Dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu tước, bài nghiên cứu rút ra khung lý thuyết về tác động của kiều hối và sự không thể dự báo mức giải ngân đối với sự điều chỉnh tài khóa thơng qua các biến phụ thuộc và các biến độc lập sau:
2.3.1 Biến phụ thuộc FCAlesina và FCHeylen
Bài nghiên cứu này sử dụng biến phụ thuộc là biến nhị phân để xác định năm có xảy ra sự điều chỉnh tại khóa tại các nước đang phát triển. Biến nhận giá trị là 1 nếu có sự điều chỉnh tài khóa trong 1 năm cụ thể, ngược lại nhận giá trị 0. Như đã giới thiệu trong phần cơ sở lý thuyết, có 2 cách tiếp cận để xác định năm có điều chỉnh tài khóa.
Theo cách tiếp cận thứ nhất, tất cả những quốc gia có mức thâm hụt nhỏ hơn một ngưỡng cụ thể được đặt ra trước được xem là có điều chỉnh tài khóa. Cách tiếp cận thứ 2 đánh giá mức thay đổi hàng năm trong thâm hụt, nếu mức độ thâm hụt được cải thiện, ít nhất bằng ngưỡng được đặt ra trước thì quốc gia đó có điều chỉnh tài khóa. Bài nghiên cứu này đi sâu vào cách tiếp cận thứ 2 và xem đó như định nghĩa của điều chỉnh tài khóa. Theo đó, có 2 xu hướng điều chỉnh như sau:
• Biến FCA (điều chỉnh tài khóa nhanh) được đề xuất bởi Alesina và Ardragna (2010). Biến này nhận giá trị là 1 khi cán cân ngân sách cơ bản trong năm cải thiện ít nhất 1,5% GDP. Ngược lại, nhận giá trị 0.
• Biến FCH (điều chỉnh dần dần) được đề xuất bởi Heylen và Everaert (2000). Biến này nhận giá trị là 1 khi có sự cải thiện ít nhất 0,25% GDP trong cán cân ngân sách cơ bản ở năm đầu tiên, liên tục trong ít nhất 2 năm và tổng mức cải thiện của cán cân ngân sách trong giai đoạn này tối thiểu 2% GDP.
Trong đó, Cán cân ngân sách (%GDP) = Tổng nguồn thu của CP – Tổng chi tiêu của CP (Dữ liệu được thu thập từ IMF-IFS)
2.3.2 Biến độc lập
2.3.2.1 Sự khơng thể dự đốn tỉ lệ giải ngân ODA (Unpredictability)
Vargas (2005) đưa ra kết luận rằng khơng thể dự đốn mức độ viện trợ đối với những quốc gia kém phát triển trong mẫu nghiên cứu của mình, mức cam kết gần như ln vượt q con số giải ngân thực tế và việc dự đoán mức giải ngân thực sự dựa trên cam kết ban đầu sẽ khơng có độ chính xác cao.
Trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm của Pallage và Robe (2011) về vấn đề viện trợ đối với các nước đang phát triển, họ cũng quan sát thấy rằng tất cả các nguồn cam kết thường lớn hơn so với mức giải ngân.
Celasun và Walliser (2008) đưa ra những quan sát cho thấy nhiều quốc gia nhận được mức giải ngân lớn hơn cam kết viện trợ ban đầu. Điều này trái ngược với các một vài kết luận rằng mức giải ngân thường nhỏ hơn cam kết viện trợ ban đầu. Đặc biệt, nó cũng mâu thuẫn với kết quả thu được từ nghiên cứu của Bulir và Hamann (2001, 2008); Pallage và Robe (2001).
Trong bài nghiên cứu này, việc đo lường khả năng không thể dự báo mức độ giải ngân ODA được dựa trên phương trình dự báo theo nghiên cứu của Levy (1987). Theo đó, việc đo lường sự khơng thể dự báo mức độ giải ngân ODA được tính dựa trên chênh lệch giữa giá trị giải ngân ròng và mức cam kết viện trợ. Theo Levy (1987) các mức cam kết viện trợ trong tương lai là kết quả của quá trình đàm phán giữa nước tài trợ và nhận viện trợ trong quá khứ. Vì vậy, khoảng tiền nhận được trong thời gian t sẽ phản ánh số tiền cam kết trong quá khứ, trừ những cam kết bị hủy bỏ và cộng thêm vào những dòng viện trợ bất thường. Cũng theo Levy (1987), nước nhận viện trợ có thể ước tính tổng giá trị giải ngân rịng có thể xảy ra của các dịng viện trợ này một khi có cam kết ODA giữa các nước.
Bài nghiên cứu này dựa trên cách tiếp cận của Levy (1987) về việc ước tính dịng viện trợ xảy ra giữa các nước. Theo đó, với một quốc gia cụ thể, bài nghiên cứu trình bày dịng viện trợ được dự đốn theo phân phối trễ của các cam kết trong quá khứ:
𝐴𝐴𝑡𝑡 =𝛼𝛼0 +𝛼𝛼1𝐴𝐴𝑡𝑡−1𝐶𝐶 +𝛼𝛼2𝐴𝐴𝐶𝐶𝑡𝑡−2 +𝛼𝛼3𝐴𝐴𝑡𝑡−3𝐶𝐶 +𝛼𝛼4𝐴𝐴𝑡𝑡−4𝐶𝐶 +𝑒𝑒𝑡𝑡 Trong đó:
• AtC : tổng mức cam kết giải ngân ODA ban đầu của một nước trong thời gian t • t = 2000, … , 2013: giai đoạn nghiên cứu
• At : tổng mức giải ngân ODA ròng theo %GDP ở năm t • 𝑒𝑒𝑡𝑡: sai số
Từ phương trình trên, có thể đo lường mức giải ngân ODA khơng thể dự đốn: Unpredictability = et = At−ACt
Việc ước tính cơng thức trên được áp dụng cho từng quốc gia trong mẫu nghiên cứu, các giá trị phân phối trễ của cam kết giải ngân ODA được lấy độ trễ từ 1 đến 4 năm bởi vì sau 4 năm việc lấy độ trễ sẽ không mang lại ý nghĩa thống kê cho bài nghiên cứu.
2.3.2.2 Kiều hối
Biến độc lập thứ 2 mà bài nghiên cứu quan tâm đến là kiều hối. Theo lý thuyết thực nghiệm trong nghiên cứu của Ratha (2003), kiều hối được định nghĩa là một khoản tiền phi lợi nhuận của cá nhân được chuyển từ nước ngồi vào trong nước. Có 3 loại kiều hối: tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước; khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở người nước ngoài; tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ nhập cư gửi về.
Theo Chami và cộng sự (2008), việc lựa chọn phương pháp đo lường kiều hối là rất quan trọng khi nghiên cứu tác động kinh tế vĩ mơ của nó, họ cũng thấy rằng trong số 3 loại kiều hối trên, tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước là phù hợp nhất với quan điểm của các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách về dịng kiều hối. Khi tranh luận về tác động của 3 loại kiều hối trên, nhiều tác giả cũng đã tìm ra những bằng chứng cho rằng kiều hối từ công nhân xuất khẩu lao động nên được sử dụng khi thực hiện những phân tích về thống kê hay kinh tế.
Vì vậy, để thực hiện phân tích và rút ra kết luận về tác động của kiều hối đến điều chỉnh chính sách tài khóa, bài này dựa theo nghiên cứu của Chami và cộng sự (2008), chọn biến kiều hối dùng để đo lường tổng sản phẩm trong nước là kiều hối từ công nhân xuất khẩu lao động.
2.3.2.3 ODA giải ngân ròng
Trong bài nghiên cứu này, biến ODA giải ngân rịng được kì vọng rằng sự đóng góp của dịng ODA giải ngân rịng vào nguồn thu chính phủ sẽ có ảnh hưởng đến việc cắt giảm tài khóa trong quốc gia đó. Những ảnh hưởng này có thể dương hay âm tùy thuộc vào việc liệu dịng viện trợ có làm tăng nguồn thu thuế và tăng chi chính phủ hay không. Tuy nhiên, lý thuyết thực nghiệm không ủng hộ về việc giải ngân ODA ảnh hưởng lên nguồn thu thuế. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Chambas, Brun và Laporte (2008) bằng việc cải thiện hiệu quả chi tiêu cơng, nguồn giải ngân ODA có thể làm tăng việc cung cấp các dịch vụ cơng, từ đó làm tăng ý thức người dân trong việc đóng thuế. Cũng trong giai đoạn này, Kaldor (1963) nhấn mạnh rằng một dòng giải ngân ODA quan trọng có thể làm giảm nỗ lực thu thuế của những quốc gia nhận viện trợ nếu những chi phí xã hội liên quan là khơng q lớn.
Tóm lại những tác động của giải ngân ODA lên nguồn thu chính phủ vẫn chưa rõ ràng. Theo đó, những tác động này lên quyết định có hay khơng sự điều chỉnh ngâ sách của chính phủ vẫn cịn rất mơ hồ.
2.3.2.4 Tỷ giá hối đối thực (REER)
Mục đích của việc cắt giảm tài khóa là để loại bỏ thâm hụt trong tài khoản vãng lai, điều này có thể dẫn đến các hậu quả trong nước như thất nghiệp và tăng trưởng chậm. Vì vậy, sự ổn định tài khóa nên được đi kèm với những chính sách góp phần làm tăng tỷ giá hối đối thực. (tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu)
Việc tăng tỷ giá hối đối thực có thể tác động tích cực hay tiêu cực lên cán cân ngân sách cơ bản và vì vậy tác động lên quyết định nhằm cải thiện ngân sách tùy thuộc cơ cấu ngân sách. Mặt khác, cũng có thể có 1 tác động ngược chiều từ sự ổn định tài
khóa đến việc tăng hay giảm tỉ giá hối đoái thực. Điều này sẽ tác động đến tình hình kinh tế quốc gia đó, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển có nguồn vốn bị giới hạn có xu hướng giữ mức thâm hụt tài khóa nhiều hơn những nước phát triển. Để tránh mối quan hệ nhân quả từ cắt giảm tài khóa đến tỷ giá hối đối thực. Bài nghiên cứu thay biến tỷ giá hối đoái thực bằng biến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực, lấy giá trị độ trễ 1 năm.
2.3.2.5 Thâm hụt ngân sách cơ bản, thối vốn và nợ cơng trong nước
Khi một quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách cơ bản, thì việc đưa ra những điều chỉnh thích hợp để cải thiện cán cân ngân sách là rất cần thiết. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thâm hụt ngân sách cơ bản như là 1 biến trong mơ hình, bài nghiên cứu sử dụng các thành phần của nó bao gồm: nguồn thu thuế (thuế trực tiếp, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế thương mại), nguồn thu phi thuế và chi phí cơ bản của chính phủ. Bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem các thành phần trên có ảnh hưởng đến sự điều chỉnh tài khóa của một quốc gia hay khơng. Cuối cùng đưa ra kì vọng rằng khi nguồn thu từ các thành phần trên của chính phủ tăng lên sẽ làm giảm khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa của quốc gia đó (bao gồm điều chỉnh tài khóa dần dần và điều chỉnh tài khóa nhanh)
Bên cạnh đó, kì vọng khi sự thoái vốn càng gia tăng sẽ làm tăng khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa của quốc gia đó. Ngồi ra, việc suy giảm nguồn vốn của một quốc gia phần lớn sẽ liên quan tới vấn đề nợ cơng trong nước, vì vậy bài nghiên cứu này bên cạnh việc xét sự ảnh hưởng của thối vốn đến sự điều chỉnh tài khóa, mơ hình nghiên cứu cịn thêm vào biến nợ cơng trong nước và kì vọng rằng khi nợ cơng trong nước tăng lên sẽ làm tăng khả năng điều chỉnh tài khóa ở những nước đang phát triển.
2.3.2.6 Lạm phát
Theo nghiên cứu của Meliz (1997) và Wyplosz (1999), có một mối quan hệ tồn tại giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Một sự nới lỏng tiền tệ sẽ làm lạm phát tăng lên và tăng thâm hụt ngân sách, điều này sẽ làm tăng khả năng cắt giảm tài khóa của quốc gia đó. Hơn nữa, sự kết hợp giữa hai chính sách trên sẽ tác động đáng kể đến mức sản lượng (GDP), giá cả, lãi suất trong nền kinh tế. Nghiên cứu của Meliz (1997) và Wyplosz (1999) cung cấp những bằng chứng rằng chính sách tài khóa mở rộng sẽ đi cùng với chính sách tiền tệ thắt chặt vì một vài lí do sau:
• Sự mở rộng tài khóa sẽ bù đắp cho mức sản lượng bị giảm do chính sách tiền tệ thắt chặt.
• Lãi suất tăng cao do chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm cho những khoản nợ cơng của chính phủ hấp dẫn hơn những kênh đầu tư nhân. Vì vậy, chính phủ sẽ dễ dàng có được nguồn thu từ khu vực tư nhân.
Trong bối cảnh đó, Von Hagen và Strauch (2001) chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng trong năm t làm tăng khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa trong năm t + 1. Do đó, trong mơ hình, biến lạm phát có giá trị độ trễ 1 năm.
2.3.2.7 Tốc độ tăng trưởng GDP và chu kỳ kinh tế
Theo lý thuyết thực nghiệm, bài nghiên cứu kỳ vọng sự điều chỉnh tài khóa sẽ được thực hiện dưới một nên kinh tế tăng trưởng (tăng trưởng GDP cao). Tuy nhiên, một số quốc gia buộc cắt giảm ngân sách trong điều kiện kinh tế không thuận lợi, cụ thể là khi kinh tế tăng trưởng thấp và thiếu tài trợ. Một lần nữa, để tránh tác động đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP với giá trị trễ một năm.
Chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng (output gap) cũng là yếu tố quan trọng quyết định thời điểm thực hiện điều chỉnh tài khóa. Thật vậy, chu kỳ kinh tế có thể ảnh hưởng lên ngân sách theo cả hai bộ phận doanh thu và chi tiêu. Ví dụ, vào giai đoạn kinh tế bùng nổ, nguồn thu chính phủ tăng lên như thu thuế tăng, các công ty sẽ tăng lợi nhuận, việc làm tăng lên và các chi phí trợ cấp thất nghiệp của chính phủ sẽ giảm đi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sẽ xảy ra các phản ứng ngược lại. Điều này giải thích tại sao xu hướng điều chỉnh tài khóa xảy ra khi nền kinh tế đang tăng trưởng và hiếm khi xảy ra trong một nền kinh tế suy thoái.
Von Hagen và Strauch (2001) nhấn mạnh rằng khi mức chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng tăng lên, sẽ làm tăng khả năng điều chỉnh chính sách tài khóa trong ngắn hạn nhưng làm giảm khả năng điều chỉnh trong dài hạn. Tuy nhiên, trong một vài giai đoạn thích hợp, chính phủ có thể trì hỗn việc thơng qua các biện pháp cắt giảm tài khóa bằng cách giảm thuế và tăng chi tiêu. Tóm lại, bài nghiên cứu này kỳ vọng chênh lệch sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng có tác động dương hoặc âm lên hai cách đo lường điều chỉnh tài khóa.
2.3.2.8 Chương trình IMF
Theo Larvigne (2010), các chương trình IMF có thể có ảnh hưởng tích cực lên việc điều chỉnh tài khóa. Thật vậy, các chương trình bình ổn của IMF trong việc hỗ trợ và những điều kiện đi kèm có thể cung cấp những ưu đãi cho các nước đang muốn thực hiện cắt giảm tài khóa. Vì vậy bài nghiên cứu này mong đợi một tác động tích cực của những chương trình IMF lên điều chỉnh tài khóa ở các nước đang phát triển.
2.3.2.9 Chất lượng quản lý của chính phủ
Chất lượng thể chế đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện chính sách tài khóa, chất lượng thể chế cao sẽ thúc đẩy khu vực công làm việc hiệu quả hơn và giảm tham nhũng, dẫn đến gia tăng nguồn thu của chính phủ (trong đó có thu thuế). Hơn nữa, Lane và Tornell (1999) giải thích rằng, những thể chế mạnh sẽ giúp đưa ra chính sách tài khóa đúng hướng. Bài nghiên cứu kì vọng rằng một quốc gia đang phát triển có thể chế tốt sẽ giảm khả năng cắt giảm tài khóa. Lavign (2011) nhấn mạnh: các chỉ số này không nhất thiết độc lập với điều chỉnh chính sách tài khóa bởi vì mặc dù có mối quan hệ nhân quả từ các yếu tố kinh tế chính trị đến chính sách tài khóa nhưng các điều chỉnh chính sách tài khóa cũng có thể tác động đến các biến chính trị và thể chế. Để giải quyết vấn đề nội sinh, Larvigne (2011) tính biến “chất lượng thể chế” bằng giá trị trung bình của ba năm trước đó (khơng tính năm hiện tại). Do đó, bài nghiên cứu dựa theo phương pháp của Larvigne (2011), xác định trước biến chất lượng quản lý của chính phủ (bằng giá trị trung bình ba năm trước đó) trước khi xem xét tác động của biến này lên việc điều chỉnh chính sách tài khóa.
Bảng 2.1: Mô tả dữ liệu và kỳ vọng biến
Biến kiểm soát Nguồn Phương pháp đo lường Kỳ vọng
dấu FCA FCH
LnRemit WDI Giá trị logarit tự nhiên của tỷ lệ kiều hối trên GDP
+ Unpredictability Giá trị ODA giải
ngân ròng (%GDP) và ODA cam kết (%GDP): OECD
Mục 3.1.2.1 +/-
Lognetoda Gía trị ODA giải ngân rịng (USD): OECD.
GDP (USD): WDI
Giá trị Logarit của ODA giải ngân ròng (%GDP)
+/-
Logreer WDI Giá trị Logarit tỷ giá hối đoái thực hiệu lực
- Primaryexpend Tổng chi tiêu CP
(%GDP): IMF-IFS. Lãi vay nước ngoài của CP (%GDP): World Bank
Tỷ lệ chi tiêu cơ bản của chính