CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.2. Các biến trong mơ hình:
Bài nghiên cứu sẽ xem xét tác động của các biến đại diện cho tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Tỷ suất sinh lời được đại diện bằng hai biến tỷ số lợi nhuận ròng trên trên tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE).Các biến độc lập trong mơ hình là các biến nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu trước đây của các tác giả như Étienne Bordeleau và Christopher Graham.
4.2.1. Biến phụ thuộc :
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản của ngân hàng i năm t (ROAi,t):
ROAi,t =
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i năm t (ROEi,t):
ROEi,t =
4.2.2. Biến độc lập:
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản (Lai, t-1):
Lai, t-1=
Theo Estienne Bordeleau và Christopher Graham, tài sản có tính thanh khoản bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tiền vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác, chứng khốn Chính phủ.
Các ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.Với quan điểm của thị trường vốn là đối với một ngân hàng, việc nắm giữ tài sản có tính thanh khoản sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản của nó.Tuy nhiên, lợi ích này khơng thể bù đắp cho việc chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản có tính thanh khoản mang lại lợi nhuận thấp cho ngân hàng.
Tỷ lệ của tổng tài sản trên vốn chủ sỡ hữu (leverage I,t-1):
leverageI,t-1=
Tỷ lệ của tổng tài sản trên vốn chủ sỡ hữu chỉ ra khả năng lợi dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay của một ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Tỷ lệ của tổng tài sản trên vốn chủ sỡ hữu quá cao cho thấy có thể ngân hàng này đã phải vay rất nhiều để duy trì hoạt động kinh doanh khơng mấy hiệu quả của mình. Tuy nhiên tỉ lệ tài sản/vốn chủ sở hữu cao cũng có thể chứng tỏ rằng ngân hàng này đã sử dụng vốn rất hiệu quả, khi nó nhân được nguồn lực kinh doanh của mình lên nhiều lần từ một số vốn chủ sở hữu không lớn lắm.Tương tự, tỉ lệ tài sản/vốn chủ sở hữu thấp cho thấy hoặc đây là một ngân hàng rất mạnh, không cần đến vốn vay, hoặc đây cũng có thể là một ngân hàng chắc ăn một cách thái quá, không dám vay vốn kinh doanh và cam chịu bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt trên thị trường.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ trên tổng thu nhập ngân hàng (Mkt_income I,t)
Mkt_income I,t=
Trong bối cảnh tín dụng thụt lùi trước tình hình khó khăn chung của thị trường và dư nợ toàn ngành tăng trưởng chậm, thu nhập từ hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày càng gặp khó. Ngun nhân là do chi phí vốn cao, trong khi lãi suất cho
vay ở mức thấp. Thêm vào đó, tình trạng nợ xấu cao khiến cho các ngân hàng phải tăng trích lập dự phịng rủi ro đã ăn mịn lợi nhuận các ngân hàng.Việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và dịch vụ có thể là một hướng ra giúp các ngân hàng hoàn thành được chỉ tiêu lợi nhuận của mình. Do đó, tỷ lệ nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh và dịch vụ sẽ có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng.
Tỷ lệ chứng khoán phái sinh trên tổng nợ: (Repos I,t)
Repos I,t=
Các cơng cụ tài chính phái sinh bao gồm các hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo).Bản chất của hai hợp đồng này là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn trên thị trường tiền tệ. Các thành viên sở hữu chứng khốn ở thời điểm nhất định có thể thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng chứng khoán cho thành viên khác đang có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khốn đó sau khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng.Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khốn đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khốn rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng gọi chung các giao dịch mua hay bán chứng khốn của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ là giao dịch Repo.
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 (Tier1 I,t-1)
Tier1 I,t-1=
Vốn cấp 1về cơ bản bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phịng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là một trong những thước đo tỉ lệ đủ vốn của Ngân hàng, đó là tỉ lệ giữa vốn
nòng cốt của ngân hàng với tổng tài sản có rủi ro trọng số. Tài sản có rủi ro trọng số là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ được tính tốn theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý (thường là Ngân Hàng Trung Ương) đưa ra. Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều theo chuẩn BIS - Ngân hàng thanh toán quốc tế - để đặt ra những trọng số này. Các tài sản như tiền mặt, tiền xu thường có trọng số rủi ro là 0, trong khi các khoản vay khơng có bảo đảm có trọng số 100%.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam (GDPi,t):
Trong bài nghiên cứu này, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam (GDPi,t) được kỳ vọng có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Bởi vì nền kinh tế tăng trưởng tốt, cùng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhu cầu về vốn của nền kinh tế gia tăng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng gia tăng thu nhập của mình.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam (CPIi,t-1):
Sự gia tăng lạm phát sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mặc dù với những tỷ lệ khác nhau, và kết quả là làm tỷ suất sinh lợi tăng lên hoặc giảm đi. Nếu lạm phát không được lường trước và các ngân hàng kém năng động trong việc điều chỉnh lãi suất thì có khả năng sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên nhanh hơn doanh thu, và do đó có thể gây tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi ngân hàng.
Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm của Việt Nam (UNEt):
Nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ làm cho khả năng trả nợ của người đi vay yếu đi, làm tăng rủi ro tín dụng và làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập của ngân hàng thông qua sự gia tăng số lương các khoản vay và giảm tỷ lệ nợ xấu.