Kinh nghiệm của Inđônêsia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ gắn với phát triển bền vững tỉnh cà mau (Trang 31 - 35)

2.4. Kinh nghiệm nghiên cứu các nước về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

2.4.2. Kinh nghiệm của Inđônêsia

Trong vòng ba thập kỷ cho tới trước khi nỗ ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, kết cấu hạ tầng đã đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Inđônêsia. Từ năm 1967 đến năm 1997, nền kinh tế Inđônêsia tăng trưởng trung bình 7%/năm, thu nhập bình quân đầu người của người dân Inđônêsia đã đạt 1967; tỷ lệ người nghèo cũng đã giảm xuống còn 11% dân số so với mức 60% của năm 1965.

Cho đến trước khi nỗ ra cuộc khủng hoảng, Inđônêsia đã đầu tư mạnh cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tổng cộng các khoảng đầu tư của cả Nhà nước và khu vực tư nhân chiếm khoảng 6%GDP. Với kết quả đầu tư này, tính bình qn đầu người, mức độ dịch vụ kết cấu hạ tầng ở Inđônêsia là cao hơn so với Trung Quốc, Sri Lanka và Thái Lan.

Sau khi nỗ ra khủng hoảng, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Inđơnêsia đã sụt giảm nhanh chóng. Đầu tư nhà nước giảm mạnh do Chính phủ bước vào 1 thời kỳ thắt chặt tài khóa. Đầu tư tư nhân gần như bị đình lại do những yếu kém trong môi trường đầu tư, là hệ quả tác động của cuộc khủng hoảng. Những năm sau

đó, tình hình có trở nên sáng sủa hơn, những đầu tư cho kết cấu hạ tầng của Inđônêsia cũng chỉ chiếm 2%GDP, và các nhà đầu tư tư nhân vẫn hầu như chưa trở lại. Kết quả là, Inđơnêsia đã thụt lại phía sau so với các nước khác về trình độ kết cấu hạ tầng. Theo điều tra của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2006 ở 125 quốc gia, Inđônêsia đứng thứ 89 về cung ứng kết cấu hạ tầng cơ bản, xếp sau Trung Quốc thứ 60 và Thái Lan thứ 38.

Để khắc phục những đình trệ sau khủng hoảng, những năm gần đây Chính phủ Inđơnêsia đã khởi động lại nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng và có những cải cách cần thiết liên quan đến cơ chế phối hợp giữa các Bộ trong phát triển kết cấu hạ tầng. Đặc biệt năm 2005, Chính phủ đã thiết lập một khung khổ hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân (PPP) để kích thích đầu tư của Nhà nước cũng như khuyến khích đầu của khu vực tư nhân cho kết cấu hạ tầng. Sau đó một loạt cải cách khác đã được thực hiện như: thông qua một khung khổ quản lý rủi ro; sửa đổi các quy định về thu hồi đất; sửa đổi các luật quan trọng về giao thông, với các điều khoảng cho phép sự tham gia sâu rộng hơn của khu vực tư nhân và thành lập các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực đường bộ có thu phí, cấp nước và viễn thơng. Chính phủ cũng ban hành các quy định cho phép thu phí trong các lĩnh vực then chốt và cắt giảm mạnh trợ cấp dầu mỏ.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chính phủ Inđơnêsia đã xây dựng một chương trình nghị sự cải cách trung hạn tập trung vào những cải cách liên ngành và chuyên ngành nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng. Theo chương trình nghị sự này, Chính phủ đã cam kết tiếp thục thực hiện những cải cách quan trọng sau đây:

(1) Những cải cách liên ngành, nhằm:

- Cải thiện các khung khổ chính sách, pháp lý và thể chế nhằm thu hút sự tham gia sâu rộng hơn của các nhà đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng dựa trên các quy tắc quản trị tốt.

- Đẩy mạnh huy động các nguồn tài chính dài hạn trong nước cho phát triển kết cấu hạ tầng thơng qua các dự án có sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.

- Thiết lập một khung khổ quản lý cấp vùng hợp lý với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính quyền Quốc gia và các chính quyền địa phương liên quán đến việc cung cấp kết cấu hạ tầng.

(2) Những cải cách chuyên ngành ở tất cả các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhằm:

- Cải thiện tính lành mạnh về tài chính và tính bền vững của các dịch vụ kết cấu hạ tầng thơng qua q trình thu hồi chi phí dần dần.

- Gia tăng cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng.

- Thiết lập các cấu trúc điều tiết độc lập, tách biệt với các chủ dự án và chủ thể khai thác kết cấu hạ tầng.

- Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng của tất cả các chủ thể và nhà đầu tư, ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền tự nhiên.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Chính phủ trong việc cung cấp kết cấu hạ tầng, gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo của đất nước.

Trong giai đoạn 2005 - 2009, dự tính Inđơnêsia sẽ đầu tư khoảng 72 tỷ USD để xây thêm 93.700 km đường bộ, xản suất thêm 21.900 MW điện, lắp đặt mới 11 triệu máy điện thoại cố định, mở rộng thêm 18,7 triệu thuê bao điện thoại di động, cung cấp nước sạch cho 30,5 triệu người, và cải thiện vệ sinh cho 46,9 triệu người. Nếu tính đầu tư cho cả lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác thì tổng số vốn đầu tư cịn lớn hơn nhiều. Trong khi đó, ngân sách nhà nước chỉ có thể trang trải được 40,8 tỷ USD, còn lại 30 tỷ USD phải huy động từ khu vực tư nhân và các nguồn vốn khác, có nghĩa là mỗi năm Inđơnêsia phải huy động thêm trung bình hơn 6 tỷ USD.

Với những khoảng đầu tư lớn, Chính phủ Inđơnêsia cho rằng kết cấu hạ tầng tiếp tục đóng vai trị quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước này.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư tốt sẽ tạo cơ hội việc làm trong chính các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, hạ thấp chi phí sản xuất - kinh doanh, khuyến khích đầu tư trong và ngồi nước, tạo ra các trung tâm kinh tế mới, qua đó mở rộng cơ hội việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy thương mại quốc tế... Chính phủ cho rằng, sự phát triển kết cấu hạ tầng sẽ góp phần quan trọng để Inđơnêsia có thể đạt được một số mục tiêu phát triển khá ấn tượng vào năm 2009: GDP tăng 7,6%; lạm phát được duy trì ở mức 3%; đầu tư tăng 12,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10.000 Rupiah, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,1%...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ gắn với phát triển bền vững tỉnh cà mau (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)