2.2 Các nghiên cứu trên thế giới
2.2.3 Mối quan hệ giữa sự không thể dự báo tỷ lệ giải ngân ODA và sự điều
Theo Celasun và Walliser (2008), những dịng ODA giải ngân có thể dự báo được sẽ làm tăng khả năng lập kế hoạch của các nước tiếp nhận và cho phép họ thực hiện các hoạt động tài khóa hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu dịng ODA có khả năng dự báo thấp, chính phủ sẽ rất tốn kém do phải thực hiện các điều chỉnh đầu tư và chi tiêu trong trường hợp không nhận được viện trợ hoặc nhận được nhưng tỷ lệ giải ngân thấp. Hơn nữa, Gemmell và McGillivray (1998) có nhấn mạnh rằng, sự giảm sút bất thường của dòng viện trợ sẽ kéo theo sự giảm sút trong chi tiêu và sự gia tăng thuế của chính phủ.
Theo nghiên cứu của Foster (2003), chi phí phát sinh do dịng viện trợ bị giảm sút phụ thuộc vào mối liên hệ giữa khoản viện trợ và mục đích chi tiêu của chính phủ. Thực tế, khi một quốc gia nhận được dịng viện trợ, chính phủ quốc gia đó phải quyết định xem nên làm gì với khoản tiền này. Chính phủ sẽ có rất nhiều lựa chọn, có thể tiết kiệm, gia tăng chi tiêu công, chuyển trực tiếp đến khu vực tư thông qua cắt giảm thuế hoặc thông qua chuyển giao trực tiếp, nguồn viện trợ cũng có thể được sử dụng để thay thế tài trợ thâm hụt ngân sách trong nước hoặc kết hợp các yếu tố trên (Adam, 2006).
Giả sử chính phủ quyết định tiết kiệm hồn toàn phần viện trợ nhận được. Trong trường hợp này, dòng vốn chảy vào sẽ khơng ảnh hưởng đến ngân sách chính phủ và sự khơng thể dự báo của chúng sẽ khơng có ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh chính sách tài khóa.
Nếu nguồn giải ngân dùng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, một sự sụt giảm viện trợ có thể dẫn đến thắt chặt tài khóa.
Giả sử chính phủ quyết định chuyển dịng viện trợ trực tiếp đến khu vực tư. Nếu thuế thương mại và thuế nội địa trong nền kinh tế đủ rộng, việc khu vực tư sử dụng ản chuyển giao này cho tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong nước hoặc hàng nhập
khẩu, sẽ làm gia tăng thu nhập từ thuế của chính phủ (chủ yếu thơng qua thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, và thuế môn bài). Kết quả là sự không thể dự báo tỷ lệ giải ngân ODA, nếu khơng được lường trước bởi chính phủ, sẽ dẫn đến những điều chỉnh chính sách tài khóa. Ngược lại, nếu thuế nội địa trong nền kinh tế khơng đủ rộng để có thể đánh thuế vào tiêu thụ hàng hóa và nếu thành phần thuế tiêu dùng trong tổng thu nhập thuế là không lớn, khoản viện trợ trực tiếp cho việc tiêu dùng hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu bởi sẽ khơng ảnh hưởng đến ngân sách. Kết quả sự không thể dự báo tỷ lệ giải ngân ODA khơng tác động đến ngân sách chính phủ và những quyết định để thực hiện những biện pháp điều chỉnh chính sách tài khóa.
Trong trường hợp chính phủ chuyển giao cho khu vực tư nhân thông qua cắt giảm thuế, sự không thể dự báo tỷ lệ giải ngân ODA không phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh chính sách tài khóa.
Nếu chính phủ sử dụng dịng ngng ODA giải ngân để tài trợ thâm hụt trong nước, sự sụt giảm bất ngờ trong dòng viện trợ sẽ dẫn đến những biện pháp điều chỉnh chính sách tài khóa.
Nếu chính phủ kết hợp những phương án khác nhau ở trên, ảnh hưởng của sự không thể dự báo lên điều chỉnh chính sách tài khóa sẽ phụ thuộc vào lựa chọn nào của chính phủ đang chiếm ưu thế.
Tóm lại, tác động của sự khơng thể dự báo tỷ lệ giải ngân ODA lên ngân sách của chính phủ thì khơng chắc chắn, phụ thuộc vào mục đích sử dụng dịng ODA giải ngân này.