Component 1 TINHHUUHIEU1 .782 TINHHUUHIEU2 .727 TINHHUUHIEU7 .706 TINHHUUHIEU4 .682 TINHHUUHIEU3 .674 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2016
4.3 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu 4.3.1 Phân tích tƣơng quan 4.3.1 Phân tích tƣơng quan
Để xây dựng mơ hình tuyến tính đa biến thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB, đề tài tiến hành xem xét ma trận hệ số tương quan tuyến tính giữa các khái niệm độc lập là Năng lực của KTVNB, Sự hỗ trợ của cấp trên, Quy mô, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL, Tính độc lập của KTNB và biến phụ thuộc Tính hữu hiệu của KTNB được trình bày trong bảng 4.16.
Qua đó có thể thấy,Tính hữu hiệu của KTNB (HUUHIEU) có mối tương quan khá chặt với Năng lực của KTVNB (NANGLUC), Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL (QUANHE) và Tính độc lập của KTNB (DOCLAP) (hệ số Pearson lớn hơn .4 và nhỏ hơn .8).
Bảng 4.16 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
hotro quanhe nangluc doclap Quymo huuhieu
Hotro Pearson Correlation 1 .243** .538** .365** -.172* .321** Sig. (2-tailed) .005 .000 .000 .048 .000 N 132 132 132 132 132 132 quanhe Pearson Correlation .243** 1 .367** .480** .088 .542** Sig. (2-tailed) .005 .000 .000 .316 .000 N 132 132 132 132 132 132 nangluc Pearson Correlation .538** .367** 1 .375** -.063 .430** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .471 .000 N 132 132 132 132 132 132 doclap Pearson Correlation .365** .480** .375** 1 .163 .775** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .062 .000 N 132 132 132 132 132 132 Quymo Pearson Correlation -.172* .088 -.063 .163 1 .165 Sig. (2-tailed) .048 .316 .471 .062 .059 N 132 132 132 132 132 132 huuhieu Pearson Correlation .321** .542** .430** .775** .165 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .059 N 132 132 132 132 132 132
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 2016
Trên cơ sở mối tương quan trên, ta thấy mơ hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với tập dữ liệu: các thành phần của biến độc lập có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB (hệ số tương quan Pearson đều dương).
4.3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 4.17: Model Summary
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .809a .654 .640 .38330 1.818 Bảng 4.18: ANOVA Model Sum of Squares
df Mean Square F Sig.
1
Regression 34.957 5 6.991 47.585 .000b
Residual 18.512 126 .147
Total 53.469 131
Bảng 4.19: Phân tích hồi quy
Model Unstandardized Coefficients
Hệ số Beta chuẩn hóa
t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Tolerance Độ phóng đại phương sai (VIF) 1 Hằng số .399 .315 1.265 .208 hotro -.024 .070 -.022 -.344 .732 .647 1.545 quanhe .220 .072 .188 3.063 .003 .727 1.376 nangluc .177 .083 .139 2.129 .035 .641 1.560 doclap .581 .059 .633 9.824 .000 .663 1.509 Quymo .025 .028 .050 .913 .363 .910 1.099 a. Dependent Variable: huuhieu
Kiểm định các giả thiết mơ hình:
Hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mơ hình 1 được trình bày tại Bảng 4. Qua đó, ta thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF) của các khái niệm độc lập trong mơ hình 1 đều nhỏ hơn 10; chứng tỏ: giữa các khái niệm độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Sự độc lập của phần dư ước lượng
Đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) của hàm hồi quy 1 có giá trị là 1.818, gần bằng 2, cho thấy: khơng có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 1, hay nói cách khác: các phần dư ước lượng của mơ hình độc lập, khơng có mối quan hệ tuyến tính với nhau.
Kiểm định mơ hình hồi quy:
Nhận xét: Như vậy, mơ hình nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh là 0.640, nghĩa là có 64.0% sự biến thiên của tính hữu hiệu của KTNB được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập gồm: Năng lực của KTVNB, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTV độc lập và Tính độc lập của KTNB với độ tin cậy 95%.
Kết quả phân tích hệ số hồi quy riêng của mơ hình được trình bày ở bảng 4.19. Qua đó ta có thể thấy: hệ số hồi quy riêng đứng trước biến Năng lực của KTVNB, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTV độc lập và Tính độc lập của KTNB đều có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. của kiểm định t nhỏ hơn 5%). Riêng hằng số của của mơ hình 4.1, các hệ số hồi quy riêng đứng trước các biến Quy mô và Sự hỗ trợ của cấp trên có giá trị Sig. của kiểm định t lớn hơn 5%, do đó hằng số và các biến này khơng có ý nghĩa trong mơ hình hồi quy 4.1. Như vậy, các biến Năng lực của KTVNB, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL và Tính độc lập của KTNB được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố với tính hữu hiệu của KTNB.
Thơng qua các kiểm định ở trên, có thể thấy mơ hình 4.1 biểu diễn mối quan hệ giữa các đặc trưng “Năng lực của KTVNB”, “Mối quan hệ giữa KTVNB và KTV độc lập” và “Tính độc lập của KTNB” khơng vi phạm các giả thuyết ban đầu
thống kê 95% và các hệ số hồi quy riêng của mơ hình đều có giá trị dương. Như vậy, giả thuyết ban đầu về mối quan hệ giữa các thành phần về năng lực, mối quan hệ, tính độc lập và tính hữu hiệu của KTNB đều được chấp nhận. Có nghĩa là, khi các thành phần về năng lực, mối quan hệ, tính độc lập ngày càng được nâng cao thì tính hữu hiệu của KTNB cũng từ đó ngày càng tăng theo.
Riêng các biến độc lập Quy mơ có giá trị Sig = 0.363 > p=5% và Sự hỗ trợ của cấp trên có giá trị Sig = 0.732 > p=5% không đạt được ý nghĩa thống kê (giá trị Sig của kiểm định t nhỏ hơn 5%). Vì vậy, 2 biến này sẽ bị loại và không đưa vào phương trình hồi quy. Như vậy, mơ hình hồi quy 4.1 chỉ bao gồm các hệ số hồi quy riêng của các khái niệm độc lập và các hệ số này phù hợp với tổng thể, có thể giải thích được mối quan hệ đặc trưng giữa “Năng lực của KTVNB”, “Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL” và “Tính độc lập của KTNB” đến “Tính hữu hiệu của KTNB”
Cụ thể, hàm hồi quy được viết như sau:
HUUHIEU = 0.139*NANGLUC + 0.188*QUANHE + 0.633*DOCLAP (1)
Theo thang đo likert 5 mức độ, trong các điều kiện khác không đổi, khi Năng lực của KTVNB tăng lên 1 thì tính hữu hiệu của KTNB tăng lên 0.139 đơn vị. Tương tự như vậy, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL tăng lên 1 thì mức độ tính hữu hiệu của KTNB tăng lên 0.188 đơn vị. Nếu Tính độc lập của KTNB tăng lên 1 đơn vị thì mức độ tính hữu hiệu của KTNB tăng lên 0.633 đơn vị. Trong đó mức độ tác động về tính độc lập của KTNB có tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của KTNB.
Tóm lại, sau khi phân tích tương quan và chạy mơ hình hồi quy tuyến tính bội, ta có mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB gồm 3 nhân tố ảnh hưởng là: Năng lực của KTVNB, Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL và Tính độc lập của KTNB.
Mơ hình được mơ hình hóa như sau:
Hình 4.1 Mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu của KTNB
Kiểm định giả thuyết
Qua bảng 4.19 Hệ số hồi quy của mơ hình 4.1, ta thấy mức ý nghĩa quan sát được Sig.) đối với các biến độc lập NANGLUC, DOCLAP, QUANHE nhỏ hơn 5%, điều đó có nghĩa là các giả thuyết H2, H4, H5 được chấp nhận.
Các giả thuyết có hệ số Sig lớn hơn 5% bị bác bỏ là H1, H3
Kết quả kiểm định giả thuyết của mơ hình được trình bày tại bảng 4.20
Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Kết quả kiểm định
H1: Qui mô bộ phận KTNB (số lượng nhân
viên) có ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của KTNB.
Bác bỏ giả thuyết (p > 5%)
H2: Năng lực của KTVNB có ảnh hưởng
thuận chiều đến tính hữu hiệu của KTNB.
Phù hợp với mơ hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H3: Hỗ trợ quản lý đối với hoạt động
KTNB có mối quan hệ thuận chiều đến tính hữu hiệu của KTNB.
Bác bỏ giả thuyết (p > 5%)
H4: Mối quan hệ giữu KTVNB và KTVĐL
có quan hệ thuận chiều với tính hữu hiệu của KTNB càng cao.
Phù hợp với mơ hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
H5: Tính độc lập của KTVNB có mối quan
hệ thuận chiều với tính hữu hiệu của KTNB.
Phù hợp với mơ hình ước lượng nên chấp nhận chấp nhận giả thiết (p<5%)
4.4 Bàn luận
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính, phân tích ảnh hưởng của 5 nhấn tố độc lập đến tính hữu hiệu của KTNB, kết quả thu được của nghiên cứu là mơ hình gồm 3 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB bao gồm năng lực của KTVNB, mối quan hệ giữa KTNB và KTVĐL và tính độc lập của KTVNB. Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của ba nhân tố trên có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của KTNB.
Biến thứ nhất có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là biến năng lực của
KTVNB, kết quả cho thấy năng lực của KTVNB có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của KTNB, kết quả này trùng hợp với kết quả của Ahmad et al (2009), Baharud-din et al (2014), Tabanded Salehi (2016) và cũng trùng hợp với giả thuyết đã đặt ra trong chương 2. Lý thuyết chi phí đại diện đã cho thấy, tổ chức cần KTVNB để giám sát hoạt động của bên được ủy nhiệm. Để giảm thiểu chi phí đại diện, thì năng lực của kiểm tốn viên càng cao thì càng giảm chi phí đại diện do lợi ích của bên ủy nhiệm được bảo vệ tốt hơn. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, kinh doanh trong môi trường mở cửa và hội nhập tại Việt Nam như hiện nay thì việc cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn là điều không thể tránh khỏi; do đó hoạt động quản lý ở các doanh nghiệp càng phải nâng cao tính chuyên nghiệp với hệ thống công cụ quản lý quan trọng và phải dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Theo xu hướng phát triển đó thì KTNB là nhu cầu cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, trong đó các kiểm tốn viên chính là thực thể tạo nên linh hồn của chức năng KTNB. Năng lực của kiểm toán viên là rất cần thiết để hoạt động kiểm tốn có thể hoạt động hữu hiệu. Thêm vào đó, thay vì theo quan điểm trước đây, KTNB chỉ tập trung vào cơng tác kiểm tra kế tốn, thơng tin tài chính của cơng ty, nhưng với việc tầm quan trọng của kiểm toán nội ngày càng được chú trọng như hiện nay thì đối tượng của KTNB gần như là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Dó đó, KTVNB phải có những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp để thực hiện vai trò, trách nhiệm của họ nhằm mang đến một sự đảm bảo về việc phát hiện và cải tiến những điểm yếu cho tổ chức. Qua đó ta thấy nhân tố năng lực của
KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của KTNB là phù hợp với tình hình tại Việt Nam.
Biến thứ hai có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của KTNB là mối quan
hệ giữa KTVNB và KTVĐL. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Almohaimeed (2000), Brierley et al (2001, 2003), Gwilliam và El-Nafabi (2002), Tabanded Salehi (2016). Lý thuyết thơng tin hữu ích đã cho thấy, KTVNB và KTVĐL sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích để phục vụ lẫn nhau. Dù chức năng của KTNB và kiểm toán độc lập là khác nhau, song cả hai đối tượng đều có mối quan tâm chung đến hệ thống hoạt động của một tổ chức, mối quan tâm chung này sẽ cung cấp cơ sở hợp lý chủ yếu cho sự nỗ lực phối hợp hiệu quả giữa hai loại hình kiểm tốn này. Điều này sẽ giúp cho cơng việc được phối kết nhịp nhàng, hiệu quả,
giúp giảm thiểu sự chồng chéo trong công việc. Thực tế trong cơng việc kiểm tốn tại các doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy, KTVĐL có thể sử dụng kết quả hoặc công việc của KTNB để xác định bản chất, thời gian, nội dung thực hiện cơng việc kiểm tốn của họ. Ngược lại KTNB có thể hỗ trợ kiểm tốn độc lập hiểu được hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đồng thời giúp ích trong việc thu thập các thông tin liên quan trong việc xác định và đánh giá rủi ro trong báo cáo tài chính. KTNB cũng có thể sử dụng kết quả của kiểm toán độc lập để mang đến sự đảm bảo liên quan đến các công việc mà họ đang cần phải thu thập trong phạm vi KTNB. Tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, thường xuyên có các chương trình, kế hoạch để KTVNB và KTVĐL phối hợp với nhau, qua đó cho thấy mối quan hệ giữa KTVNB và KTV độc lập có ảnh hưởng thuận chiều với tính hữu hiệu của KTNB là phù hợp với mơi trường kiểm tốn tại Việt Nam.
Biến cuối cùng có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là biến tính độc lập
của KTVNB, theo đó tính độc lập của KTVNB có tác động cùng chiều với tính hữu hiệu của KTNB. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Baharud-din et al (2014), George et al (2015), Sakour (2015) và Salehi (2016). Tuân thủ tính độc lập được coi là nền tảng của nghề nghiệp kiểm tốn, nó là một phẩm chất quan trọng nhất của người hành nghề kiểm tốn nói chung dù họ làm việc ở bất cứ loại hình kiểm tốn
pháp lý, theo đó, KTVNB thể hiện sự độc lập qua việc được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm tốn và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm tốn. KTV có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm tốn và bộ phận có liên quan cung cấp thơng tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tốn, khơng bị đe dọa đến việc thực hiện trách nhiệm kiểm toán.
Như vậy, nhân tố tính độc lập của KTVNB có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của KTNB là phù hợp với đặc điểm kiểm toán tại Việt Nam.
Đối với các nhân tố khơng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB từ mơ hình hồi quy.
Biến quy mô của bộ phận KTNB khơng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
KTNB. Tức là số lượng nhân viên càng nhiều thì khơng ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB. Điều này có thể giải thích do khâu tuyển dụng KTNB tại Việt Nam
hiện nay chưa chặt chẽ. Quy trình tuyển dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
nguồn nhân lực của doanh nghiệp bởi đây chính là khâu quan trọng để tìm người có năng lực, người phù hợp với vị trí cơng việc cho cơng ty. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay công tác tuyển dụng vẫn chưa tốt, qua đó làm ảnh hưởng đến việc số lượng nhiều nhưng chất lượng vẫn không tăng.
Biến sự hỗ trợ của cấp trên khơng có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB
do giá trị Sig = 0.732 > p=5% không đạt được ý nghĩa thống kê nên biến này bị loại khỏi mơ hình. Điều này có thể giải thích là do các KTVNB chưa thực sự hiểu vai trị của cấp trên có liên quan đến tính hữu hiệu của KTNB.
Tóm tắt chƣơng 4
Nghiên cứu đã lọc được 132 bảng trả lời từ các KTVNB đang làm việc tại 41 tổ chức tại TP.HCM. Kết quả phân tích Cronbach‟s alpha cho thấy, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB với 32 biến quan sát, đã loại 5 biến, cịn lại 27 biến được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Đối với biến độc lập, Kết quả EFA lần thứ nhất và lần thứ hai đã loại 1 biến, còn lại 21 biến quan sát đạt yêu cầu. Đối với biến phụ thuộc, kết quả EFA sau hai lần đã loại 1 biến, còn lại 5 biến đạt yêu cầu. Tổng cộng còn lại 19 biến quan sát phù hợp. Kết quả phân tích tương quan cho thấy giữa các biến độc lập X với biến phụ thuộc Y có