Biến tỷ giá hối đoái thực đa phương có giá trị trung bình là 94.05214 Điều này cho thấy VND đang bị định giá cao so với USD, có nghĩa là lúc này mỗi VND sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với ở trong nước. Đối với đồng tiền bị định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam so với các nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu ít cịn nhập khẩu thì nhiều. Nhìn vào giá trị nhỏ nhất xấp xỉ 73.16 và giá trị lớn nhất xấp xỉ 112,09 có thể nhận thấy VND không phải luôn bị định giá cao mà đã có giai đoạn VND được định giá thấp, cụ thể vào giai đoạn Q1/2000 – Q3/2003 tỷ giá hối đối thực VND/USD có xu hướng tăng nhẹ bằng 0.75%. Sau đó tỷ giá hối đối thực đã có xu hướng tăng mạnh thực tế trong giai đoạn Q4/2003 – Q4/2005 với tốc độ gần 1.5%/quý. Tuy nhiên từ Q1/2006 cho tới nay tỷ giá hối đoái thực có xu hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh cho đến Q4/2013. Nhìn chúng REER có xu hướng: (i) sự mất giá thực tế trong giai đoạn 2000- 2003; và (ii) sự lên giá thực tế trong giai đoạn 2004-2007 (Nguyễn Thị Thu Hằng và các đồng tác giả (2010)). Nguyễn Thị Thu Hằng (2011) cho thấy có sự cải thiện đơi chút trong giai đoạn 2008-2010 về REER nhưng kết luận rằng đến cuối 2013, REER vẫn cao hơn so với năm 2003 hơn 25%.
Hình 4.2. Tỷ giá thực đa phương và tỷ giá danh nghĩa VND/USD theo quý từ năm 2000 –2013 (năm 2005 là năm gốc)
Nguồn Datastream
Độ mở cửa thương mại của Việt Nam trung bình là 1.34 >1 được cho là có độ mở cao đánh dấu bằng sự kiện năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Độ mở cửa thương mại có xu hướng ngày càng tăng qua các thời kỳ để phù hợp hơn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang được xem là xu thế chung của thế giới đương đại. Điều này được minh chứng bằng việc Việt Nam ký kết được ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Đến nay, Việt Nam đã ký kết trên 70 hiệp định thương mại song phương, trong đó đáng chú ý nhất và toàn diện nhất là Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ký năm 2001. Ở cấp độ đa phương Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Châu Á, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới; gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết hiệp định hợp tác kinh tế đa phương như ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Liên Minh Châu Âu (EU)… và một sự kiện đặc biệt quan trọng là
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới vào ngày 7 tháng 11 năm 2006.