Sơ đồ vận tải hành khách giai đoạn 2011 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ gắn với phát triển bền vững tỉnh cà mau (Trang 60 - 93)

Phương pháp dự báo nhu cầu giao thông vận tải

- Về hành khách

+ Mơ hình phát sinh/ thu hút chuyến đi:

Gi = 2.172 * UPOPi * GRDPCi + 8801 Aj = 2.172 * UPOPj * GRDPCj + 8802 Trong đó:

Gi: Phát sinh trong Khu vực I Aj: Thu hút trong Khu vực J

UPOPi: Dân số đô thị trong Khu vực I (đv: 000). GRDPCi: GRDP/người trong Khu vực I (triệu đồng). + Mơ hình phân bổ chuyến đi

Trong đó:

C: Hằng số

Tij: Số chuyến đi từ Khu vực I tới j và từ Khu vực j tới I

Gi: Trung bình phát sinh và thu hút chuyến đi trong Khu vực I Aj: Trung bình phát sinh và thu hút chuyến đi trong Khu vực j dij: Khoảng cách giữa Khu vực I và j

dum: Hằng số ảo a, b, c và d: tham số

- Về hàng hóa

Bước đầu tiên để dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa là ước tính lượng hàng hóa sản xuất /tiêu dùng trong tỉnh và theo nhóm hàng hóa. Những vùng có thặng dư hoặc thiếu hụt hàng hóa là nguồn vận tải hàng hóa. Mơ hình phát sinh/ thu hút hàng hóa:

Gi = a1 * Si + a2 * Xi + c Aj = c1 * Dj + c2 * Xj + d Trong đó: Gi : Phát sinh từ vùng i Aj : Thu hút từ vùng j Si : Dư cung ở vùng i 3.4.2. Về xã hội

Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nơng thơn, đã có tác động tích cực đến lĩnh vực xã hội như sau:

- Tốc độ tăng dân số được kiểm soát, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2014 giảm còn 1,11%, đến năm 2015 giảm còn 1,08% (so với cuối năm 2010 tỷ lệ là 1,24%). 1,21 1,17 1,14 1,11 1,08 1,00 1,05 1,10 1,15 1,20 1,25 2011 2012 2013 2014 2015 Năm % TLTDSTN

Hình 3.9: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (TLTDSTN) giai đoạn (2011 - 2015)

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2011 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau 2015)

- Giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội đạt kết quả cao. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt trên 35 nghìn người (hàng năm giải quyết việc làm mới cho 30 nghìn lao động). Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm khoảng 1,8% (tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2014 giảm còn 4,9% và dự kiến đến cuối năm 2015 giảm còn 3,4%).

10,14 8,24 6,49 4,9 3,56 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2011 2012 2013 2014 2015 Năm %

- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được thực hiện, duy trì có nề nếp thường xun và chuyển biến tích cực, cơng tác phịng ngừa thơng qua tun truyền đạt kết quả tốt.

- Dịch vụ du lịch có bước chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, trong giai đoạn 2011 - 2015 ngành du lịch Cà Mau đón khoảng 4,3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 93.000 lượt khách quốc tế, đạt doanh thu trên 1.200 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2015 ước đạt khoảng 980.000 lượt khách du lịch). Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình qn 7%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 9%/năm. Dịch vụ du lịch được cải thiện về thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm.

- Giao thông đường bộ phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua tiếp tục chuyển biến tích cực ở tất cả các bậc học, cấp học. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường, tỷ lệ trẻ 5 tuổi học mẫu giáo đạt 96,9%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,7%.

- Nhân dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa, vv được tốt hơn; cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm nhanh, đến cuối năm 2015 giảm còn 12,5% (so với tỷ lệ cuối năm 2010 là 17,2%).

- Cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông đường bộ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xây dựng ấp, khóm văn hóa được nâng lên; phong trào đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; thực hiện nếp sống văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Lĩnh vực bưu chính, viễn thơng: mạng viễn thông, internet hoạt động ổn định, chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu trao đổi thông tin của tất cả các tổ chức, cá nhân.

3.4.3. Về môi trƣờng

Hệ thống kế cấu tạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ đang được mở rộng và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để dịch vụ vận tải nhanh chóng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và lưu thông của xã hội, của sự nghiệp cơng nghiệp hóa và đời sống của nhân dân. Việc tập trung xây dựng nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian qua đã làm cho môi trường, cảnh quan tốt đẹp hơn, điều kiện giao thơng tốt hơn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống nhân dân. Song mặt khác, lĩnh vực giao thông vận tải cũng đặt ra một số thách thức đối với phát triển bền vững.

- Một bộ phận dân cư sẽ phải di dời do giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án và tái định cư làm đời sống xáo trộn; một bộ phận đất đai đang canh tác sẽ bị mất.

- Nguy cơ ơ nhiễm khí thải, bụi, tiếng ồn, ô nhiễm sông biển sẽ tăng lên.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải sẽ thu hút một số lượng vốn đầu tư, trong đó phần lớn là vốn vay bên ngồi dẫn đến gánh nặng nợ nần của thế hệ mai sau sẽ tăng lên.

Nhưng nhà nước đã thực hiện được những hoạt động phát triển bền vững như sau:

- Thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững lĩnh vực giao thơng vận tải bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thơng vận tải, bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải cơng cộng, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển giao thông vận tải, sử dụng phương tiện giao thơng vận tải có mức tiêu hao năng lượng thấp và giảm chất thải gây ô nhiễm.

- Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ đồng bộ với quy hoạch các vùng sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm bảo đảm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tăng dịch vụ trong mối quan hệ hài hòa với phát triển kinh tế vùng và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

- Tập trung phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở các đô thị lớn. Sử dụng các cơng cụ kinh tế và hành chính trong việc khuyến khích thói quen sử dụng dịch vụ giao thơng cơng cộng. Hạn chế phát triển các loại phương tiện giao thông cá nhân tiêu tốn nhiên liệu, sử dụng lãng phí tài ngun thiên nhiên và gây ơ nhiễm mơi trường, đồng thời khuyến khích sáng chế và phổ biến các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

- Phát triển nhanh chóng mạng lưới giao thơng nơng thơn để phục vụ tốt việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về giao thơng và an tồn giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông.

3.5. Hạn chế và nguyên nhân đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ gắn với phát triển bền vững của tỉnh Cà Mau

3.5.1. Các hạn chế

Tỉnh Cà Mau đã và đang có những cơng trình giao thơng Quốc gia quan trọng đang và sẽ được đầu tư xây dựng như: đường Hồ Chí Minh, đường Hành lang ven biển phía Nam, đường Bộ ven biển, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Trong tương lai tỉnh Cà Mau sẽ có vị trí chiến lược về kinh tế - an ninh - quốc phòng, tạo điều kiện cho tỉnh hội nhập, phát triển, mở ra hướng giao lưu kinh tế quan trọng, đưa Cà Mau gần hơn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - tài chính cả nước.

Hệ thống giao thông cơ bản bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh và phát triển theo hình xương cá, với trục xương sống là các tuyến Quốc lộ, còn các tuyến đường tỉnh và đường huyện là các tuyến nhánh; tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên việc đầu tư xây dựng cịn gặp nhiều trở ngại, vì vậy giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của mình. Hiện nay:

- Tỷ lệ nhựa (cứng) hóa đạt 36,1%; chất lượng hầu hết các tuyến còn thấp, nhiều tuyến mặt đường hẹp, hành lang bảo vệ đường bị lấn chiếm;

- Thiếu các trục dọc nhằm chia sẻ lưu lượng trên các trục xương sống;

- Hạn chế trong việc giao lưu đi lại bằng xe ô tô giữa các huyện do ngăn cách bởi sông gạch như giữa Ngọc Hiển với Năm Căn (ngăn cách bởi sông Cửa Lớn), Phú Tân và Năm Căn (ngăn cách bởi sông Bảy Háp), giữa Đầm Dơi và Năm Căn (chỉ đi được qua QL.1);

- Tỷ lệ nhựa (cứng) hóa của đường xã còn thấp, đạt 30% ảnh hưởng đến đi lại và vận chuyển nông thủy sản của người dân;

- Hệ thống cầu - cống chưa đồng bộ với đường nên hạn chế khả năng lưu thông của các loại phương tiện;

- Hệ thống bến bãi đậu xe còn thiếu nhất là khu vực đô thị, hệ thống bến xe chất lượng thấp vì vậy giảm thu hút đi lại.

Trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng đường bộ của tỉnh Cà Mau thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định như sau:

Thứ nhất, hạn chế nổi bật trong quản lý đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

đường bộ ở tỉnh Cà Mau là năng lực cơ quan quản lý còn chưa cao, bộ máy hành chính cịn nặng nề, chưa tạo được động lực cao khuyến khích cán bộ nỗ lực làm việc.

Thứ hai, việc bố trí đầu tư một số nơi cịn chưa gắn công tác quy hoạch với

kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Tỉnh thấp nên nhu cầu đầu tư thuộc các địa phận đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng giao thơng đường bộ để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại các cơng trình dự án đầu tư của Tỉnh cịn nhiều nhược điểm.

Thứ ba, các quy định về quản lý đầu tư và đấu thầu, đặc biệt là quy định về

đầu tư cơng cịn chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu và thực hiện chưa thống nhất, các chế tài chưa đủ mạnh. Cách thức thẩm định của dự án đầu tư công theo quy định

hiện hành của Chính phủ cịn rất đơn giản, chưa xác định được lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án cơng. Chính vì vậy, việc xác định mức độ ưu tiên của các dự án để thực hiện đầu tư chưa thực sự hợp lý.

Thứ tư, trong quá trình lập dự án, việc điều tra khảo sát không đầy đủ, lập

dự án đôi khi theo phong trào, cục bộ địa phương; chất lượng lập dự án kém, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội không đầy đủ; chất lượng thẩm định chưa cao; trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án chưa rõ ràng, trình độ năng lực cán bộ cịn yếu kém.

Thứ năm, trong q trình thực hiện các cơng trình, dự án hạ tầng giao thơng

đường bộ, do đầu tư còn dàn trải trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách không đáp ứng đầy đủ; không đảm bảo điều kiện giải phóng mặt bằng làm một số dự án đầu tư bị chậm tiến độ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xản suất và đời sống nhân dân vùng có dự án. Chất lượng thiết kế, dự án, thẩm định chưa cao do trình độ năng lực cán bộ của các công ty tư vấn, thẩm định. Chất lượng cơng trình cịn nhiều vi phạm gây lãng phí, thất thốt thuộc trách nhiệm chủ yếu do nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát.

Thứ sáu, trong giai đoạn vận hành khai thác, người quản lý khai thác sử dụng

đôi khi không phải là chủ đầu tư (không được tham gia vào giai đoạn lập và thực hiện dự án) nên không được trực tiếp giám sát chất lượng dự án. Việc duy tu, bảo

dưỡng, bảo trì dự án khơng thường xun.

Thứ bảy, chưa huy động được tối đa các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư,

chính sách xã hội hóa đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công do nhà nước đảm nhận. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm đi tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của Tỉnh do ngân sách nhà nước không cân đối được cung và cầu trong đầu tư.

Thứ tám, cơng tác cải cách hành chính cịn chậm và chưa đồng bộ. Kết quả

cải cách hành chính chưa có chuyển biến rõ nét, một số thủ tục hành chính cịn phiền hà, mơi trường đầu tư chưa có chuyển biến mang tính đột phá.

3.5.2. Những nguyên nhân của hạn chế đó là:

- Mơi trường kinh tế thế giới biến động bất lợi đến quá trình thu hút đầu tư. Nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới nên các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu đã tác động mạnh đến đời sống kinh tế và xã hội. Những biến động lớn về thị trường trong nước như thị trường bất động sản, giá cả tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân và tình hình sản xuất kinh doanh.

- Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch cịn có những mặt yếu kém. Năng lực quản lý nhà nước cịn bất cập, trình độ cán bộ chưa theo kịp xu thế phát triển. Việc triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm có nơi có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực. Cơng tác kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên và thiếu các giải pháp khả thi.

- Trong điều kiện cịn q nhiều khó khăn, các nhu cầu bức xúc cịn q lớn, nguồn lực lại có hạn nên việc đầu tư cịn mang tính dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm.

- Cơng tác xã hội hóa chậm triển khai, chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội.

- Công tác quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực, quy hoạch đơ thị cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

3.5.3. Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2020

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, thể hiện theo một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu mạng lƣới đƣờng bộ của tỉnh theo quy hoạch

Các chỉ tiêu Đến năm 2020 Đến năm 2030

Đường quốc gia 277,6 520,6 Đường tỉnh 458,5 458,5 Đường huyện 1.144,8 1.588,2 Đường đô thị 238,2 238,2 Đường xã 10.819,0 10.819,0 2. Mật độ theo diện tích (km/km2) 2,4 2,6 3. Mật độ theo dân số (km/1.000 dân) 9,7 9,2

4. Tỷ lệ nhựa hóa (cứng hóa) (%) 91,6 100,0

(Nguồn: Sở Giao thông và Vận tải, 2013)

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển theo quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Cà Mau đến năm 2020 khoảng 8.765,0 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ gắn với phát triển bền vững tỉnh cà mau (Trang 60 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)