2.2 Các nghiên cứu trên thế giới
2.2.1 Các nghiên cứu trước về điều chỉnh chính sách tài khóa
Đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của việc điều chỉnh chính sách tài khóa ảnh hưởng đến tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái thực, tài khoản vãng lai, tiêu thụ, tiết kiệm, …) đối với các quốc gia phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, ở đây, bài luận văn tóm tắt một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của điều chỉnh chính sách tài khóa đối với các quốc gia đang phát triển.
Adams và Bevan (2003) đã nghiên cứu sự biến đổi của các giai đoạn tài chính ổn định và kết luận rằng: các nước OECD và các nước đang phát triển với các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình có sự khác biệt đáng kể về lập trường tài chính đối với các yếu tố quyết định sự ổn định tài khóa, cũng theo lý thuyết của hai tác giả này, mức thu nhập đóng một vai trị quan trọng trong việc giải thích sự ổn định tài khóa. Ngồi ra, khả năng duy trì tài khóa bền vững của các quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hệ lụy quản lý kém hiệu quả trong quá khứ, nhất là đối với các quốc gia thu nhập trung bình và các nước OECD. Bên cạnh đó, đối với các quốc gia đang phát triển, việc ổn định tài khóa được củng cố bởi nguồn thu hơn là cắt giảm chi tiêu.
Gupta, Clements, Baldacci và Mulas-Granados (2004) đưa ra các bằng chứng cho thấy rằng, thời gian điều chỉnh chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển được xác định bởi quy mô của việc điều chỉnh tài khóa, tăng trưởng kinh tế, các thành phần của chi tiêu và kết quả điều chỉnh chính sách tài khóa trong q khứ. Ngồi ra, các nguồn tài trợ bên ngồi có thể làm giảm khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa.
Gupta, Baldacci, Clements và Tiongson (2005) đưa ra kết luận từ một nghiên cứu đối với hai mươi lăm nước trong thị trường mới nổi rằng: hậu quả của những thất bại tài khóa trước đó, quy mơ thâm hụt tài khóa, các thành phần chi tiêu và tổng doanh thu ững nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả chính sách tài khóa hiện tại. Ngồi ra,
việc điều chỉnh chính sách tài khóa cịn bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp.
Mierau, Jong-A-Pin và de Haan (2007) tìm hiểu những yếu tố chính trị tác động đến chính sách điều chỉnh tài khóa trong một mẫu hai mươi quốc gia OECD trong giai đoạn 1970-2003. Họ phân biệt giữa điều chỉnh tài khóa nhanh và tài khóa dần dần. Từ đó, phát hiện ra rằng cả điều chỉnh tài khóa nhanh và dần dần đều được dẫn dắt bởi tình trạng ngân sách ban đầu (xác định bởi thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ so với GDP) cũng như việc cải cách tài khóa sâu rộng. Nghiên cứu cũng xác định chỉ có điều chỉnh dần dần bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Thornton và Mati (2008) sử dụng hai định nghĩa của điều chỉnh tài khóa để xem xét ảnh hưởng tỷ giá hối đoái lên sự thành cơng của điều chỉnh tài khóa trong hai mươi ba quốc gia trong nền kinh tế thị trường mới nổi. Kết quả thực nghiệm của họ cho thấy rằng tỉ giá giảm đáng kể sẽ làm tăng khả năng thành cơng của việc điều chỉnh tài khóa.
Theo nghiên cứu của Larvigne (2010), ngân sách đóng vai trị quan trọng việc điều chỉnh tài khóa ở các nước phát triển. Ngồi ra, nghiên cứu cũng làm rõ, đối với các nước đang phát triển, chất lượng thể chế là yếu tố quyết định đến những điều chỉnh chính sách tài khóa. Chỉ số đo lường chất lượng thể chế cao giúp tránh được kiệt quệ tài chính ở một số nước, các nước có chỉ số kém sẽ phải thực hiện những điều chỉnh chính sách tài khóa mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, nghiên cứu của ông nhằm xác định vai trị của các yếu tố chính trị và thể chế để giải thích tại sao tài khóa nhiều nước trở nên kiệt quệ, tại sao cần thực hiện việc điều chỉnh tài khóa khi cần thiết và lý do tại sao không thể thể điều chỉnh mặc dù hiển nhiên cần phải làm như vậy.