Hình 4.5 cũng thể hiện sự kiện khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 đã đề cập ở trên. Khi diễn ra khủng hoảng tài chính tồn cầu, nửa sau năm 2008 đã có các cú sốc cầu dầu âm liên tục và rất nhiều. Nhất quán với phát biểu của Atems và cộng sự (2015) khi cho rằng sự sụt giảm giá dầu trong năm 2008 là do giá trị âm của cú sốc tổng cầu toàn cầu và của cú sốc cầu dầu.
-4 -2 0 2 u_ pr ic e 1997-01 2000-01 2003-01 2006-01 2009-01 2012-01 2015-01 periods
4.3.3. Kiểm tra tính phù hợp của mơ hình:
Tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange (LM) để kiểm tra sự tự tương quan giữa các phần dư trong mơ hình. Kết quả kiểm định (Bảng 4.4) cho thấy, tại độ trễ 24, không thể bác bỏ giả thuyết Ho rằng khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư tại mức ý nghĩa 5%:
Tiếp theo, để kiểm tra sự ổn định trong kết quả của mơ hình VAR, cần kiểm tra xem tất cả các giá trị “roots” có độ lớn “modulus” nhỏ hơn 1 (hoặc nằm bên trong vòng tròn đơn vị) hay không. Nếu tồn tại một hay nhiều giá trị “roots” khơng nhỏ hơn 1, thì mơ hình khơng ổn định.
Hình 4.6 thể hiện kết quả kiểm định tính ổn định được thể hiện dưới dạng biểu đồ. Kết quả cho thấy các độ lớn “modulus” đều nằm bên trong vịng trịn đơn vị nên mơ hình VAR thỏa mãn điều kiện ổn định.
Hình 4.6. Kết quả kiểm định tính ổn định đối với mơ hình (1)
Do mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan và thỏa mãn điều kiện ổn định nên tính phù hợp của mơ hình được đảm bảo. Vì vậy, tác giả sử dụng kết quả từ mơ hình cho các phân tích tiếp theo.
-1 -.5 0 .5 1 Im a gi na ry -1 -.5 0 .5 1 Real
4.4. Lập luận về giả định ngoại sinh của các cú sốc thị trường dầu:
Tác giả ước lượng phương trình (3) và (4) bằng mơ hình VAR với giả định là các biến u_pro, u_rea, u_price là biến ngoại sinh đối với các biến tỷ giá hối đoái. Killian (2009) phát biểu rằng giả định này không thể kiểm tra được nhưng có thể được biện hộ bằng các lập luận về mối tương quan thực nghiệm giữa các biến ngoại sinh với biến phụ thuộc được xem xét.Tác giả biện luận cho tính phù hợp của giả định này như sau:
Thứ nhất, một số bài nghiên cứu như Atems và cộng sự (2015), Kilian (2008b),
Kilian (2009), Kilian và Park (2009), Kang và cộng sự (2015)cũng sử dụng giả định này để xem xét tác động của các cú sốc thị trường dầu đến các biến kinh tế vĩ mô như tỉ giá hối đoái, GDP thực, lạm phát, suất sinh lợi thị trường chứng khoán, biến động thị trường chứng khoán. Do đó, việc sử dụng giả định này là khá phổ biến và đảm bảo được tính đúng của mơ hình.
Thứ hai, Kilian (2009) lập luận rằng do phần dư tự hồi quy của biến kinh tế vĩ mơ có
tương quan rất thấp với cú sốc cung dầu và cú sốc tổng cầu tồn cầu. Cịn đối với cú sốc cầu dầu, Kilian (2009) cho rằng vì cú sốc cầu dầu phát sinh từ sự không chắc chắn về việc thiếu hụt cung dầu tương lai so với nhu cầu dầu trong trung hạn hoặc dài hạn, nên sự thay đổi bất ngờ trong biến vĩ mơ sẽ có ảnh hưởng không đáng kể đến việc đo lường cầu dầu(dù với bất kỳ mơ hình nào có thể mơ tả xu hướng tăng trưởng trong cầu), do đó có tác động khơng đáng kể đến cú sốc cầu dầu. Vì vậy, các cú sốc thị trường dầu có thể được xem là ngoại sinh mặc dù có thể có sự tác động của sự thay đổi ngồi kỳ vọng trongbiến kinh tế vĩ mô đến các cú sốc này trong cùng kỳ t. Dựa trên lập luận này, tác giả kiểm tra mức độ tương quan giữa phần dư tự hồi quy của các biến tỷ giá hối đoái với cú sốc cung dầu và cú sốc tổng cầu tồn cầu. Đầu tiên, ước lượng mơ hình tự hồi quy với từng biến tỷ giá hối đoái là reer_per và neer_per với độ trễ chỉ định là 4 để có được các phần dư tương ứng của các phương trình:
reer_pert =α+� βi
4 i=1
reer_pert−i+ e_reert (7)
neer_pert =σ+� θi
4 i=1
neer_pert−i+ e_neert (8)
Tác giả chọn độ trễ là 4 để xem xét mối tương quan giữa e_reer và e_neer với cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu tồn cầu một cách phù hợp cho phương trình (5) và (6).Sau đó, sử dụng ma trận tương quan Pearson để xem xét các mối tương quan này. Kết quả ma trận tương quan Pearson ở Hình 4.7 cho thấy tương quan giữa phần dư của các biến tỷ giá hối đoái với hai cú sốc thị trường dầu này rất thấp. Như vậy, có thể xem là phù hợp khi giả định rằng các cú sốc thị trường dầu là ngoại sinh đối với tỷ giá hối đoái.