Cơng nghiệp hóa và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 29 - 30)

Trong lịch sử đã có nhiều khái niệm CNH-HĐH, xin được dẫn một số khái niệm CNH-HĐH như sau:

1.6.1.1 Khái niệm CNH của Liên hiệp quốc năm 1963: “CNH là một quá trình

phát triển kinh tế, trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận ln thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn thể nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ”. Như vậy, CNH trước hết là một quá trình phát triển. Do đó, nội dung của CNH gồm: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo khái niệm này chuyển dịch CCKT và xác lập một CCKT hợp lý là nội dung “hạt nhân” của CNH.

1.6.1.2 Khái niệm HĐH Đến nay có nhiều cách nhìn nhận về HĐH, như theo

Từ điển tiếng Việt, “Hiện đại hóa” được hiểu là làm cho một cái gì đó mang tính chất hiện đại, tiên tiến, mang tính chất của thời đại ngày nay. Hay “HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay”. (Vương Phương Hoa, 2014). Với quan điểm này, HĐH không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà cịn bao hàm phạm vi rộng hơn, đó là HĐH tồn bộ đời sống xã hội. Quan điểm của Đảng CSVN về CNH-HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng

một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao1. Khái niệm CNH-HĐH trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội. Quan điểm CNH-HĐH theo khái niệm này nhấn mạnh đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nền kinh tế. Nói cách khác CNH-HĐH theo quan điểm này chú trọng đến nâng cao trình độ kỹ thuật của lực lượng sản xuất.

1.6.1.3 Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH là quá trình làm biến đổi

nền kinh tế từ chỗ có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu sang CCKT dịch vụ-cơng-nơng nghiệp hiện đại. Đó là q trình gia tăng tốc độ phát triển và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế gắn liền với đổi mới căn bản về công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (Đinh Sơn Hùng và cộng sự, 2005, tr 6).

Xây dựng CCKT và CNH-HĐH có mối quan hệ biện chứng, gắn bó với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, là điều kiện, tiền đề và động lực của nhau. Chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nội dung cốt lõi của CNH-HĐH đất nước. Cho nên, quá trình chuyển dịch CCKT vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình CNH-HĐH và ngược lại CNH-HĐH nền kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật và là con đường, mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch CCKT phổ biến là sản xuất nhỏ mà chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lên một nền kinh tế công nghiệp ngày càng hiện đại, có năng suất cao, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh an giang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2025 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)