2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp fixed effects (FEM), GMM và GLS để chạy hồi quy nhằm đo lường tác động tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngồi lên tăng trưởng.
Dữ liệu trong luận văn là dữ liệu bảng động, đầu tiên, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tác động cố định fixed effects (FEM) để thấy được những đặc điểm riêng không quan sát được của từng quốc gia.
Sau khi hồi quy bằng phương pháp FEM, tác giả đã thực hiện kiểm định Wald và kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Đồng thời, tác giả nhận thấy tất cả các mơ hình đều xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, nhưng lại không gặp phải hiện tượng tự tương quan (phần kiểm định sẽ được trình bày trong phần phụ lục A.1, A.2, A.3, A.4, B). Khi mơ hình hồi quy gặp phải hiện tượng phương sai thay đổi, các ước lượng sẽ bị chệch và kết quả ước lượng được từ mơ hình sẽ mất đi tính hiệu quả. Do đó, tác giả đã sử dụng thêm mơ hình GLS để xử lý phương sai thay đổi và có tính đến các đặc điểm riêng của từng quốc gia bằng các biến giả.
Theo nghiên cứu của Catherine Pattillo và các cộng sự (2011), trong mơ hình tồn tại 5 biến nội sinh là: tỷ lệ tuyển sinh, đầu tư, cán cân ngân sách trên GDP, độ mở cửa và các chỉ tiêu nợ. Do đó, tác giả dùng phương pháp GMM nhằm điều chỉnh nội sinh cho các biến trên. Phương pháp GMM được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động, và dùng để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng nội sinh. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp System
GMM để thực hiện hồi quy các mơ hình nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng biến trễ của các biến nội sinh làm biến công cụ để xử lý hiện tượng nội sinh.
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng GMM và GLS là phương pháp chủ yếu, đồng thời cũng trình bày các kết quả ước lượng hiệu ứng cố định (FEM) làm cơ sở để so sánh.
Ngoài ra, tác giả cũng tính đến sự hiện diện của các quan sát bất thường. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành hồi quy hai bộ số liệu có và khơng có các quan sát bất thường. Từ đó, nhận thấy trong cả hai trường hợp cho ra kết quả tương đương nhau, tuy nhiên ở trường hợp hồi quy tồn bộ mẫu cho kết quả có ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, trong phần kết quả, tác giả chỉ nêu kết quả của bộ dữ liệu hồi quy toàn bộ mẫu, kết quả hồi quy của bộ dữ liệu còn lại sẽ được nêu ở phần phụ lục để tham khảo