Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc nghiên cứu:

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1 Quy trình nghiên cứu

Bƣớc 1 Mục tiêu nghiên cứu

Bƣớc 2 Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu liên quan

Bƣớc 3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Bƣớc 4

Nghiên cứu định tính

4.1 Phương pháp 20 ý kiến

4.2 Phỏng vấn tay

đơi 4.3 Thảo luận nhóm

Bƣớc 5 Bảng khảo sát chính thức Bƣớc 6 Nghiên cứu định lƣợng (N=181) 6.1 Kiểm định Cronbach’s alpha 6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

6.3 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy

Bƣớc 7 Phân tích, đánh giá thực trạng

Bƣớc 8 Đề xuất giải pháp

Hình 1.2 Quy trình nghiên cứu

1.3.2 Phƣơng pháp định tính

Thơng qua nghiên cứu định tính tác giả muốn điều chỉnh và khám phá các biến quan sát mới tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên. Các biến quan sát mới sẽ kết hợp với các biến trong thang đo động lực làm việc của Lê Thị Bích Phụng & Trần Kim Dung (2011) (Phụ lục 1), sau đó đƣợc hiệu chỉnh, loại bỏ hoặc bổ sung để phù hợp với đặc trung của cơng ty. Quy trình nghiên cứu định tính tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Phƣơng pháp 20 ý kiến

Tiến hành khảo sát (chi tiết bảng khảo sát đƣợc trình bày ở Phụ lục 2A) 10

nhân viên tại công ty với câu hỏi “Yếu tố gì ảnh hưởng đến động lực làm việc của

anh/chị ?”, câu trả lời của từng ngƣời đƣợc tổng hơp lại để xác định xem có bổ

sung thêm biến quan sát nào mới không. Loại bỏ các ý kiến trùng lặp, tác giả có đƣợc 43 biến quan sát cho 6 yếu tố tạo động lực làm việc (Phụ lục 2B).

Bƣớc 2: Phƣơng pháp phỏng vấn tay đôi

Tác giả tiến hành phỏng vấn 5 nhân viên với câu hỏi “Yếu tố gì tạo động lực làm việc cho anh/chị?” nhằm khám phá biến quan sát mới. Đồng thời gợi ý cho họ trả lời câu hỏi “Có tạo động lực làm việc cho anh/chị không?” với từng biến quan sát sau khi tổng hợp các ý từ phƣơng pháp 20 ý kiến và bổ sung vào thang đo mơ hình thành bảng tổng hợp gồm 47 biến quan sát (Xem dàn bài phỏng vấn ở Phụ lục

3A, trong đó các biến in nghiêng là biến khám phá mới từ phương pháp 20 ý kiến).

Kết quả phỏng vấn 5 nhân viên phát hiện thêm 2 biến quan sát mới và các biến quan sát đều đƣợc phần nhân viên đƣợc phỏng vấn trả lời là có tạo động lực làm việc (Xem kết quả tại Phụ lục 3B).

Bƣớc 3: Phƣơng pháp thảo luận nhóm

Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 12 nhân viên (trong đó mỗi khối chức năng kinh doanh, kỹ thuật, hỗ trợ 4 nhân viên) theo dàn bài (Phụ lục 4A) đồng thời đánh giá mức độ quan trọng (0,1,2,3) của từng biến quan sát. Việc thảo luận này giúp tác giả loại bớt các biến không phù hợp với thực tế tại công ty, các

chất vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả thu đƣợc (Phụ lục 4B) loại 17 biến không thật sự ảnh hƣởng hoặc bị trùng, còn 29 biến quan sát sẽ là cơ sở để hình thành bảng câu hỏi khảo sát định lƣợng chính thức.

1.3.3 Phƣơng pháp định lƣợng

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính tác giả đã lập bảng câu hỏi chính thức (xem Phụ lục 5A). Có 6 yếu tố độc lập với 29 biến quan sát và 6 biến quan sát cho biến phụ thuộc độc lực làm việc. Dữ liệu thu thập qua khảo sát chính thức đƣợc nhập vào SPSS 20.0 với bảng mã hóa thang đo trình bày ở Phụ lục 5B, các bƣớc

tiếp theo đƣợc thực hiện theo thứ tự nhƣ sau: (1) kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha; (2) phân tích nhân tố khám phá EFA; (3) Phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy. Kết quả phân tích cụ thể sẽ đƣợc tác giả trình bày cụ thể trong Chƣơng 2 làm cơ sở để đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân cho các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)