- Khu vực dịch vụ (KVIII)
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH ANGIANG ĐẾN NĂM
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh AnGiang
- Dựa vào điều kiện tự nhiên: An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ở ĐBSCL (gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau), có đường biên giới với Campuchia. Kết hợp hiệu quả đầu tư để khai thác lợi thế về tự nhiên và tiềm năng về du lịch, về đất đai để phát triển kinh tế xã hội làm trọng tâm trong quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH từ nay đến năm 2025.
Đặc thù của An Giang là có nền nơng nghiệp với diện tích và sản lượng lớn, là nguồn cung cấp đầu vào để phát triển ngành công nghiệp chế biến, tận dụng các sản phẩm ngành nông nghiệp làm nguyên liệu cho thủy sản; đầu tư xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản, các vùng trồng lúa kỹ thuật và khu, cụm công nghiệp, đồng thời phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.
Do điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, An Giang thực hiện quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH-HĐH chính là sự thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phát triển cân đối giữa KVI và KVII.
- Phương hướng phát triển KT-XH tỉnh An Giang:
. Mục tiêu tổng quát Theo Đề án “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020” đã được phê duyệt, thì: Xây dựng An Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá trong vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển với các địa phương trong vùng đồng bằng sơng Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.
. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRDP) bình quân năm 2016-2020 đạt 7%; GRDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2020 đạt 48,3 triệu đồng/người; Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt khoảng 148.000 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,05 tỷ USD.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng nơng nghiệp cịn 19,7%; cơng nghiệp và xây dựng tăng lên 21% và khu vực dịch vụ là 59,3%.
Đầu tư cho 3 khu kinh tế cửa khẩu là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình, có diện tích tự nhiên được quy hoạch là 28.273 ha.Trong đó, cửa khẩu Tịnh Biên được chọn làm hạt nhân và tập trung đầu tư; các khu khác được đầu tư đa dạng hóa, gồm cả nhà nước, các nhà doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác theo cơ chế chính sách chung đối với khu kinh tế cửa khẩu. Các khu du lịch của tỉnh sẽ được mở rộng và kết nối với các tỉnh của vùng ĐBSCL như hình thành cụm du lịch Bảy Núi – Rạch Giá,…
- Dựa vào cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập WTO, TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) của nước ta.
Cơ hội: Hàng hóa Việt Nam nói chung, An Giang nói riêng có sức cạnh tranh cao nên có khả năng xâm nhập vào thị trường trên thế giới. Giúp doanh nghiệp An Giang phát huy được lợi thế cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Hội nhập WTO, TPP giúp cho doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, uy tín các mặt hàng xuất khẩu, nhất là nơng sản, sản phẩm ngành công nghiệp chế biến và
thủy sản đông lạnh. Đây là sản phẩm thế mạnh và mang lại giá trị kinh tế cao của tỉnh.
Thách thức: Đối với cả nước nói chung, An Giang nói riêng, sản phẩm xuất khẩu tuy đa dạng nhưng nhìn chung chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ cịn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao, phần lớn doanh nghiệp trang bị công nghiệp lạc hậu đồng thời thiếu cán bộ chuyên môn nghiên cứu khoa học để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Gia nhập vào thị trường quốc tế nhưng còn thiếu kinh nghiệm, cạnh tranh sản phẩm còn kém.
Quan điểm chỉ đạo chuyển dịch CCKT:
Chuyển dịch CCKT phải cân đối trên vùng miền của tỉnh, phải đảm bảo phát triển tương đối hài hòa giữa các địa phương. Cần quan tâm đầu tư vào vùng kém phát triển để hạn chế sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chủ đạo trong tỉnh, như các khu công nghiệp chế biến thủy sản. Đồng thời, tỉnh phải hỗ trợ cho địa phương còn nhiều hạn chế về kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ khoa học cơng nghệ.
Chuyển dịch CCKT phải phát huy tốt nội lực, khai thác các nguồn lực địa phương một cách có hiệu quả, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao. Đây là nguồn lực có vai trị quyết định cho sự phát triển vững chắc cho tương lai. Song song đó, phải kết hợp với việc khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên để đạt kết quả tốt nhất. Quá trình CNH-HĐH nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực - giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo sự phát triển cân đối hài hòa giữa KVII và KVIII là nhiệm vụ hàng đầu. Tỉnh An Giang với thế mạnh là công nghiệp chế biến thủy sản và du lịch, do vậy cần xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cùng với xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải hợp tác và cạnh tranh về kinh tế. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý kết hợp với các nguồn lực trong tỉnh tạo nên sức mạnh tổng hợp
về cạnh tranh kinh tế, đồng thời phát triển những ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao làm lợi thế trên thị trường.
Chuyển dịch CCKT đi đôi với bảo vệ mơi trường. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng An Giang thành một trong những đầu mối giao thương quan trọng trong vùng.