Những yếu tố tác động đến khoảng rộng lãi suất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3 Những yếu tố tác động đến khoảng rộng lãi suất tại Việt Nam

2.3.1 Các yếu tố vi mô

Những yếu tố vi mô là những yếu tố nội tại của ngân hàng có khả năng tác động đến IRS. Đây là những biến mà ngân hàng có khả năng thay đổi và ảnh hưởng nhiều nhất nếu ngân hàng đó muốn cải thiện hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của chính ngân hàng mình trong kinh doanh và hoạt động cấp tín dụng. Bài viết chỉ phân tích đặc trưng IRS và các yếu tố vi mơ của nhóm 5 ngân hàng cần khảo sát. Cách tính IRS giống chương 1 và dựa vào cáo cáo tài chính hợp nhất trong giai đoạn 2008-2013, thống kê theo quý.

Chi phí hoạt động (Operating cost)

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ Chi phí hoạt động trên Tổng tài sản sinh lãi của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Tỷ lệ này chủ yếu dưới 1% so với tổng tài sản sinh lãi của ngân hàng. Tỷ lệ này ảnh hưởng không nhỏ đến IRS, chính việc ngân hàng hoạt động không hiệu quả và công tác quản trị các nguồn lực của ngân hàng không tốt làm gia tăng chi phí hoạt động, góp phần làm gia tăng IRS của ngân hàng đó. Trong 5 ngân hàng trên, ACB chứng tỏ mình là một ngân hàng quản trị các nguồn lực của ngân hàng tốt, hiệu quả hoạt động cao khi chi phí hoạt

động chỉ chiếm một tỷ lệ thấp vào khoảng dưới 0,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong những quý gần đây có xu hướng tăng cho thấy những bất ổn trong quản trị nguồn lực và sự thiếu hiệu quả trong hoạt động dần rõ nét. Vietinbank mặc dù là một ngân hàng thương mại nhà nước nhưng trong những quý gần đây có sự chuyển biến rõ nét trong quản trị chi phí hoạt động khi có thời điểm tỷ lệ này chiếm đến gần 1% nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 0,4%. Trong 2 ngân hàng thương mại nhà nước được khảo sát trong bài thì VCB tỏ ra nhỉnh hơn Vietinbank trong công tác quản trị chi phí hoạt động, tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 0,4%. Eximbank cũng là một ngân hàng quản trị chi phí hoạt động khá tốt. Mặc dù là một ngân hàng lớn nhưng Sacombank cho thấy công tác quản trị chi phí hoạt động không được tốt bằng 4 ngân hàng còn lại khi tỷ lệ này khá cao khi có thời điểm vượt trên 1% và hiện nay là gần 0,8%.

Đồ thị 2.4: Chi phí hoạt động của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Giá trị tuyệt đối về chi phí hoạt động của 5 ngân hàng trong đó Vietinbank là cao nhất do ngân hàng này có mạng lưới hoạt động và số lượng nhân viên cao nhất trong 5 ngân hàng

đến là VCB, tuy mạng lưới hoạt động không nhiều bằng Vietinbank nhưng vẫn nhiều hơn 3 ngân hàng còn lại với 78 chi nhánh và 13.363 nhân viên. Ngân hàng có chi phí hoạt động thấp nhất là Eximbank (41 chi nhánh và 5.670 nhân viên) nhưng có xu hướng tăng lên và chiếm dưới 0,4% so với Tổng tài sản sinh lãi. Hai ngân hàng còn lại là ACB (345 chi nhánh và PGD và 9.005 nhân viên) và Sacombank (72 chi nhánh và 10.528 nhân viên) có chi phí hoạt động gần bằng nhau về giá trị tuyệt đối nhưng chi phí hoạt động của Sacombank lại chiếm tỷ lệ cao hơn so Tổng tài sản sinh lãi cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng Sacombank không cao bằng ngân hàng ACB.

Đồ thị 2.5: IRS và chi phí hoạt động/tổng tài sản của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Thông qua đồ thị 2.5, để loại bỏ tác động của quy mô ta sử dụng chỉ tiêu Chi phí hoạt

động/tổng tài sản, ta nhận thấy chi phí hoạt động/tổng tài sản và IRS có mối liên hệ thuận

chiều tại hầu hết 5 ngân hàng. Tương ứng với xu hướng biến động của chi phí hoạt động/tổng tài sản thì IRS cũng biến động tương tự.

Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao từ năm 2007-2008 do thị trường tín dụng bất ổn, các ngân hàng phải dự trữ cao để phịng tránh rủi ro. Đến nay thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã dần ổn định. Từ 06/01/2007 đến 01/09/2011 đã có 12 văn bản của NHNN ban hành để áp dụng về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hiện nay chưa có văn bản nào mới thay thế văn bản số 1925/QD-NHNN 26/8/2011, áp dụng từ ngày 01/09/2011. Trong bài nghiên cứu này do hạn chế về số liệu nên khơng đưa biến này vào mơ hình.

Đồ thị 2.6: Thu nhập ngoài lãi của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Với quy mô là 2 ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu chiếm thị phần lớn và mạng lưới rộng khắp cả nước, Vietinbank và VCB tỏ ra vươt trội so với 3 ngân hàng cịn lại về thu nhập ngồi lãi. Trong đó, Quý 4/2011 VCB đạt hơn 2.000 tỷ thu nhập ngoài lãi vượt xa so với các ngân hàng cịn lại với đóng góp cao nhất từ hoạt động thu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối, mặc dù Quý 3/2011 trước đó ngân hàng VCB đã bị lỗ từ hoạt động khác và ngân hàng Vietinbank đạt thu nhập ngoài lãi hơn 1.500 tỷ trong Quý 4/2012. Với thị phần lớn về huy động và cho vay, VCB và Vietinbank dễ dàng thu thêm phí dịch vụ đi kèm các sản phẩm trên. Quý 3/2012 chứng kiến việc ACB bị thua lỗ từ việc kinh doanh ngoại hối và vàng với số lỗ hơn 1.100 tỷ. Do qui định của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt việc huy động vốn bằng vàng nên ngân hàng phải lo mua vàng vào để tất toán các khoản vay, dẫn đến thua lỗ. Quý 4/2012, ngân hàng ACB tiếp tục lỗ hơn 600 tỷ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng và hơn 200 tỷ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Quý 1/2013, ngân hàng ACB tiếp tục lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã bù đắp

và hoạt động khác. Ngân hàng Vietinbank và VCB ngoài việc chiếm thị phần lớn về huy động và cho vay, 2 ngân hàng này cịn có nguồn thu nhập ngoài lãi lớn hơn hẳn những ngân hàng cịn lại.

Khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng thường bắt buộc khách hàng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ do chính ngân hàng cung cấp nhằm tăng thêm nguồn thu và bán chéo thêm các sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như ngân hàng cho một khách hàng là doanh nghiệp vay vốn thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp này chuyển lương qua thẻ ATM của ngân hàng, trường hợp nhập khẩu thì mua ngoại tệ của ngân hàng hay xuất khẩu thì phải bán ngoại tệ cho ngân hàng. Thu nhập ngồi lãi của các ngân hàng thương mại góp phần làm tăng nguồn thu nhập, đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các ngân hàng, giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng. Những ngân hàng có nguồn thu nhập ngồi lãi cao là những ngân hàng có sự đầu tư về phát triển sản phẩm mới, máy móc cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng phục vụ. Đây cũng là yếu tố mà các ngân hàng nhỏ nên hướng đến nhằm cạnh tranh với các ngân hàng quy mô lớn nhằm gia tăng nguồn thu nhập cho chính ngân hàng mình.

Đồ thị 2.7: Thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản và IRS của 5 ngân hàng

Mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản (sử dụng tiêu chí này để loại bỏ tác động của quy mô) và IRS thể hiện trong đồ thị 2.7 là ngược chiều. Thu nhập ngoài lãi tuyệt đối của các ngân hàng có xu hướng tăng lên theo thời gian cho thấy chủ trương đa dạng nguồn thu nhập của ngân hàng để không chỉ phụ thuộc vào thu nhập đến từ hoạt động cho vay. Nguồn thu nhập ngồi lãi của 5 ngân hàng góp phần đa dạng và nâng cao nguồn thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.

Chất lƣợng nợ (Loan quality)

Đồ thị 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Nợ xấu của các ngân hàng đều có xu hướng tăng lên theo thời gian. Thông qua đồ thị 2.8, ta nhận thấy xu hướng gia tăng nợ xấu của các ngân hàng được dùng làm mẫu trong mơ hình nghiên cứu. Trong đó, ngân hàng ACB với tỷ lệ nợ xấu Quý 3/2009 chỉ dưới 0,5% nay đã tăng lên gần 3,5% trong Quý 3/2013. Năm 2012-2013 là 2 năm không thành công của ngân hàng ACB khi ngân hàng này ngoài việc để lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng đến việc các lãnh đạo ủy thác nhân viên gửi tiền ngân hàng khác làm ngân hàng

dần rõ nét thông qua tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng khi tỷ lệ này hầu hết đều tăng cao tại các ngân hàng ngay cả với ngân hàng có hệ thống quản lý rủi ro tốt như ngân hàng ACB. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Sacombank từ hơn 0,5% trong Quý 3/2009 nay đã tăng lên hơn 2% trong Quý 3/2013. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Vietinbank từ hơn 0,5% Quý 4/2009 nay đã tăng lên gần 2,5% trong Quý 3/2013. Trong đó, nợ xấu của ngân hàng VCB được giữ ổn định nhất khi chỉ xoay quanh mức 3%. Dư nợ của các ngân hàng đều có sự tăng trưởng theo thời gian, dư nợ xấu cũng tăng lên do tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn như cũ hay có xu hướng tăng lên theo thời gian.

Nợ xấu của các ngân hàng phát sinh do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Quản trị nợ xấu đồng nghĩa với công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng. Do công tác quản trị rủi ro khơng tốt, quy trình tác nghiệp cịn nhiều kẻ hở, hệ thống giám sát thiếu minh bạch tạo ra những rủi ro phát sinh nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống quản trị rúi ro của các ngân hàng khơng tốt góp phần nâng cao tỷ lệ nợ xấu của chính ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro khơng tốt đó. Cơng tác quản trị rủi ro địi hỏi các ngân hàng có sự đầu tư cả về nhân lực và vật chất, thông qua đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ban hành quy trình tác nghiệp đã được sửa đổi cho phù hợp, hệ thống giám sát chặt chẽ và minh bạch, đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến giúp ngăn chặn lỗi tác nghiệp và phát hiện sai phạm của từng cá nhân nhằm ngăn chặn và quy trách nhiệm cụ thể.

Nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết tạo nhiều kẽ hở cho rủi ro xảy ra. Hơn nữa, tình hình kinh tế vĩ mơ hiện tại thiếu ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm, sức mua thị trường giảm do sức mua của thị trường thế giới cũng giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam phần lớn dựa nhiều vào xuất khẩu và nhập khẩu. Nên khi thị trường thế giới bất ổn, các đối tác nhập khẩu giảm nhập khẩu làm thị trường đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam giảm sút. Hàng hóa sản xuất ra không bán được hoặc tiêu thụ chậm làm chất lượng hàng hóa sụt giảm, luân chuyển hàng hóa chậm, doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hay các đối tác nhập khẩu mất khả năng thanh toán làm doanh nghiệp mất trắng số hàng và rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn (nợ lương, nợ tiền ngân hàng, nợ tiền điện, nước, nợ thuế, … )

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn hay đứng trước nguy cơ phá sản khi từng một thời là khách hàng VIP, là khách hàng lớn mà nhiều ngân hàng muốn lơi kéo do khó khăn của nền kinh tế. Như công ty thủy sản Phương Nam từng là ông lớn một thời chuyên xuất khẩu thủy hải sản và mang về nguồn ngoại tệ và có doanh số giao dịch lớn nay vì khó khăn của nền kinh tế mà đứng trước nguy cơ phá sản, hay công ty Trường Ngân chuyên xuất khẩu cà phê mang về nguồn ngoại tệ lớn nay cũng gặp tình trạng tương tự. Đây là những khách hàng lớn mà bao nhiêu ngân hàng thương mại muốn lôi kéo một thời do nguồn thu nhập mà các công ty này mang lại vô cùng lớn, các khách hàng này khi quan hệ giao dịch sẽ sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ đi kèm của ngân hàng. Với những khách hàng có quy mơ lớn như vậy thì các ngân hàng ra sức chiều chuộng, lơi kéo thậm chí cho vay tín chấp hay thế chấp hàng tồn kho, nay vì khó khăn của nền kinh tế, khách hàng mất khả năng thanh tốn, ngân hàng cũng khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ.

Chất lượng nợ làm gia tăng chi phí vốn mà các ngân hàng thương mại phải gánh chịu, qua đó làm ảnh hưởng đến IRS của các ngân hàng này. Chính những khách hàng vay sau này phải gánh chịu chi phí lãi vay cao hơn trước do chất lượng nợ của ngân hàng cấp tín dụng khơng tốt. Khách hàng vay sau phải gánh chịu những khó khăn của khách hàng trước và do hệ thống quản lý rủi ro không tốt của ngân hàng hay do những khó khăn chung của nền kinh tế.

Đồ thị 2.9: Tỷ lệ nợ xấu và IRS tại 5 ngân hàng

Thông qua đồ thị 2.9, mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và IRS chưa nhận diện được rõ ràng xu hướng khi quan sát, để tìm hiểu xu hướng một cách rõ ràng thì phần thực nghiệm sẽ bổ sung cho phần nhận diện này.

Market share (Thị phần)

Trong 5 ngân hàng khảo sát

Đồ thị 2.10: Tổng tài sản sinh lãi của các ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Tổng tài sản sinh lãi của 5 ngân hàng đều có xu hướng tăng lên theo thời gian, trong đó 2 ngân hàng thương mại nhà nước là Vietinbank và VCB tăng nhanh nhất. Hai ngân hàng thương mại nhà nước này với mạng lưới rộng khắp và quy mô vốn lớn hơn hẳn so với đa số các ngân hàng thương mại cịn lại đã khơng ngừng tăng trưởng, VCB tăng hơn 200 tỷ và Vietinbank tăng gần 300 tỷ, ba ngân hàng còn lại với mức tăng khiêm tốn hơn. Hiện nay trên thị trường ngân hàng, các ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chiếm ưu thế về huy động và cho vay do uy tín và tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Trong bài nghiên cứu này do hạn chế về số liệu nên biến này khơng được đưa vào mơ hình.

Chỉ tiêu (Target)

Các ngân hàng đặt ra chỉ tiêu dư nợ, huy động, lợi nhuận hàng năm để các chi nhánh phấn đấu. Để đạt được chỉ tiêu, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động thích hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong bài nghiên cứu này do hạn chế về số liệu nên không đưa biến trên vào mơ hình.

Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)

Theo lý thuyết thì rủi ro thanh khoản và IRS có mối liên hệ ngược chiều Đồ thị 2.11: Tỷ lệ tài sản có tính lỏng và IRS tại 5 ngân hàng

Nguồn: tổng hợp từ BCTC riêng lẻ của từng ngân hàng Chỉ số rủi ro thanh khoản lại một lần nữa thể hiện quan điểm quản trị khác nhau của các ngân hàng. Trong khi ngân hàng ACB và Sacombank giảm tỷ lệ tài sản có tính lỏng để tăng cường hiệu quả hoạt động của tài sản đồng thời gia tăng rủi ro thanh khoản thì 3 ngân hàng còn lại nâng dần tỷ lệ tài sản có tính lỏng nhằm củng cố và đối phó với những biến động khó lường của thị trường. Tỷ lệ tài sản có tính lỏng của ngân hàng ACB và Sacombank giảm rõ rệt khi tỷ lệ tài sản có tính lỏng Q 3/2013 giảm hơn 10% so với Quý 3/2009. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của tài sản đồng nghĩa hai ngân hàng trên phải đối mặt với nguy cơ do rủi ro thanh khoản mang lại. Trái với hai ngân hàng ACB và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)