Kiến nghị đối với các cơ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 82)

5. Cấu trúc của đề tài

3.4 Kiến nghị đối với các cơ quản lý

Mặc dù biến Sức mạnh thị trường không đưa vào mơ hình hồi quy do thiếu dữ liệu nhưng trên thực tế việc độc quyền trong nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng gây ra nhiều hệ lụy khơng tốt cho chính nền kinh tế và ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng với rất nhiều ngân hàng thương mại cùng kinh doanh, trong đó có những ngân hàng lớn chiếm thị phần lớn về thị phần huy động và cho vay trên thị trường. Chính sức mạnh thị trường của những ngân hàng lớn này cho phép họ áp đặt giá cho thị trường, phá vỡ sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng mà cạnh tranh lại là yếu tố tiên quyết trong nền

hàng lớn, tư nhân hóa ngành ngân hàng để cạnh tranh và tư nhân hóa những ngân hàng nhà nước hoạt động yếu kém là vấn đề cần được đặt ra lúc này và tiến hành trên thực tế. Trên thị trường tồn tại nhiều ngân hàng nhỏ vừa yếu về quy mô vốn, công nghệ lại vừa yếu về nhân lực. Do là ngân hàng nhỏ nên uy tín và danh tiếng trên thị trường khơng cao nên rất khó huy động vốn và cho vay. Để cạnh tranh với ngân hàng lớn, các ngân hàng này đã đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn thị trường. Vì huy động với lãi suất cao nên phải cho vay với lãi suất cao, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vào những ngành có nhiều rủi ro. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho khách hàng gửi tiền và nền kinh tế nói chung. Chính vì vậy, chủ trương nâng vốn pháp định của ngành ngân hàng và hợp nhất những ngân hàng nhỏ và yếu kém lại với nhau nhằm nâng cao quy mô và khả năng chống lại những rủi ro trên thị trường tiền tệ mà ngân hàng có thể gặp phải là cần thiết. Câu hỏi đặt ra là liệu những ngân hàng yếu hợp nhất lại với nhau có tạo nên một ngân hàng mạnh không hay lại tạo ra một ngân hàng rất yếu khi phải cõng trên mình vơ số nợ xấu của các ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất. Chủ trương hạn chế thành lập ngân hàng hiện nay được đưa ra do trên thị trường có quá nhiều ngân hàng nhưng sự gia nhập của các ngân hàng có sức mạnh về cơng nghệ và nhân lực cần được tạo điều kiện, điều này có thể nâng cao lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay, qua đó giảm IRS.

Lạm phát tương quan ngược chiều với IRS theo kết quả hồi quy trong mơ hình nghiên cứu của Bảng 3.3, như vậy để giảm IRS cần tăng lạm phát. Nhưng chỉ số lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển của nền kinh tế nên cần thiết các cơ quan quản lý phải kiểm sốt được lạm phát để phục vụ cơng cuộc phát triển nền kinh tế đồng thời giảm IRS để đưa vốn vào nền kinh tế kích thích đầu tư vào sản xuất và thương mại. Theo mơ hình nghiên cứu của Brock và Suárez về chênh lệch lãi suất cho vay và huy động tại các nước Mỹ Latin thì lạm phát và IRS lại có tương quan thuận chiều, tức là lạm phát càng cao có tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ thì để chống lại những rủi ro do lạm phát gây ra, ngân hàng sẽ nâng cao IRS nhằm bảo hiểm rủi ro. Nhưng trong mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam với 5 ngân hàng làm mẫu đại diện lại cho ra kết quả ngược lại, lạm phát tương quan ngược chiều với IRS mặc dù khi quan sát mơ hình đồ thị 2.12 cho thấy 2 biến này tương quan thuận chiều. Như vậy, tuy cùng là 2 biến lạm

phát và IRS nhưng tại những nước Mỹ Latin thì tác động khác tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý cần chủ động trong công tác điều hành lạm phát nhằm điều chỉnh thị trường vĩ mô theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Lạm phát mục tiêu nên được đưa ra và cố gắng đạt được nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm IRS của các ngân hàng thương mại.

Trái ngược với diễn biến và nhận xét khi quan sát đồ thị 2.13 biểu diễn tình hình biến động của lãi suất và IRS của 5 ngân hàng đại diện là tương quan thuận chiều thì theo kết quả của mơ hình nghiên cứu, biến động của lãi suất tương quan ngược chiều với IRS, như vậy để giảm IRS thì theo mơ hình hồi quy cần tăng cường sự biến động của lãi suất. Nhưng trên thực tế của nền kinh tế Việt Nam thì sự ổn định của lãi suất là một trong những chỉ tiêu chính cần ổn định. Bất kì vì lý do như thế nào làm cho lãi suất biến động đều ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Vì vậy, việc tác động đến lãi suất cần cân nhắc trước khi thực hiện. Để hạn chế sự biến động lãi suất, ngân hàng cần thiết nâng cao dự trữ bắt buộc, tăng vốn chủ sở hữu thơng qua hình thức quy định về vốn pháp định cho hệ thống ngân hàng. Các cơ quan quản lý cần thận trọng khi sử dụng sự biến động để tác động đến IRS.

Sự biến động của tỷ giá có tương quan dương với IRS tương ứng với kỳ vọng ban đầu trước khi chạy mơ hình. Để hạn chế sự biến động của tỷ giá, thơng qua đó giảm IRS Chính phủ cần có nguồn dự trữ ngoại hối đủ lớn để tác động đến tỷ giá khi cần điều chỉnh và hạn chế tình trạng đơ la hóa trên thị trường. Để làm được điều đó, cần thiết giảm nhập siêu và tăng cường xuất khẩu để thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước. Với nguồn ngoaị tệ chủ động như vậy đồng thời sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giúp hạn chế tình trạng đơ la hóa và hạn chế sự biến động của tỷ giá.

Lãi suất chiết khấu có tương quan dương với IRS, vì vậy để giảm IRS cần thiết giảm lãi suất chiết khấu để giảm chi phí cho ngân hàng khi cần thiết. Đây là chi phí vốn trực tiếp mà các ngân hàng thương mại phải chịu khi vay vốn từ Ngân hàng nhà nước. Lãi suất chiết khấu cao hay thấp phản ánh chính sách của Ngân hàng nhà nước đang áp dụng là thúc đẩy hay hạn chế tăng trưởng tín dụng. Khi Ngân hàng nhà nước cần tăng trưởng tín dụng để đưa vốn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng, tiêu dùng cá nhân … chính sách

hướng cho nền kinh tế, kiểm sốt và dự đoán khả năng tăng trưởng của nền kinh tế chính xác nhằm đưa ra mức lãi suất chiết khấu để vừa thúc đầy tăng trưởng kinh tế vừa giảm IRS.

Khi quan sát đồ thị 2.14 biểu diễn tình hình biến động của tốc độ tăng trưởng của GDP và IRS, mối tương quan giữa 2 biến vẫn còn chưa rõ ràng, chưa cho thấy xu hướng chung. Nhưng theo kết quả của mơ hình nghiên cứu thì GDP có tương quan dương với IRS tương ứng với kỳ vọng ban đầu, nên cần thiết tác động đến GDP nhằm gây ảnh hưởng lên IRS. GDP đóng vai trị quan trọng trong tổng thể nền kinh tế vĩ mô, nền kinh tế cần thiết tăng trưởng để phát triển, vì vậy cần cân đối giữa tốc độ tăng trưởng GDP và mục tiêu giảm IRS để tạo điều kiện cho vốn ngân hàng được đầu tư vào sản xuất và thương mại. Nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua yếu thì cho dù IRS giảm, ngân hàng cũng khơng thể tăng trưởng tín dụng. Trong tình hình kinh tế như thế, các khách hàng khơng có nhu cầu cung cấp tín dụng để phát triển sản xuất do nhu cầu hiện tại đã đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tương tự, nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh dẫn đến lạm phát và IRS lớn thì hệ thống ngân hàng cũng khó khăn trong cơng tác tăng trưởng tín dụng. Tuy nhu cầu cấp tín dụng cao để đầu tư sản xuất nhưng IRS quá cao tiềm ẩn rủi ro và trở thành gánh nặng chi phí cho khách hàng nên khả năng tăng trưởng tín dụng cũng vơ cùng khó khăn. Mục tiêu tăng trưởng và IRS cần hài hòa với nhau để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa giảm được IRS và có thể tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh đó, những yếu tố vĩ mơ khác như hệ thống luật pháp, các quy định chế tài, tình trạng tham nhũng trong nền kinh tế, môi trường kinh tế vĩ mô … cũng có tác động đến IRS. Mỗi quốc gia, mỗi thời điểm khác nhau thì sẽ có IRS khác nhau. Chính vì vậy, cần thiết các cơ quan quản lý ổn định chính sách, kinh tế, áp dụng chính sách thích hợp nhằm giúp cho nền kinh tế phát triển và mức IRS thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)