Nguồn: Tính tốn dựa trên số liệu Tổng cục thống kê, IMF Nguyễn Thị Chinh Hình 4.6 cho thấy tỷ trọng đầu tư GDP của một số nước trên thế giới, trong đó tỷ lệ đầu tư trên GDP của Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất. So với các nước trong khu vực thì tỷ trọng đầu tư của Việt Nam cũng khá cao. Tuy nhiên hiện nay thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao và góp phần vào tăng trưởng của kinh tế nước nhà.
Tổng quát nhất là tỷ lệ vốn đầu tư/GDP đã giảm khá nhanh (từ 39,2% bình qn thời kỳ 2006-2010, xuống cịn khoảng 30,9% thời kỳ 2011-2013, trong đó năm 2013 cịn khoảng 29,1%). Nếu tính một cách đơn giản, trong
thời kỳ 2006-2010 với tốc độ tăng GDP đạt 6,32%/năm, thì địi hỏi phải đầu tư 39,2%/GDP, hay để GDP tăng 1% đòi hỏi phải đầu tư 6,2% GDP (gấp 6,2 lần). Với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP 30,9% bình qn thời kỳ 2011-2013, thì tính ra GDP chỉ tăng được 4,7%. Như vậy, mặc dù hiệu quả đầu tư còn thấp, tăng trưởng kinh tế chưa đạt được như ý muốn, nhưng để ngăn chặn tác động của việc sụt giảm vốn đầu tư, để tăng trưởng kinh tế không bị sụt giảm theo, việc nâng cao hiệu quả đầu tư, việc tăng xuất khẩu và một số giải pháp khác, thì việc tăng trưởng với tốc độ như trên cũng là một cố gắng. Trong 11 tháng đầu năm 2013, lượng vốn đăng ký đạt 20,82 tỷ USD, tăng 54,2%, vượt xa so với kế hoạch cả năm (13-14 tỷ USD) và hứa hẹn sẽ đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Sự vượt trội về nguồn vốn đã tạo điều kiện khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong một số ngành, lĩnh vực (chiếm 46,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế, chiếm 43,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010; chiếm trên 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hố, nếu kể cả dầu thơ thì đạt trên 66%; tuy còn chiếm tỷ trọng 3,4% trong tổng mức bán lẻ, nhưng từ 2015, tỷ trọng này sẽ tăng mạnh khi thực hiện cam kết hội nhập). Điều này cũng giải thích tại sao, tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP đã giảm (từ 98,2% năm 2005 xuống còn 95,6% trong năm 2012). Về hiệu quả đầu tư, mặc dù thời kỳ 2011-2013 có khá hơn (hệ số ICOR giảm xuống còn 5,4 lần, thấp hơn mức 6,2 lần của thời kỳ 2006-2010), nhưng vẫn còn cao hơn so với nhiều nước (Đài Loan thời kỳ 1961-1980 là 2,7 lần, Hàn Quốc thời kỳ 1961-1980 là 3 lần, Trung Quốc thời kỳ 2001-2006 là 4 lần, Thái Lan thời kỳ 1981-1995 là 4,1 lần), Do vậy, cùng với việc giảm dần tỷ lệ vốn đầu tư/GDP, cần tập trung cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư để tăng trưởng không bị sụt giảm, trong khi chỉ cần một lượng vốn ít hơn. Nếu so hệ số giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng với tốc độ tăng GDP, cũng có thể thấy được tốc độ tăng dư nợ tín dụng giảm mạnh, nhưng tốc độ tăng GDP không bị giảm theo tương ứng, đã thể hiện các doanh nghiệp có cố gắng trong việc khai thác các nguồn lực tích luỹ được và huy động nguồn lực của cán bộ, công nhân viên, tái cơ cấu, nâng cao quản trị doanh nghiệp để vượt qua thời kỳ khó khăn. Một điểm đáng chú ý khác là vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước nếu
trước đây chiếm tỷ trọng rất cao, thì nay đã giảm xuống; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước năm nay còn giảm về lượng tuyệt đối, chứng tỏ việc chuyển hướng sang khai thác các nguồn lực của khu vực ngoài Nhà nước, vừa phát huy được các thành phần kinh tế, vừa theo xu hướng thị trường, vừa nâng cao hiệu quả đầu tư.
Về quy mô chi Ngân sách Nhà nước tăng nhanh trong những năm gần đây cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP. Quy mô chi ngân sách nhà nước tăng đã đáp ứng được nhu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong từng thời kỳ. Mức chi bình quân so với GDP đã tăng từ mức 29.29% giai đoạn 2001-2005 lên 39.73% giai đoạn 2006-2010. Giai đoạn 2006-2013, thực hiện mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát, mức chi ngân sách so với GDP tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao 33.9%. Bắt đầu từ sau năm 2006, nhận thấy quy mô chi ngân sách Nhà nước tăng quá cao, hiệu quả chi đầu từ từ Ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế, hàng loạt các chương trình cắt giảm chi Ngân sách Nhà nước, nhất là chi đầu tư từ Ngân sách nhà nước đã được triển khai. Riêng các năm 2008 – 2010 chi Ngân sách nhà nước tăng để thực hiện chính sách kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Từ năm 2011, chi Ngân sách Nhà nước có giảm so với năm trước chủ yếu do các biện pháp cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát nhưng vẫn ở mức cao. Cơ cấu Ngân sách Nhà nước theo hướng giảm tỷ trọng chi đầu tư, tăng tỷ trọng chi các lĩnh vực an ninh xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế. Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi Ngân sách Nhà nước có xu hướng tăng dần, từ 50.37% tổng chi tiêu Ngân sách nhà nước năm 2005 lên tới mức 61.67% năm 2012. Trung bình giai đoạn 2000- 2013 khoản chi tiêu này chiếm khoảng 16.13% GDP, tăng từ mức 14% năm 2000 lên tới 20.34% GDP trong năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi đang có xu hướng giảm, từ mức bình qn 31.09% giai đoạn 2001-2015 xuống còn 28.6% giai đoạn 2006-2010, thấp hơn mục tiêu 30% đề ra., Trung bình giai đoạn 2001-2013, chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 28.72% tổng chi, tương đương với 8.22% GDP. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 – 2005 ( sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997) và 2009 (khủng
hoảng tài chính tồn cầu cuối năm 2008) để kích thích kinh tế, Chính phủ đã thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư nhằm ngăn chặn suy thối thì chi tiêu Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển đã tăng mạnh lên so với các năm khác.