- Khu vực dịch vụ (KVIII)
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Qua phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh An Giang, ta thấy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên KVI, nơng nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, tỷ trọng các ngành trong KVI cịn có sự phát triển khơng đồng đều. Thủy sản là thế mạnh của tỉnh, nhưng việc nuôi trồng, sản xuất còn phân tán, chưa tập trung, thiếu vùng sản xuất chuyên canh mang tính thương mại, người sản xuất còn thiếu kinh nghiệm. Bảng 2.17 cho thấy, việc nuôi trồng thủy sản dàn trải các địa phương, trong đó số địa phương có diện tích tập trung có 8 trên 11 địa phương, gồm: Long Xuyên, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Thoại Sơn. Nói cách khác, CD CCKT An Giang vẫn chỉ diễn ra về số lượng chưa chú trọng đúng mức đến tăng chất lượng. Do đó, CD CCKT An Giang chưa bền vững.
Bảng 2.17. Diện tích ni trồng thủy sản phân theo huyện/thị xã/thành phố, giai đoạn 2010-2014
ĐVT: ha Chỉ tiêu 2010 2011 Năm 2012 2013 2014 Tổng số 3.843,62 3.356,84 2.635,84 2.496,38 2.423,54 TP. Long xuyên 350,15 330,02 195,61 171,15 171,53 TP. Châu Đốc 88,99 65,31 46,18 42,53 43,86 An Phú 143,10 174,89 176,41 147,87 144,22 TX. Tân Châu 238,05 256,47 226,14 225,40 203,14 H. Phú Tân 483,90 303,15 266,17 272,24 235,76 H. Châu Phú 757,39 558,69 544,52 526,15 478,97 H. Tịnh Biên 33,40 26,69 21,94 20,57 21,69 H. Tri Tôn 28,31 35,74 42,20 311,45 326,71 H. Châu Thành 583,40 313,20 311,45 326,71 406,76 H. Chợ Mới 516,19 544,12 329,00 309,59 305,61 H. Thoại Sơn 620,74 748,57 521,66 412,20 375,49
Nguồn: Niên giám TK tỉnh An Giang - 2014 (tr.289)
Các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp vẫn cịn phân tán khắp trong tỉnh, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ lạc hậu do đó hiệu quả sản xuất khơng ổn định, tính cạnh tranh cịn thấp.
Ngành dịch vụ, mặc dù chiếm vị trí cao nhưng hoạt động cịn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao. Trong đó, ngành thương nghiệp chưa thực sự có vai trị chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Du lịch là thế mạnh của tỉnh, nhưng trong thực tế vẫn cịn có những hạn chế về kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như nhà hàng, khu vui chơi, giao thông,… và đội ngũ nhân viên phục vụ ngành du lịch còn thiếu và yếu.
Khả năng thu hút vốn FDI còn hạn chế, phần lớn vốn đầu tư phát triển được huy động từ trong nước. Gần đây, tỉnh ban hành chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài với nhiều ưu đãi, song trong thực tế vẫn cịn nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn FDI vì kết cấu hạ tầng kỹ thuật cịn hạn chế cùng với nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại.
Môi trường đầu tư trong tỉnh đã được quan tâm cải thiện, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực trong tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Có khu cơng nghiệp xây xong nhưng cịn nhiều chỗ trống; các cơng trình phục vụ đời sống người dân chưa được quan tâm hợp lý. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Các thành phần kinh tế phát triển chưa đồng bộ. Thành phần kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cải tổ, củng cố và tiến hành cổ phần hóa nên tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh để trở thành thành phần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước, phần lớn tập trung vào kinh tế cá thể, thành phần này chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực kinh tế này. Kinh tế cá thể sẽ hạn chế phát triển do vốn hạn chế, ít đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Kinh tế tư nhân có cơ cấu khá cao, song chưa phát huy hết tiềm năng phát triển; kinh tế tập thể còn hạn chế về hiệu quả. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi có hiệu quả hoạt động khơng cao. Vấn đề thu chi ngân sách trong nội bộ tỉnh chưa hợp lý giữa các địa phương và thiếu bền vững.
Tóm lại, những nguyên nhân làm chậm chuyển dịch CCKT là:
- Công tác quy hoạch và chính sách phát triển kinh tế của tỉnh cịn bất cập. - Trình độ nguồn nhân lực có giới hạn, nhất là ngành nông nghiệp, nơng nghiệp vẫn chưa triệt để xóa bỏ tập quán sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất thủ công, theo kinh nghiệm.
- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, công tác đào tạo nghề còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cải tiến khoa học cơng nghệ cịn chậm đưa vào sản xuất.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém, nhất là các huyện vùng sâu, như đường giao thông, hệ thống cấp nước, điện ở một số nơi còn yếu kém.
- Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản, hàng tiêu dùng chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển dịch CCKT của tỉnh.
- Thiếu vốn để sản xuất, nhất là vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải. Vốn đầu tư nước ngồi cịn hạn chế.
- Những bất cập của lực lượng lao động: thiếu lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao; thiếu các nhà doanh nghiệp lớn.
- Nhìn chung, thứ tự xếp hạng các chỉ số PAR INDEX, PCI, PAPI của tỉnh An Giang trong những năm vừa qua có cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa ổn định, như chỉ số PCI có xu hướng giảm; Chỉ số PAR INDEX nằm ở mức khá nhưng tăng giảm thất thường (năm 2013 giảm so với năm 2012) và chỉ số PAPI, nội dung về kiểm soát tham nhũng chưa ổn định. Đây là những nguyên nhân quan trọng cần phải khắc phục trong phát triển kinh tế - xã hội của An Giang nói chung, trong chuyển dịch CCKT nói riêng.
- Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tỉnh An Giang trung bình trong các năm 2012, 2013 và 2014 là 83,50 đứng xếp hạng thứ 15 trên 63 tỉnh thành, điều này thể hiện có sự cải thiện đáng kể về năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, là sự thơng thống, thuận tiện hơn cho sản xuất, kinh doanh của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Điều đó hứa hẹn, An Giang có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Về chủ quan: nguồn lực của địa phương tiếp tục gặp khó khăn ảnh hưởng cân đối cho đầu tư phát triển; tổ chức thực hiện những kế hoạch, đề án, chủ trương lớn chưa tốt, thiếu kiểm soát; từng cấp, từng ngành chưa chủ động đề xuất những giải pháp để xử lý những vấn đề mới phát sinh tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Phối hợp thiếu đồng bộ các ngành và địa phương triển khai các cơ chế, chính sách mới; yếu kém trong công tác quản lý quy hoạch ngành và lĩnh vực đang gây khó khăn cơng tác quản lý nhà nước và huy động nguồn lực đầu tư của xã hội. Công tác dự báo, xúc tiến thị trường tiêu thụ nơng sản của tỉnh cịn hạn chế.
- Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, sản xuất, kinh doanh trong nước vẫn cịn khó khăn, sức mua thị trường nội địa yếu, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm. Chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp. Các chính sách của Trung ương trong ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cịn nhiều vướng mắc nên chậm đi vào cuộc sống. Lãi suất tín dụng giảm nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tóm tắt chương 2
An Giang là tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trong đó có chuyển
dịch CCKT theo hướng tích cực. Có nhiều nhân tố tác động đến chuyển dịch CCKT, như nhân tố về vốn, về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và đường lối chính sách.
An Giang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, tuy nhiên chưa rõ nét vì tỉnh đang trong giai đoạn tiền cơng nghiệp hóa. Trong giai đoạn 2010- 2014, nền kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tuy nhiên, cơ cấu GDP của KVI vẫn còn khá cao trong GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất của khu vực này giảm theo thời gian, nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong kinh tế của tỉnh. KVII tăng nhẹ - trong nội bộ ngành thì giá trị sản xuất của cơng nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất. KVIII có tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng gia tăng, điều này là phù hợp với xu hướng chung của cả nước.
Cơ cấu TPKT cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: TPKT nhà nước dao động ở mức ổn định và có xu hướng giảm, đây là xu thế tích cực nhưng vẫn giữ được thế chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong kinh tế thành phần và có xu hướng tăng nhanh (tốc độ tăng trung bình 5,38%/năm). Tuy nhiên, kinh tế cá thể - trong TPKT ngồi nhà nước có tỷ trọng cao nhất nhưng tốc độ tăng trung bình chỉ ở mức 3,59%/năm.
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng các đô thị lớn, như TP Long Xuyên, TP Châu Đốc, TX Tân Châu. Các địa phương này trong quá trình phát triển đã dần mở rộng phạm vi ra các nơi khác trong tỉnh, rút dần khoảng cách các vùng miền chậm phát triển.