4.694 6.466 6.896 6.483 6.675 0 2.000 4.000 6.000 8.000 2011 2012 2013 2014 2015 Năm T ỷ đồ ng
Hình 3.1. Chi ngân sách giai đoạn 2011 - 2015
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau, 2015)
3.1.2.2. Điều kiện xã hội
- Dân số và nguồn nhân lực
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau,2015)
Năm 2010 đạt 1,33 triệu người, năm 2015 đạt khoảng 1,42 triệu người và năm 2020 khoảng 1,5 triệu người là dự báo có sự tăng dân số cơ học cao trên cơ sở kinh tế tỉnh phát triển nhanh, tạo sự thu hút lao động từ nơi khác về tỉnh với tính khả quan từ khu kinh tế Năm Căn và các khu công nghiệp được đầu tư, thu hút nhiều dự án lớn. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra như vậy, các khu công nghiệp chưa được đầu tư và số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh không nhiều nên
số lao động được giải quyết việc làm hàng năm của tỉnh có khoảng 54% số lao động được tạo việc ở ngoài tỉnh (chủ yếu đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ).
Từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm khá nhiều, từ 1,37% năm 2010 xuống còn 1,11% năm 2015; cộng với sự giảm cơ học nên dân số toàn tỉnh tăng rất thấp: năm 2010 là 1.201.692 người nhưng đến năm 2015 đạt khoảng 1.218.500 người.
Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội rất nhanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự báo trong những năm tới sự dịch chuyển lao động từ các tỉnh vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (trong đó có tỉnh Cà Mau) về các khu cơng nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đơng Nam Bộ và một số địa phương khác vẫn tiếp tục diễn ra, cho dù tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong vùng cũng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo mức tăng dân số chung của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020 vẫn thấp hơn mức tăng dân số tự nhiên, nghĩa là vẫn có sự giảm dân số cơ học. Dự báo dân số (thường trú) tỉnh Cà Mau năm 2020 khoảng
1.285.000 người; năm 2025 khoảng 1,33 - 1,34 triệu người và năm 2030 đạt khoảng 1,38 - 1,4 triệu người.
- Về giáo dục, đào tạo
Trong những năm qua công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm củng cố và phát triển, sự nghiệp giáo dục được đẩy mạnh, chú trọng công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời đầu tư xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục - đào tạo.
Hệ thống giáo dục - đào tạo của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu; Quy mô giáo dục tiếp tục tăng ở các cấp học, bậc học đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được tăng cường về số lượng và chất lượng.
Về đào tạo, tỉnh đã phát triển và điều chỉnh hợp lý mạng lưới và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các trường cao đẳng, trung cấp và các cơ sở dạy nghề trong
tỉnh góp phần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của tỉnh.
- Về y tế
Công tác khám và chữa bệnh ở các bệnh viện ngày càng được nâng cao về chất lượng, cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh tiếp tục được đầu tư nâng cấp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cũng được ứng dụng đạt hiệu quả cao, mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố. Các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả khả quan.
Cơng tác phịng, chống dịch bệnh được tăng cường, các quy định về phòng, chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản có nhiều chuyển biến tốt, các hoạt động của chương trình phịng, chống suy dinh dưỡng đạt chất lượng ngày càng cao.
- Văn hóa thơng tin, thể dục thể thao
Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nơng thơn mới. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị lớn của đất nước và của tỉnh, tuyên truyền về biển, đảo… bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành có trọng điểm và đạt hiệu quả; cơng tác thanh tra, kiểm tra văn hóa thơng tin được thực hiện thường xuyên đã kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, góp phần làm lành mạnh mơi trường văn hóa thơng tin trên địa bàn tỉnh.
Ngành thể dục, thể thao trong tỉnh thời gian quan khá phát triển, nhiều môn đạt được đẳng cấp quốc gia và quốc tế. Thể thao thành tích cao được đầu tư có trọng điểm, góp phần đào tạo các vận động viên tài năng, vận động viên cấp I và kiện tướng cho quốc gia.
3.1.2.2. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ được tập trung đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó các dự án đầu tư, nâng cấp đường đến các trung tâm huyện, các cụm kinh tế được tỉnh ưu tiên đầu tư, một số dự án, cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thơng nói riêng và kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, góp phần tăng cường giao thương, lưu thơng hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Trong giai đoạn 2010 - 2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, cơng trình giao thơng lớn, quan trọng như: các cầu Đầm Cùng, Gành Hào 2, 06 cầu trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Đầm Cùng - Năm Căn); các cầu trên Quốc lộ 63; cầu Năm Căn, cầu Kênh Tắc thuộc dự án
đường Hồ Chí Minh; tuyến đường Quản Lộ - Phụng Hiệp (đoạn qua địa phận tỉnh Cà Mau); đường Cái Nước - Vàm Đình và các cầu trên tuyến đường Vàm Đình -
Cái Đơi Vàm; nâng cấp, mở rộng tuyến đường Tắc Thủ - U Minh; bến phà sông Cửa Lớn, các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã… Đang triển khai thi công tuyến đường hành lang ven biển phía Nam; tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Năm Căn - Đất Mũi), tuyến đường Thới Bình - U Minh (kết nối huyện Thới Bình và huyện U Minh), cầu Hòa Trung (kết nối thành phố Cà Mau với huyện Đầm Dơi), cảng Cà
Mau… Đến cuối năm 2015, có 76/82 xã có đường ô tô đến trung tâm xã (đạt tỷ lệ 92%), tổng chiều dài đường bộ trên 12.300 km, trong đó có trên 10.800 km đường
giao thơng nơng thơn.
Về cơ bản, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh có phát triển, nhưng so với yêu cầu và mặt bằng chung của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và cả nước cịn rất yếu kém, chưa đảm bảo tính kết nối và đồng bộ.
3.2. Thực trạng về hạ tầng giao thông đƣờng bộ của tỉnh Cà Mau 3.2.1. Mạng lƣới giao thông đƣờng bộ
Trong những năm qua, nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đảng và nhà nước đã dành khá nhiều ưu tiên cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cùng với việc xây dựng các chính sách khuyến
khích tư nhân cùng tham gia đầu tư dưới nhiều hình thức thì hệ thống hạ tầng giao thơng đường bộ của tỉnh đã có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, đã làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp đáng kể; năng lực vận tải cũng được nâng cao; số vụ tại nạn giao thông ngày càng giảm. Giao thông đô thị và nông thôn cũng ngày càng được cải thiện, tình trạng ùn tắc giao thông cũng đã được giảm đáng kể,…góp phần quan trọng đổi mới diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau, đã góp phần đáng kể vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhà.
Không chỉ tập trung phát triển về mặt số lượng, lượng vốn ngân sách nhà nước trong thời gian qua cũng tập trung xây dựng các tuyến đường, cầu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Hiện tại, cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Cà Mau phát triển và bố trí khá hợp lý. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh đều tập trung vào đầu mối trung tâm kinh tế - chính trị là thành phố Cà Mau, tạo nên sự liên kết chặt chẽ là cơ sở cho động lực phát triển bền vững các tỉnh lân cận.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của một tỉnh kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030 có thể nhận thấy, hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh hiện tại chưa đáp ứng đòi hỏi và đang dần bộc lộ những bất cập. Thể hiện ở quy hoạch chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh cũng như quy hoạch giao thông tại đô thị, giữa các địa phương với nhau, cấp kỹ thuật của các cơng trình cịn thấp, hiệu quả đầu tư và sử dụng cơng trình là chưa cao... Về quy mơ, tốc độ bao phủ của mạng lưới như hiện nay còn rất chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyên nhân là do tốc độ đơ thị hóa diễn ra q nhanh, việc phân định danh giới giữa khu vực đô thị và nông thôn là tương đối. Điều đó ảnh hưởng tới quy hoạch chung mạng lưới giao thông và quy hoạch đô thị, làm cho mục tiêu của quy hoạch đã không bám sát được thực tế phát triển của tỉnh. Về mặt chất lượng thì mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh vẫn không đảm bảo hiệu quả hoạt động như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu chuẩn kỹ
thuật cịn thấp, việc tổ chức khơng gian và tổ chức luồng tuyến chưa hiệu quả làm giảm tốc độ lưu thông của các phương tiện vận tải, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra gây tổn thất về kinh tế.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau có tổng chiều dài mạng lưới đường bộ tương đối lớn với khoảng trên 12.302 km, cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 3.1. Hệ thống đƣờng bộ tỉnh Cà Mau đến cuối năm 2015
Phân loại Số tuyến Chiều dài (km) Kết cấu Tỷ lệ cứng hóa Bê tơng nhựa Bê tơng xi măng CPĐD Đất - Quốc lộ 3 119,3 119,3 100% - Đường tỉnh 18 307,8 293,9 13,9 100% - Đường huyện 83 802,7 582,5 183,3 81,9 90% - Đường đô thị 263 227,8 160 67,8 100% - Đường GTNT 10.844,5 25,8 3.765,8 7.052,9 35% Tổng 12.302 1.181,5 3.972 13,9 7.148,7
(Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau,2015)
Hệ thống quốc lộ, phần lớn là đường nâng cấp, cải tạo, nhiều tuyến vừa cải tạo xong đã bão hoà. Hiện tại, tồn tỉnh mới chỉ có hơn 119 km đường quốc lộ, còn lại hầu hết là đường cấp thấp, quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, hiện tượng đơ thị hố các quốc lộ khiến tai nạn giao thông gia tăng.
Trong những năm qua mặc dù nhà nước đã đầu tư nâng cấp các nút giao thông, các điểm giao cắt quan trọng trên các tuyến quốc lộ, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Tình trạng ùn tắc giao thơng cục bộ, tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra.
Thực tế mạng lưới đường trong đô thị, các trung tâm huyện, xã hiện nay đang có nhiều vấn đề bất cập: Về mặt số lượng không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ mạng lưới đường. Các tuyến đường vẫn còn nhiều đường chưa bảo đảm chất lượng, mặt đường kém, độ êm thuận khơng cao, hệ thống thốt nước mặt đường và hạ tầng kỹ thuật chưa được xây dựng đồng bộ, hiện tượng dân lấn lòng đường, vỉa hè thường xuyên đã gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hiện tượng cao độ mặt đường cứ nâng cao dần sau mỗi lần cải tạo, không giữ nguyên cao độ thiết kế để đảm bảo thoát nước mưa, nhất là đang diễn ra ở hầu hết trong đô thị và các trung tâm của huyện, xã.
Tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thơng và ô nhiễm môi trường giao thông ngày càng gia tăng; quy hoạch chi tiết chưa đáp ứng được công tác quy hoạch xây dựng. Quản lý đơ thị nói chung và quản lý đường phố đơ thị nói riêng trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị, đặc biệt là vấn đề quản lý đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng mạng lưới đường phố đô thị theo quy hoạch đã và đang là vấn đề thời sự của các chính quyền đơ thị.
3.2.2. Đánh giá so với sự phát triển giao thông đƣờng bộ
Trong những năm gần đây, nước đa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng đáng kể, q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Trong nền kinh tế đã xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới, các ngành cơng nghiệp ln có quan hệ mật thiết với nhau, ngành này là đầu vào của ngành khác tạo nên chuỗi các quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Khơng chỉ có quan hệ giữa các doanh nghiệp, các ngành kinh tế với nhau, quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ cũng là một chủ đề nóng. Nhu cầu lưu thơng hàng hóa giữa các khu vực, các đô thị, giữa đô thị và nơng thơn ngày một tăng. Kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện vận tải cơ giới. Nhu cầu vận tải khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi không gian hẹp, mà nó đã mở rộng ra toàn quốc và giao thương quốc tế. Với những ưu điểm của mình, giao thơng vận tải
đường bộ ln là sự lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu vận tải về nguyên vật liệu và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Cùng với q trình đơ thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, các đơ thị khơng ngừng mở rộng về quy mô lãnh thổ cũng như quy mô dân cư, sự xuất hiện ngày càng nhiều các đô thị mới đã tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng rãi và đa dạng cho các doanh nghiệp. Tỉnh Cà Mau có thế mạnh về thủy sản (2015 có trên 499.880 tấn), là tỉnh kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Thực tế nhu cầu vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh đang tăng với tốc độ chóng mặt. Giao lưu kinh tế trong tỉnh, và với các nơi khác đã tạo nên sức ép lớn hạ tầng giao thông đường bộ. Mặc dù đã được đầu tư đáng kể trong thời gian qua nhưng dường như hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu đó. Cũng phải nói rằng hạ tầng giao thơng đường bộ của tỉnh Cà Mau còn đang trong giai đoạn hồn thiện, nhiều cơng trình vẫn cịn thi cơng dở dang, nhiều tuyến đường chưa được triển khai nâng cấp do còn nhiều hạn chế trong vấn đề vốn đầu tư. Do đó, chiều rộng lịng đường nhiều tuyến chưa theo kịp tốc độ gia tăng về phương tiện vận tải, tình trạng ùn tắc cục bộ tại các đô thị, tại các nút giao thông trên các tuyến đường cịn khá phổ biến. Đã biết đây khơng phải là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều, nhưng cũng cần phải thừa nhận là chúng ta đã giải quyết vấn đề này chưa được tốt.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế đã ngày càng nâng cao thu nhập của người dân (đến cuối năm 2015 thu nhập bình quân đầu người 35,266 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 74% so với năm 2010), tăng cơ hội đi lại và sinh
hoạt của người dân bằng nhiều hình thức, phương tiện vận tải với chi phí phù hợp khả năng thu nhập của họ. Thực tế cho thấy phương tiện cơ giới cá nhân và