Thực trạng yếu tố đồng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu đến năm 2020 (Trang 70 - 72)

6. Cấu trúc nghiên cứu:

2.2 Thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Cổ

2.2.2.6 Thực trạng yếu tố đồng nghiệp

Nhìn chung nhân viên tại SBĐ đánh giá từ bình thƣờng đến đồng ý đối với những biến quan sát cho yếu tố Đồng nghiệp, điểm đánh giá trung bình cho yếu tố này là 3,527 khá cao so với những yếu tố khác. Đi sâu vào thực tế, có thể thấy mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau tại SBĐ khá khăng khít, họ có cùng năng lực và nhiều khả năng cùng sở thích, nên vấn đề hòa hợp thƣờng dễ dàng.

Bảng 2. 15 Điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn các biến quan sát yếu tố Đồng nghiệp

STT Các biến quan yếu tố Đồng nghiệp Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

DN1 Đồng nghiệp của tôi phối hợp làm việc tốt 3.597 0.492 DN2

Đồng nghiệp của tôi giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong công việc và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm

3.558 0.498

DN3 Đồng nghiệp làm việc tốt hơn, giỏi hơn tôi

khiến tôi nỗ lực để làm tốt hơn họ 3.425 0.588

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả tháng 9/2016)

Nhìn nhận về đồng nghiệp của mình, phần đơng nhân viên SBĐ cho rằng

đồng nghiệp của họ phối hợp làm việc tốt. Do cơ cấu làm việc theo từng nhóm nhỏ

nên sự ăn ý giữa những nhân viên cùng bộ phận khá cao. Ngồi ra, nói về việc phối hợp làm việc tốt, các nhân viên đánh giá dƣới góc độ đồng nghiệp trong cùng phòng ban, làm việc với nhau thƣờng xuyên nên việc phối hợp trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, một số nhỏ lại có suy nghĩ ngƣợc lại, họ cho rằng đồng nghiệp của mình khơng có khả năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác kém và nằm nhiều vào nhóm Kinh doanh. Có thể lý giải phần nào điều này là vì tính chất cơng việc của nhóm này cần làm việc độc lập. Vì thế việc tạo mơi trƣờng làm việc thân thiện, hợp tác trong

với nhau chƣa tốt lý do nhƣ đã đề cập trong yếu tố Công việc là do công ty chƣa phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban đối với một số cơng việc chung, chính vì thế mà cịn sự nhập nhàng, thiếu thống nhấp, các bên đùn đẩy dẫn đến việc phối hợp không trôi chảy, các thành viên liên quan thấy chán nản không muốn làm việc cùng nhau nữa.

Yếu tố “Đồng nghiệp của tôi giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong công việc” đƣợc đánh giá tƣơng đối cao so với các biến quan sát trong thang đo với số điểm 3,558. Nhƣ đã nói ở trên, do cơ cấu công ty với quy mô phân nhỏ nên trong nội bộ 1 nhóm hoặc 1 phịng ban thì sự hỗ trợ giữa các nhân viên là lớn. Mặc dù vậy một số lƣợng nhỏ nhân viên lại đánh giá thấp yếu tố này do vấn đề xung đột nhiệm vụ. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra giữa nhân viên các phịng ban có cơng việc quan liên quan tới nhau trong một q trình liên tục nhƣ: phịng Quản lý dự án (PM) và Kinh doanh, hay giữa Kế tốn và phịng Bán hàng (nhƣ đã nêu trong phịng Yếu tố Cơng việc). Nhƣ việc, Bộ phận kinh doanh mang về dự án với đối tác khách hàng khơng có khả năng thanh tốn khiến khi bộ phận kế tốn khơng địi đƣợc nợ từ phía khách hàng, khi cần đƣợc hỗ trợ thì bộ phận kinh doanh cho rằng nhiệm vụ này của kế tốn, cịn kế tốn thì cho rằng do bộ phận kinh doanh đã không chọn lọc, đánh giá khách hàng dẫn đến việc hợp tác với khách hàng khơng có khả năng thanh tốn nên mới xảy ra tình huống nhƣ thế này.

Làm việc trong môi trƣờng công nghệ - là một lĩnh vực phát triển nhanh và đòi hỏi sự cập nhật kiến thức liên tục nếu khơng muốn bị lạc hậu, do đó các nhân viên khối Kỹ thuật của cơng ty ln phải khơng ngừng tìm tịi và học hỏi. Họ có thể làm ngồi giờ, học thêm từ cấp trên hoặc học hỏi từ các đối thủ. Chính tinh thần làm việc này từ một vài nhân viên đã lan tỏa và tạo nên mặt bằng tính cách của riêng khối Kỹ thuật, khiến họ luôn cố gắng nỗ lực để bắt kịp đồng nghiệp. Tuy nhiên, những bộ phận Kinh doanh và Hỗ trợ lại khơng q chú trọng vấn đề này. Ngồi ra, tồn tại một số lƣợng không nhỏ nhân viên cho rằng họ làm việc tốt hơn, vƣợt trội hơn so với đồng nghiệp, nên họ cũng không bận tâm hoặc cố gắng làm việc tốt hơn. Do vậy số điểm đánh giá cho biến quan sát Đồng nghiệp của tôi làm việc tốt hơn,

giỏi hơn tôi khiến tôi nỗ lực để làm tốt hơn họ không đƣợc cao so với các biến trong

cùng yếu tố.

Đánh giá chung về yếu tố Đồng nghiệp:

Ưu điểm

- Nhân viên có sự gắn kết chặt chẽ nội bộ, nhờ đó làm việc thoải mái, các nhân viên cùng phòng ban giúp đỡ, hỗ trợ nhau và phối hợp làm việc tốt.

- Các nhân viên khối Kỹ thuật luôn năng động, tạo ra môi trƣờng làm việc hiệu quả khiến mọi ngƣời xung quanh có động lực cầu tiến, nỗ lực phát triển.

Khuyết điểm

- Lối làm việc khối Kinh doanh còn rời rạc, mang tính cá nhân cao. Nếu có thể giúp họ vừa nỗ lực theo cách riêng vừa tận dụng sức mạnh nhóm giữa các thành viên: cụ thể là việc chia sẻ kinh nghiệm gặp khách hàng, giải quyết vấn đề… thì hiệu quả làm việc sẽ đƣợc cải thiện.

- Nhân viên thuộc các phòng ban khác nhau chƣa hỗ trợ, giúp đỡ nhau để hồn thành tốt cơng việc.

2.3 Đánh giá chung về thực trạng các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty Cổ phẩn Công nghệ Sao Bắc Đẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên công ty cổ phần công nghệ sao bắc đẩu đến năm 2020 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)