CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Kết quả kiểm định cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và 5 đối tác thương mại: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và Trung Quốc phát hiện tồn tại hiệu ứng tuyến J đối với hai trường hợp: Mỹ và Hàn Quốc. Và thật thú vị, chúng ta có hai dấu hiệu nhận diện việc có hay khơng có hiệu ứng tuyến J thì kết quả của bài nghiên cứu cũng ghi nhận cả hai dấu hiệu nhận diện này.
Hiệu ứng tuyến J của cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc được ghi nhận theo cách truyền thống, tức là các giá trị của hệ số biến tỷ giá hối đối trong ngắn hạn ở những độ trễ ít hơn sẽ mang giá trị âm và các hệ số của những độ trễ lớn hơn sẽ mang giá trị dương, hay tóm gọn là xuất hiện sự dổi dấu từ âm sang dương trong phương trình ngắn hạn. Trong khi đó, đối với trường hợp Việt Nam và Mỹ, hiệu ứng tuyến J được nhận diện theo cách thức mới do (Rose, A.K and, Yellen, J.L., 1989) đề xuất. Đó là nhấn mạnh sự xấu đi của cán cân thương mại trong ngắn hạn nhưng theo sau đó là một sự cải thiện trong dài hạn.
-0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70
Biến trễ trong phương trình ngắn hạn về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mang dấu âm và có ý nghĩa. Và sự cải thiện của cán cân thương mại được thể hiện ở hệ số dương của biến tỷ giá hối đối trong phương trình dài hạn. Nghiên cứu mới đây của Khieu Van Hoang (2013) cũng nghiên cứu cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ nhưng sử dụng phương pháp phân tích VAR cũng cơng nhận về sự tồn tại hiệu ứng tuyến J. Kết quả trong nghiên cứu này nói rằng sau một cú sốc lên tỷ giá hối đối thì cán cân thương mại sẽ xấu đi và nhất là ở tháng thứ 3 và tháng thứ 4, đồng thời cán cân thương mại cần một khoảng thời gian khoảng 11 tháng để cải thiện sau tác động của giảm giá nội tệ.
Hai trường hợp Mỹ và Hàn Quốc đều tìm thấy hiệu ứng tuyến J nhưng xem xét sâu hơn về tác động trong dài hạn của giảm giá nội tệ lên cán cân thương mại song phương, chúng ta có thể thấy tác động tích cực của tỷ giá đối với trường hợp của Mỹ nhưng với Han Quốc thì ngược lại. Tuy nhiên, hiện tượng này tương đối phù hợp với thực tế, bởi vì cán cân thương mại song phương với Mỹ trong thời gian qua thặng dư (TB > 1) trong khi đó cán cân thương mại song phương với Hàn Quốc thì thâm hụt lớn (TB < 1).
Năm 2014: 6 tháng đầu năm 13,302,485 3 201 982 3,039,186 10,529,043 - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Mỹ Hàn Quốc Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm 2013
ĐVT: 1000USD Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Hình 4.6. Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ và Hàn Quốc
Chính vì có sự khác nhau giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ và Hàn Quốc nên nếu giảm giá nội tệ, hiệu ứng giá cả trong cán cân thương mại song phương với Hàn Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều so với hiệu ứng giả cả đối với trường hợp của Mỹ. Do đó, trong dài hạn, khi hiệu ứng khối lượng tăng dần lên thì cán cân thương mại với Mỹ dễ dàng được cải thiện hơn so với Hàn Quốc.
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu trong thực tế chịu rất nhiều ảnh hưởng từ rất nhiều đối tượng khác, trong số đó nổi bật là ảnh hưởng của các cơng ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia là các tập đoàn kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất ở hai nước trở lên. Hầu hết các công ty này khởi phát từ các quốc gia giàu có phát triển và mở rộng rộng ra nước ngoài bằng cách xây dựng hoặc mua lại các công ty con ở các nước khác. Loại mở rộng này được gọi là đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) bởi vì nó liên quan đến việc tiến hành trực tiếp hoạt động sản xuất ở nước ngoài 12.
12 Thông thường, các công ty này mang vốn ra nước ngồi bởi vì họ sở hữu một số lợi thế đặc biệt mà họ muốn khai thác tối đa như lợi thế cạnh tranh riêng của từng công ty: quy mô, kỹ thuật công nghệ, chiến lược marketing,…; lợi thế về vị trí địa lý: Đó là, việc sản xuất tại các địa điểm ở nước ngoài mang lại những lợi thế nhất định chỉ có ở quốc gia đó. Khi các cơng ty đa quốc gia đóng ở nước ngồi, họ có thể thu được nhiều
23,869,240 5,231,937 6,631,104 20,697,980 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 Mỹ Hàn Quốc Xuất khẩu Nhập khẩu
Theo thống kê từ đầu năm 2014 đến ngày 15/12/1014, đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Vị trí thứ hai thuộc về Hồng Kơng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 3 tỷ USD, chiếm 14,8 % tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 2,05 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, các cơng ty của Hàn Quốc thâm nhập và có khả năng cạnh tranh rất mạnh mẽ với các công ty trong nước. Các lợi thế sân nhà và lợi thế do giảm giá nội tệ tạo ra (hàng hóa nhập khẩu đắt hơn và hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn) có thể bị vơ hiệu hóa tương đối nhiều trong mối quan hệ thương mại với Hàn Quốc, khi mà họ muốn khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh riêng: quy mô, kỹ thuật công nghệ, chiến lược marketing,…; lợi thế về vị trí địa lý: có thể thu được nhiều
thông tin tốt hơn về các thay đổi trong thị hiếu khách hàng và có thể đáp ứng những thay đổi đó một cách nhanh nhạy hơn, tránh được các chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua khoảng cách xa và có thể tận dụng được giá lao động rẻ, tương đương với các doanh nghiệp Việt Nam, tránh được các chính sách thắt chặt hàng rào nhập khẩu nhằm trợ giúp cho các nhà sản xuất Việt Nam. Vì vậy mà trong dài hạn có thể cải thiện cán cân thương mại với Mỹ nhưng vẫn rất khó cải thiện cán cân thương mại với Hàn Quốc.
Ngoài ra, một kết quả khác mà chúng ta có thể thấy là trong dài hạn, tác động của các biến lên cán cân thương mại trong trường hợp với Nhật Bản tương đối giống nhau Hàn Quốc (xét về dấu của cả ba biến độc lập) và đều có ý nghĩa thống thông tin tốt hơn về các thay đổi trong thị hiếu khách hàng và có thể đáp ứng những thay đổi đó một cách nhanh nhạy hơn. Ngồi ra họ cũng tránh được các chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu qua khoảng cách xa và có thể tận dụng được giá lao động rẻ, tương đương với đối thủ của họ tại thị trường nước ngồi đó. Một vài chính phủ cịn thắt chặt hàng rào nhập khẩu nhằm trợ giúp cho các nhà sản xuất trong nước. Chính vì vậy, lách qua các rào cản thương mại trở thành một lí do khác rất quan trọng khiến các công ty quyết định đặt cơ sở của mình tại nước ngồi, qua đó có thể loại trừ được những bất lợi như vậy. Điều này là quan trọng bởi các cơng ty phải có khả năng vượt qua những bất lợi trong q trình kinh doanh tại nước ngồi để chống lại các công ty nước ngồi vốn nắm rõ hơn mơi trường địa phương và nó cũng giải đáp cho câu hỏi tại sao các
kê cao. Cả hai biến tỷ giá trong hai phương trình dài hạn đều mang giá trị âm, điều này cho thấy ngay cả trong dài hạn, việc giảm giá nội tệ, kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu vẫn chưa đủ tạo ra hiệu ứng khối lượng đủ mạnh để bù đắp cho hiệu ứng giả cả. Ngoài những lý do tương tự như với trường hợp của Hàn Quốc thì có thể kể đến một lý do khác nữa đó là thị trường Nhật Bản là một trong các thị trường khó tính nhất mà Việt Nam phải đáp ứng. Với rào cản kỹ thuật cao và tâm lý ít tơn sung hàng ngoại dẫn đến dù hàng Việt Nam có rẻ đi cũng chưa hẳn đã xuất khẩu được nhiều hơn. Trong khi đó, vẫn khơng thể giảm đi đáng kể hàng nhập khẩu vì chúng ta nhập khẩu từ Nhật Bản (kể cả Hàn Quốc và Mỹ) phần lớn lại là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Phương tiện vận tải khác và phụ tùng… những mặt hàng mà Việt Nam hiện chưa sản xuất được hàng hóa thay thế.
Như vậy, nghiên cứu về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản, Trung Quốc và khu vực EU đều khơng tìm thấy một dấu hiệu rõ rệt (theo cả hai cách nhận diện) về hiệu ứng đường cong J. Tuy nhiên, bằng việc trong phương trình ngắn hạn có biến tỷ giá mang dấu âm và có ý nghĩa, kết quả thực nghiệm cho trường hợp cán cân thương mại song phương với Nhật Bản, Trung Quốc và EU cũng góp phần hỗ trợ cho lý thuyết về sự xấu đi trước tiên của cán cân trong ngắn hạn sau khi giảm giá nội tệ, rằng giá cả có thể co giãn nhanh chóng nhưng khối lượng xuất nhập khẩu thì vẫn cần một độ trễ dài hơn.
Một thực tế phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Vải các loại; Điện thoại các loại và linh kiện, Sắt thép các loại…13:
13 Thông tin từ các số liệu thống kê năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 của Tổng cục thống kê Việt Nam, khoản mục: Trị giá nhập khẩu phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu và phân theo mặt hàng chủ yếu.
Bảng 4.21. Các mặt hàng xuất nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam
Nhập khẩu Xuất khẩu
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng Điện thoại các loại và linh kiện Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
kiện Hàng dệt may
Vải các loại Giày dép các loại
Xăng dầu các loại Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện
Điện thoại các loại và linh kiện Dầu thô
Sắt thép các loại Hàng hải sản
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Các mặt hàng nhập khẩu này phần lớn mang giá trị cao, khó có khả năng sản xuất được hàng hóa thay thế đồng thời tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu là chưa cao đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Một số mặt hàng nhập khẩu cịn là đầu vào cho q trình sản xuất trong nước, do đó nếu tỷ giá tăng, giá nhập khẩu tăng lên thì đồng nghĩa giá thành của sản phẩm đầu ra cũng tăng lên và tác động đến giá cả trong nước cũng như giá xuất khẩu, làm giảm đi sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất. Ngoài ra, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, do nên kinh tế đặc trưng chủ yếu bởi những hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế (international non- tradeble goods) nên dù cho khi giảm giá đồng nội tệ, tỷ giá thực tăng, hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn tương đối và hàng hóa nhập khẩu đắt hơn tương đối nhưng khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu cũng giảm chậm, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn trong khi đó mức độ cải thiện thì có thể chưa thực sự đáng
kể. Giảm giá nội tệ dễ thành công với các nước công nghiệp phát triển nhưng lại không chắc chắn với các nước đang phát triển. chính vì vậy, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, trước khi chọn giải pháp giảm giá nội tệ cần thiết phải tạo ra được các điều kiện tiền đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà giảm giá nội tệ đem lại, có như vậy cán cân thương mại mới có thể được cải thiện chắc chắn trong dài hạn. (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV
Chương IV của bài nghiên cứu đã trình bày quá trình kiểm định và kết quả thực nghiệm về cán cân thương mại song phương bằng mơ hình ARDL như đã nêu trong Chương III. Kết quả phân tích thực nghiệm đã tìm thấy bằng chứng từ hiệu ứng tuyến J trong trường hợp cán cân thương mại song phương với Mỹ và Hàn Quốc. Các trường hợp cịn lại tuy khơng khẳng định được sự tồn tại của hiệu ứng tuyến J nhưng dấu âm của tỷ giá hối đoái cũng phần nào ủng hộ cho nhận định về một sự xấu đi trước tiên của cán cân thương mại trước khi nó được cải thiện do sự co giãn của khối lượng cần một độ trễ nhất định trong khi đó sự co gián của tỷ giá thì gần như ngay lập tức.
Bên cạnh đó, các biến khác, biến thu nhập thực trong nước có tác động tiêu cực trong dài hạn đối với cán cân thương mại trong trường hợp với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, biến thu nhập của đối tác nước ngoài lại thể hiện một tác động tích cực đến cán cân thương mại với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Biến giả cũng cho thấy tác động làm xấu đi cán cân thương mại trong cuộc khủng hoảng năm 2007.