Ngân hàng liên doanh (Đến 30/6/2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

5. Cấu trúc của đề tài

2.1.7 Ngân hàng liên doanh (Đến 30/6/2013)

Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Việt Nam được thành lập năm 1990. Đến 30/06/2013 là 4 ngân hàng.

STT Tên ngân hàng Địa chỉ Số và ngày cấp giấy phép Vốn điều lệ (triệu USD)

1 VID PUBLIC BANK 53 Quang Trung - Hà Nội 01/ NHGP ngày 25/3/1992 64 2 INDOVINA BANK LIMITTED 97A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận - TP.HCM 135/ NHGP ngày 21/11/1990 165 3 VIỆT THÁI Vinasiam bank 2 Phó Đức Chính – Quận 1 - TP.HCM 19/ NHGP ngày 20/4/1995 61 4 VIỆT NGA Vietnam-Russia Joint Venture Bank Số 1 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội 11/GP-NHNN ngày 30/10/2006 168,5 2.1.8 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (Đến 30/6/2013)

Là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi, trong đó phải có một ngân hàng nước ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng 100% vốn nước ngồi được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Trong năm 2008, đồng loạt 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

STT Tên ngân hàng Địa chỉ Số và ngày cấp giấy phép Vốn được cấp Vốn điều lệ / (tỷ đồng) 1 HSBC 235 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh Số 235/GP- NHNN ngày 08/9/2008 3.000 2 Standard Chartered Phòng 1810- 1815 Tồ nhà Kengnam, lơ E6,

khu đô thị mới Cầu Giấy, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội Số 236/GP- NHNN ngày 08/9/2008 3.000

3 Shinhan Vietnam Tầng trệt, tầng lửng, tầng 2,3 Tòa nhà Empress, số 138-142 đường Hai Bà Trưng, phường Đa Kao,

quận 1, TP. Hồ Chí Minh Số 341/GP- NHNN ngày 29/12/2008 7.547,1 4 ANZVL Tòa nhà Suncity, 13 Hai Bà Trưng, Hà Nội Số 268/GP- NHNN ngày 09/10/2008 3.000 5 Hong Leong Phòng 1203 Sài Gịn Trade Centre, 37 Tơn Đức Thắng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Số 342/GP- NHNN ngày 29/12/2008 3.000

Ngồi ra, hiện tại đến 30/06/2013 có 50 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 968 quỹ tín dụng trên tất cả tỉnh thành.

2.2 Diễn biến lãi suất cho vay và huy động tại các ngân hàng từ 2000 – 2013

Trong phần này bài viết phân tích diễn biến về lãi suất cho vay và huy động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000-2013. Lãi suất huy động trung bình và cho vay kỳ hạn dưới 12 tháng được sử dụng để đại diện cho hệ thống NHTM Việt Nam. Bài viết sử dụng số liệu thống kê của IFS để phân tích. Mặc dù khơng phản ánh đầy đủ chênh lệch giữa hai mức lãi suất trung bình (huy động và cho vay) cũng phần nào phản ánh IRS của các NHTM Việt Nam.

Đồ thị 2.1: Diễn biến lãi suất cho vay và huy động tại các ngân hàng từ 2000 – 2013

Nguồn: International Financial Statistics (IFS) Chênh lệch lãi suất ở các NHTM từ đầu năm 2000 tới Quý 1/2013 có xu hướng thu hẹp theo thời gian, lãi suất cho vay và huy động khơng cịn chênh lệch nhiều như trước nữa. Với chủ trương tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới, lãi suất cho vay và huy động phần nào phản ánh sự biến động của thị trường.

Giai đoạn 2000 – 2002: cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ. Đây là giai đoạn Ngân hàng Nhà nước sử dụng lãi suất cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ. Dựa vào mức lãi suất cơ bản và biên độ dao động do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ, các Ngân hàng thương mại được phép ấn định lãi suất cho vay bằng VND phù hợp với quy định. Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ bắt đầu áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận.

Giai đoạn 2002 – nay: Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Ngân hàng Nhà nước ra đời, quy định về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam là một bước ngoặc lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ngày càng xích lại gần hơn với quy luật thị trường.

20,1% và 16,99%). Mặc dù vẫn giữ vững quyết tâm là tiếp tục theo đuổi chính sách tự do hóa lãi suất, nhưng trước áp lực của lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã phải đưa ra Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, các Ngân hàng thương mại được ấn định lãi suất kinh doanh nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Có thể nói Quyết định này đã đưa chính sách lãi suất của Việt Nam trở về đầu những năm 2000 sau bao nỗ lực để tiến đến tự do hóa lãi suất. Các Ngân hàng thương mại lại bị trói bởi sợi dây lãi suất cơ bản. Mặc dù cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của NHNN vào năm 2008 đã có khơng ít thành cơng, kìm hãm được làn sóng lạm phát, đưa Việt Nam thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, nhưng do sợi dây bị trói chặt quá lâu và có quá nhiều “nút thắt” nên đã đẩy lãi suất trên thị trường thường xuyên bị méo mó, đặc biệt là lãi suất huy động. Sau nhiều bàn bạc để đi đến đồng thuận lãi suất của các ngân hàng thương mại, thậm chí có cả sự can thiệp của Hiệp hội ngân hàng và cứng rắn hơn đó là mệnh lệnh hành chính.

Lại thêm một lần lãi suất cho vay và huy động đạt đến đỉnh cao vào Quý 2/2011 (18,02% và 14%). Năm 2011 do nền kinh tế luôn cần vốn để tăng trưởng trong khi tiết kiệm của toàn xã hội lại khơng cao, nền kinh tế ln trong tình trạng khát vốn. Đồng thời do tình trạng lạm phát cao, các khách hàng bắt đầu rút tiền từ ngân hàng và chuyển sang kênh đầu tư khác là USD và vàng. Để giữ chân khách hàng, các ngân hàng bắt đầu chạy đua lãi suất làm cho lãi suất thị trường tăng cao. Nhiều ngân hàng nhỏ do thiếu hụt thanh khoản phải vay trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất trên thị trường này có lúc lên đến 45%.

Thơng tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định huy động tối đa khơng vượt q 14% bao gồm mọi hình thức khuyến mại, nhưng lãi suất huy động trên thị trường vẫn gia tăng. Cực chẳng đã, các Ngân hàng thương mại phải kéo căng đường cong lãi suất thành đường thẳng khi phải niêm yết một mức lãi suất cho mọi kỳ hạn, thậm chí lãi suất kỳ hạn dài thấp hơn kỳ hạn ngắn.

Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, Ngân hàng nhà nước đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Qua các đợt điều chỉnh, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ

14%/năm xuống còn 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm.

Lãi suất thị trường bị chế tài bằng những mệnh lệnh hành chính do thị trường tài chính của Việt Nam chưa thật sự ổn định và phát triển hoàn thiện nên cần một bàn tay để đưa nó về trạng thái ổn định. Những điều chỉnh trên cho thấy sự hiệu quả nhất định, lãi suất cho vay và huy động những năm sau bắt đầu giảm và ổn định. Đồng thời, do thị trường dư thừa thanh khoản và tốc độ phát triển tín dụng chưa cao nên lãi suất cho vay và huy động hiện nay tương đối ổn định và hợp lý, phù hợp với thị trường.

Tác giả đã khảo sát chênh lệch lãi suất trung bình (huy động và cho vay) tại các nước như là Úc, Trung Quốc, Singapore, Brazil và Nigeria và nhận thấy các nước châu Á là Úc, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam có IRS gần tương đồng nhau dao động từ 3-5%. Trong khi IRS tại Brazil đạt mức cao nhưng có xu hướng giảm dần theo thời gian (từ mức 41% xuống 18%). Tuy không phải là nền kinh tế mạnh như Brazil nhưng Nigeria lại có IRS thấp hơn hẳn và ở mức 7-8%

2.3 Những yếu tố tác động đến khoảng rộng lãi suất tại Việt Nam 2.3.1 Các yếu tố vi mô 2.3.1 Các yếu tố vi mô

Những yếu tố vi mô là những yếu tố nội tại của ngân hàng có khả năng tác động đến IRS. Đây là những biến mà ngân hàng có khả năng thay đổi và ảnh hưởng nhiều nhất nếu ngân hàng đó muốn cải thiện hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của chính ngân hàng mình trong kinh doanh và hoạt động cấp tín dụng. Bài viết chỉ phân tích đặc trưng IRS và các yếu tố vi mơ của nhóm 5 ngân hàng cần khảo sát. Cách tính IRS giống chương 1 và dựa vào cáo cáo tài chính hợp nhất trong giai đoạn 2008-2013, thống kê theo quý.

Chi phí hoạt động (Operating cost)

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ Chi phí hoạt động trên Tổng tài sản sinh lãi của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Tỷ lệ này chủ yếu dưới 1% so với tổng tài sản sinh lãi của ngân hàng. Tỷ lệ này ảnh hưởng không nhỏ đến IRS, chính việc ngân hàng hoạt động không hiệu quả và công tác quản trị các nguồn lực của ngân hàng không tốt làm gia tăng chi phí hoạt động, góp phần làm gia tăng IRS của ngân hàng đó. Trong 5 ngân hàng trên, ACB chứng tỏ mình là một ngân hàng quản trị các nguồn lực của ngân hàng tốt, hiệu quả hoạt động cao khi chi phí hoạt

động chỉ chiếm một tỷ lệ thấp vào khoảng dưới 0,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong những quý gần đây có xu hướng tăng cho thấy những bất ổn trong quản trị nguồn lực và sự thiếu hiệu quả trong hoạt động dần rõ nét. Vietinbank mặc dù là một ngân hàng thương mại nhà nước nhưng trong những quý gần đây có sự chuyển biến rõ nét trong quản trị chi phí hoạt động khi có thời điểm tỷ lệ này chiếm đến gần 1% nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 0,4%. Trong 2 ngân hàng thương mại nhà nước được khảo sát trong bài thì VCB tỏ ra nhỉnh hơn Vietinbank trong công tác quản trị chi phí hoạt động, tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 0,4%. Eximbank cũng là một ngân hàng quản trị chi phí hoạt động khá tốt. Mặc dù là một ngân hàng lớn nhưng Sacombank cho thấy công tác quản trị chi phí hoạt động không được tốt bằng 4 ngân hàng còn lại khi tỷ lệ này khá cao khi có thời điểm vượt trên 1% và hiện nay là gần 0,8%.

Đồ thị 2.4: Chi phí hoạt động của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Giá trị tuyệt đối về chi phí hoạt động của 5 ngân hàng trong đó Vietinbank là cao nhất do ngân hàng này có mạng lưới hoạt động và số lượng nhân viên cao nhất trong 5 ngân hàng

đến là VCB, tuy mạng lưới hoạt động không nhiều bằng Vietinbank nhưng vẫn nhiều hơn 3 ngân hàng còn lại với 78 chi nhánh và 13.363 nhân viên. Ngân hàng có chi phí hoạt động thấp nhất là Eximbank (41 chi nhánh và 5.670 nhân viên) nhưng có xu hướng tăng lên và chiếm dưới 0,4% so với Tổng tài sản sinh lãi. Hai ngân hàng còn lại là ACB (345 chi nhánh và PGD và 9.005 nhân viên) và Sacombank (72 chi nhánh và 10.528 nhân viên) có chi phí hoạt động gần bằng nhau về giá trị tuyệt đối nhưng chi phí hoạt động của Sacombank lại chiếm tỷ lệ cao hơn so Tổng tài sản sinh lãi cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng Sacombank không cao bằng ngân hàng ACB.

Đồ thị 2.5: IRS và chi phí hoạt động/tổng tài sản của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Thông qua đồ thị 2.5, để loại bỏ tác động của quy mô ta sử dụng chỉ tiêu Chi phí hoạt

động/tổng tài sản, ta nhận thấy chi phí hoạt động/tổng tài sản và IRS có mối liên hệ thuận

chiều tại hầu hết 5 ngân hàng. Tương ứng với xu hướng biến động của chi phí hoạt động/tổng tài sản thì IRS cũng biến động tương tự.

Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao từ năm 2007-2008 do thị trường tín dụng bất ổn, các ngân hàng phải dự trữ cao để phịng tránh rủi ro. Đến nay thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã dần ổn định. Từ 06/01/2007 đến 01/09/2011 đã có 12 văn bản của NHNN ban hành để áp dụng về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hiện nay chưa có văn bản nào mới thay thế văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011, áp dụng từ ngày 01/09/2011. Trong bài nghiên cứu này do hạn chế về số liệu nên không đưa biến này vào mơ hình.

Đồ thị 2.6: Thu nhập ngồi lãi của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Với quy mô là 2 ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu chiếm thị phần lớn và mạng lưới rộng khắp cả nước, Vietinbank và VCB tỏ ra vươt trội so với 3 ngân hàng còn lại về thu nhập ngồi lãi. Trong đó, Q 4/2011 VCB đạt hơn 2.000 tỷ thu nhập ngoài lãi vượt xa so với các ngân hàng cịn lại với đóng góp cao nhất từ hoạt động thu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối, mặc dù Quý 3/2011 trước đó ngân hàng VCB đã bị lỗ từ hoạt động khác và ngân hàng Vietinbank đạt thu nhập ngoài lãi hơn 1.500 tỷ trong Quý 4/2012. Với thị phần lớn về huy động và cho vay, VCB và Vietinbank dễ dàng thu thêm phí dịch vụ đi kèm các sản phẩm trên. Quý 3/2012 chứng kiến việc ACB bị thua lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối và vàng với số lỗ hơn 1.100 tỷ. Do qui định của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt việc huy động vốn bằng vàng nên ngân hàng phải lo mua vàng vào để tất toán các khoản vay, dẫn đến thua lỗ. Quý 4/2012, ngân hàng ACB tiếp tục lỗ hơn 600 tỷ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng và hơn 200 tỷ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Quý 1/2013, ngân hàng ACB tiếp tục lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã bù đắp

và hoạt động khác. Ngân hàng Vietinbank và VCB ngoài việc chiếm thị phần lớn về huy động và cho vay, 2 ngân hàng này cịn có nguồn thu nhập ngồi lãi lớn hơn hẳn những ngân hàng cịn lại.

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng thường bắt buộc khách hàng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ do chính ngân hàng cung cấp nhằm tăng thêm nguồn thu và bán chéo thêm các sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như ngân hàng cho một khách hàng là doanh nghiệp vay vốn thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp này chuyển lương qua thẻ ATM của ngân hàng, trường hợp nhập khẩu thì mua ngoại tệ của ngân hàng hay xuất khẩu thì phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. Thu nhập ngồi lãi của các ngân hàng thương mại góp phần làm tăng nguồn thu nhập, đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các ngân hàng, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)