Tổng quan FDI tại Việt Nam từ năm 1991 –2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực lên tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 51 - 53)

Về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đây là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, là hình thức tín dụng quốc tế nhằm hỗ trợ các nước cải thiện môi trường đầu tư hoặc cải thiện môi trường sống của quốc gia. Lãi suất vay ODA thường thấp, bình quân từ 2-4%/năm so với lãi vay thương mại. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam gia tăng đáng kể ở cả 3 giác độ: cam kết, ký kết và giải ngân. Trong đó, nguồn vốn dành cho nhà đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm 40% tổng vốn ODA đã góp phần phát triển mạnh mẽ kinh tế Việt Nam. Từ năm 2003, dòng vốn FII vào Việt Nam hồi phục, tăng dần từ ng năm và tăng đột biến vào năm 2006-2007. Báo cáo của Ngân hàng ANZ cho biết , từ năm 2001-2006 vốn FII đa ̣t khoảng 12 tỷ USD và năm 2007 đa ̣t khoảng 5,7 tỷ USD. Năm 2008 và đầu năm 2009, trướ c những khó khăn của nền kinh tế , dịng vốn FII có dấu hiệu chững lại và một phần đã đư ợc rút ra. Từ cuối quý II/2009, có sự đảo chiều và quay trở la ̣i c ủa vốn FII , nhưng không thâ ̣t sự mạnh như mong đợi. Trong năm 2010, nguồn vốn FII vào Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, năm 2011 đạt mức 1 tỷ USD. Theo thống kê của ngân hàng HSBC, quý I/2012, có khoảng 500 triệu USD chảy vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, sang quý II, thị trường lại có những biến chuyển khác. Chỉ tính riêng trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay, dòng vốn FII đã âm hơn 4,9 triệu USD, trong khi đó, q I/2012 khối này đã mua rịng gần 43 triệu USD. Sự suy giảm của dòng vốn FII cũng chính là lý do TTCK càng ngày càng ảm đạm trong những tháng qua.

Trong 02 năm 2010-2011, bình quân lượng kiều hối gửi về Việt Nam theo đường chính thức thơng qua hệ thống ngân hàng mỗi năm khoảng 9 tỷ USD; riêng năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và Việt Nam cịn rất khó khăn, lượng kiều hối gửi về Việt Nam vẫn khơng giảm. Như vậy, nếu tính từ năm 2006 đến nay, thì tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam khoảng 55 tỷ USD. Đây là một lượng tiền rất lớn nằm trong dân cần khai thác, đưa vào phục vụ đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Năm 2013, dòng kiều hối thường tập trung đổ về Việt Nam vào mùa Tết cuối năm, đưa Việt Nam lọt

vào top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, kiều hối năm 2013 đạt con số ấn tượng 11 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực lên tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm ở việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)