuân thủ thuế là cải thiện hiểu biết về lợi nhuận của DN; ngồi ra cịn có các lợi ích khác như cải thiện việc ghi chép sổ sách DN (29,4%), duy trì việc ghi chép chính xác hơn (31,4%), cải thiện hiểu biết về tình hình tài chính và dịng tiền DN (39,2), giúp DN cập nhật thơng tin (31,4%).
(3) Đánh giá tính hiệu quả của những chính sách của Chính phủ nhằm giảm bớt các chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV:
Theo bảng số 18 phụ lục số 3, phần lớn các DN được khảo sát đều cho rằng luật thuế TNDN hiện hành không quan tâm đến việc giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho DNNVV (92,2%). Có 7,8% ý kiến DN cho là có và những chính sách của luật thuế hiện hành nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho DNNVV là các chính sách giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế TNDN cho các DNNVV; giảm thuế suất cho các DNNVV. Về đánh giá tính hiệu quả của những chính sách này, do kết quả trả lời khảo sát khá ít nên khơng thể đưa ra kết luận rõ ràng.
Tuy nhiên, với việc lấy ý kiến phát biểu trong câu 12, tác giả cũng rút ra một số kết quả như sau: trong bảng số 17 phụ lục số 3, cho thấy các DN chưa thực sự đồng ý với phát biểu “Các quy định thuế TNDN hiện hành tạo điều kiện cho DNNVV tuân theo” (kết quả trung bình theo thang đo Likert là 2,6275); các DN cũng chưa thực sự đồng ý với phát biểu “Các quy định thuế TNDN dễ hiểu, không phức tạp” (kết quả trung bình theo thang đo Likert là 2,4706); các DN nghiêng về sự đồng ý với phát biểu “Luật thuế hay thay đổi, khó theo kịp” (kết quả trung bình theo thang đo Likert là 3,7451).
(4) Tham khảo ý kiến của DN về giải pháp để giảm thiểu các chi phí tuân thủ thuế TNDN, tăng lợi ích kinh tế.
Các DN được khảo sát phần lớn đều cho rằng cần thiết phải thay đổi luật thuế theo hướng quan tâm hơn đến DNNVV nhằm giảm bớt chi phí tuân thủ thuế TNDN (92,2%) (xem bảng số 19 phụ lục số 3). Với các giải pháp đưa ra, xem bảng số 20 phụ lục số 3, ta thấy các DN phần lớn đều tán thành với các phương án của tác giả như: cho phép các doanh nghiệp có mức doanh thu nhỏ hơn mức quy định có thể lựa chọn giữa việc khai thuế TNDN bình thường hoặc khai thuế khoán; giảm bớt các tần suất kê khai thuế TNDN cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đơn giản hóa hệ thống kế tốn tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ.
Tương tự, với các thủ tục thuế TNDN cho DNNVV trong việc tuân thủ thuế TNDN, các DN được khảo sát đều đồng ý nên giảm bớt các thủ tục liên quan đến thuế TNDN. Các giải pháp đưa ra là giảm số lượng mẫu báo cáo cho các DNNVV trong BCTC, giảm bớt số lần khai và nộp thuế TNDN trong năm tài chính, đơn giản hóa hồ sơ để hoàn thuế TNDN (xem bảng số 22 phụ lục số 3). Các ý kiến phần lớn đánh giá cao giải pháp giảm số lượng mẫu báo cáo cho các DNNVV trong BCTC (71,4%) và giải pháp giảm bớt số lần khai và nộp thuế TNDN trong năm tài chính (51%).
Trong phần phân tích trên, tiền phạt do chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế TNDN, tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, tiền truy thu thuế TNDN