Tóm tắt mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 74)

Mode R R2 R2 điều chỉnh

1 .778a 0.605 0.587

Kiểm định F từ bảng ANOVA (bảng 4.13) cho thấy giá trị thống kê F là 32.625 với giá trị Sig = 0.000 < 0.05. Như vậy, có thể kết luận rằng mơ hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và bác bỏ giả thuyết H0 và biến thiên hồi quy lớn hơn so với biến thiên số dư nên mơ hình hồi quy phù hợp và các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc.

Bảng 4.13. Phân tích phương sai (ANOVA) Biến thiên Tổng độ lệch bình phương df Độ lệch bình phương bình quân F Sig Hồi quy Phần dư Tổng 24.005 7 3.429 32.625 0.000b 15.661 149 0.105 39.666 156

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ SPSS, n = 157

4.2.4.4. Kiểm định giả thuyết và ý nghĩa của hệ số hồi quy Bảng 4.14. Trọng số hồi quy Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T Sig.

Đa cơng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến VIF 1 Hằng số -0.051 0.265 -0.192 0.848 KTV 0.294 0.036 0.439 8.146 0.000 0.911 1.097 HD 0.190 0.036 0.291 5.335 0.000 0.891 1.122 NSD 0.097 0.036 0.151 2.678 0.008 0.839 1.192 QM -0.001 0.036 -0.001 -0.018 0.986 0.882 1.133 TT 0.199 0.039 0.276 5.135 0.000 0.919 1.088 TH 0.138 0.033 0.230 4.146 0.000 0.862 1.159

MVN 0.167 0.033 0.276 5.113 0.000 0.910 1.099

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ SPSS, n = 157

Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy:

- Hệ số hồi quy β1, β2, β3, β4, β6, β7 đều dương (>0) và có mức ý nghĩa (sig < 0.05) như vậy chấp nhận các giả thuyết

H1: Kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

H2: Mức vay nợ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

H3: Khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

H4: Thuế có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

H6: Nhu cầu thông tin của người sử dụng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

H7: Trình độ của kế tốn viên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

- Hệ số β5 có giá trị âm (<0) và mức ý nghĩa sig = 0.986 > 0.05 nên bác bỏ giả thuyết:

H5: Quy mơ của DN có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

4.2.4.5. Dị tìm các phạm vi giả thuyết cần thiết * Giả định về phần dư

Nhìn vào biểu đồ hình 4.1 ta thấy phần dư khơng thay đổi theo một trật tự nào đối với giá trị dự đốn. Do đó, giả thuyết về liên hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Nguồn: Truy xuất từ SPSS

Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của nhân tố lựa chọn chính sách kế tốn

Nguồn: Truy xuất từ SPSS

Nhìn vào hình 4.2 ta thấy, phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean = 0.00, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.977 tức gần bằng 1). Điều này cho thấy giả định về phân phối chuẩn của phần dư hồn tồn khơng bị vi phạm.

Nguồn: Truy xuất từ SPSS

Biểu đồ tuyến tính hình 4.3 cho thấy các giá trị dự đốn phân phối gần như theo đường thẳng, chứng tỏ đây là mơ hình hồi quy tuyến tính.

* Giả định khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa công tuyến)

Hiện tượng cộng đa tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng cộng đa tuyến sẽ làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể khơng có ý nghĩa.

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số phóng đại phương sai (VIF) được sử dụng và khi VIF <10 nghĩa là các biến độc lập khơng có tương quan tuyến tính với nhau. Kết quả thu được từ bảng trọng số hồi quy (Bảng 4.14) với hệ số VIF có giá trị thấp nhất là 1.088 và cao nhất là 1.192 đạt u cầu như vậy mơ hình hồi quy khơng có hiện tương đa cộng tuyến tức là mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến việc giải thích mơ hình hồi quy tuyến tính bội.

Trọng số hồi quy thể hiện dưới 2 dạng: chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa. Vì trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa B giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo cho nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mơ hình được. Trong số hồi quy chuẩn hóa β là trọng số chúng ta đã chuẩn hóa các biến. Vì vậy, chúng được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

*Dựa vào kết quả phân tích ở bảng trong số hồi quy (bảng 4.14) ta có phương trình hồi quy với hệ số β chuẩn hóa như sau:

CSKT = 0.439 x KTV + 0.291 x HĐ + 0.151 x NSD + 0.276 x TT + 0.230 x TH + 0.276 x MVN

Trong đó

CSKT: biến phụ thuộc (Lựa chọn chính sách kế tốn)

KTV (Trình độ của kế tốn viên), MVN (mức vay nợ), HĐ (khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ), NSD (nhu cầu thông tin của người sử dụng ), QM (quy mô của doanh nghiệp ), TT (kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý ), TH (thuế): là các biến độc lập

*Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Nhân tố trình độ của kế tốn viên có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc lựa chọn chính sách kế tốn (β = 0.439), thứ hai là khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ (β = 0.291), thứ ba là mức vay nợ và kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý có mức ảnh hưởng như nhau đến việc lựa chọn chính sách kế tốn (β = 0.276), thứ tư là thuế (β = 0.230), cuối cùng là nhân tố nhu cầu thông tin của người sử dụng (β = 0.221). Các nhân tố này đều ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Nhân tố quy mô DN không ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2016)

Hình 4.4. Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ kết quả hồi quy bội

4.2.5. Bàn luận

4.2.5.1. Việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thường lựa chọn những chính sách kế tốn để tăng lợi nhuận, tăng khả năng bảo toán vốn, đảm bảo hướng lợi nhuận bền vững trong dài hạn nhằm thực hiện các mục đích có lợi cho DN như có thể tăng mức vay nợ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và tối đa hóa kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý. Ngoài ra mức độ phù hợp giữa chính sách kế tốn với quy định của luật thuế hiện hành cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Các DN này sẽ lựa chọn chính sách kế tốn nhằm tối thiểu hóa các loại thuế phải nộp đặc biệt là thuế thu nhập DN.

Việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý,

Trình độ của kế tốn viên Khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ (β = 0.291) Mức vay nợ

Kế hoạch tiền thưởng cho NQL

Thuế

Nhu cầu thông tin của người sử dụng (β = 0.151)

LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH

thuế, mức vay nợ, trình độ của kế tốn viên, khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ, nhu cầu thông tin của người sử dụng.

4.2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn tại các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

*Trình độ của kế tốn viên

Nhân tố này được xem có tác động mạnh nhất đến việc lựa chọn chính sách kế toán. Từ kết quả ngiên cứu cho thấy các yếu tố như kỹ năng tốt về lập và trình bày BCTC; trình độ chun mơn về chun ngành kế toán; việc vận dụng tốt các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; việc cập nhật thường xuyên về sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế tốn và các quy định pháp luật có liên quan của nhân viên kế tốn có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liệu và theo kết quả khảo sát cho thấy có 62.9 % nhân viên kế toán trong mẫu khảo sát ở các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có trình độ trung cấp và cao đẳng (bảng 4.2) đó cũng là một trong những nguyên nhân cho thấy trình độ của nhân viên kế tốn trong các DN này cịn gặp nhiều hạn chế về kỹ năng và chuyên môn…làm cho việc vận dụng các chính sách kế tốn của các nhân viên kế tốn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tồn tại khả năng các DN hoặc bản thân kế toán viên sẽ lựa chọn những phương pháp, nguyên tắc kế toán đơn giản sao cho phù hợp với trình độ của nhân viên kế toán trong DN, làm cho số liệu kế toán phản ánh khơng đúng với tình hình thực tế của DN mình gây khó khăn cho DN trong tiến trình hội nhập làm ảnh hưởng đến lợi ích của DN.

Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015) và mức độ phù hợp là rất cao bởi vì trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẩm Nhung cũng cho ra kết quả là nhân tố trình độ của kế tốn viên có ảnh hưởng mạnh nhất đến việc lựa chọn CSKT của các DN xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

*Mức vay nợ

Một trong những khó khăn mà các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu phải đối mặt đó là khó khăn về nguồn vốn vay, tuy lãi suất ngân hàng giảm nhưng doanh nghiệp lại khó tiếp cận vốn. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát cho thấy mức

vay nợ trong các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các đối tượng khác lại cao hơn so với các DN khác có cùng quy mơ trong tỉnh. Vì vậy, có thể các DN này có động cơ thực hiện CSKT để tác động đến quyết định cho vay của chủ nợ nhằm vay được nhiều khoản nợ.

Kết quả tương đối phù hợp với các nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990), Holthausen và Leftwich (1983), Colin và cộng sự (2007), Godfrey (1994). Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015).

*Khả vi phạm hợp đồng vay nợ

Như bàn luận ở trên mức vay nợ của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là cao hơn so với các DN khác có cùng quy mơ trong tỉnh. Tuy nhiên cây hỏi đặt ra là tại sao các DN này đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn nhưng lại có mức vay nợ cao như vậy. Nhân tố khả năng vi phạm hợp đồng vay nợ đã trả lời cho câu hỏi này bởi vì các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay nợ của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với ngân hàng, tổ chức tín dụng…thường liên quan tới các chỉ tiêu kế toán như lợi nhuận, tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu. Vì thế các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu sẽ lựa chọn chính sách kế tốn để tác động đến các chỉ tiêu này nhằm thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng vay nợ.

Kết quả có mức độ phù hợp cao với nghiên cứu của Sweenney (1994), DeFond (1994), Whittred (1987), Watts và Zimmerman (1978), Steven Young (1998), Cathy J.Mccall (2007)

*Kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thường trả tiền thưởng cho nhà quản lý dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó, các nhà quản lý trong các DN này cịn có hiểu biết về tài chính kế tốn và họ có thể can thiệp vào việc ghi chép, lập và trình bày BCTC của bộ phận kế tốn. Chính những ngun nhân này có thể tạo điều kiện cho các nhà quản lý lựa chọn chính sách kế tốn nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận sao cho tối đa hóa số tiền thưởng của họ.

Kết quả nghiên cứu tương đối phù hợp với các nghiên cứu của Healy (1985), Colin R.Dey và cộng sự (2007), Steven Young (1998).

*Thuế

Đối với các DN thì đối tượng sử dụng thông tin thực sự bắt buộc phải cung cấp là cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế. Tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước lại có những cách thức áp đặt buộc DN phải tuân thủ để phục vụ cho nhu cầu quản lý của cơ quan này và lợi ích xã hội. Vì thế, cơ quan thuế ln được xem là đối tượng quan trọng mà DN cần phải đối phó. Bên cạnh đó hiện tại ở Việt Nam có một sự khác biệt về khái niệm thu nhập của kế toán và cơ quan thuế do cơ sở xác định DT và chi phí khác nhau. Kế toán xác định và ghi nhận doanh thu, chi phí dự trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Cơ quan thuế xác định doanh thu và chi phí dựa trên cơ sở của luật thuế. Dựa vào sự khác biệt này, các DN sẽ lựa chọn chính sách kế tốn theo hướng điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế có lợi cho DN trong việc giảm số thuế THDN phải nộp (Nguyễn Hồng Hà, 2015) và các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không ngoại lệ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhân tố thuế có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm mục đích tối thiểu hóa các loại thuế phải nộp, đặc biệt là thuế TNDN.

Kết quả có mức độ phù hợp thấp đối với các nghiên cứu của Colin R.Dey và cộng sự (2007), Christos Tzovas (2006),Cloyd và cộng sự (1996), Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010), Phạm Thị Bích Vân (2012), Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), Nguyễn Hồng Hà (2015). Bởi vì trong các nghiên cứu này nhân tố thuế tác động rất lớn đến việc lựa chọn CSKT của DN nhưng trong nghiên cứu của tác giả thì nhân tố thuế tác động tương đối thấp đối với việc lựa chọn CSKT của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

*Nhu cầu thông tin của người sử dụng

Nhận tố này được cho là ít tác động nhất đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Nhu cầu sử dụng thơng tin kế

tốn trên BCTC của các nhà đầu tư tiềm năng, chủ sở hữu, chủ nợ đã tác động đến việc lựa chọn chính sách kế tốn của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Các đối tượng này họ cần thông tin trên BCTC của DN để đưa quyết định kinh tế. Vì vậy, các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có thể sử dụng chính sách kế tốn có lợi cho đơn vị mình nhằm mục đích tăng lợi nhuận để làm đẹp BCTC cung cấp cho người sử dụng thông tin.

Kết quả nghiên cứu có mức độ phù hợp thấp với nghiên cứu Szilveszter Fekete và cộng sự (2010) vì trong nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự thì mức độ tác động của nhân tố này đến việc lựa chọn CSKT của DN là cao nhất. Kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 74)