CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2 Kết quả phân tích thực nghiệm:
4.2.2.7 Kiểm định giả thiết:
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định giả thiết
Giả
thiết Diễn giải vọng Kỳ Kết quả
H1
Tăng trưởng tiền gửi có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng (+) Chấp nhận giả thiết, tác động dương, p_value < 0,1 H2 Tổng sản phẩm quốc nội có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng (+) Chấp nhận giả thiết, tác động dương, p_value < 0,01 H3
Lãi suất cho vay bình qn có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng
(-) Bác bỏ giả thiết, khơng có tác động do p_value > 0,1 H4 Tỷ giá hối đối có tác động đến
tăng trưởng tín dụng (+/-) Chấp nhận giả thiết, tác động dương, p_value < 0,1 H5 Lạm phát có tác động ngược
chiều đến tăng trưởng tín dụng (-) Bác bỏ giả thiết, khơng có tác động do p_value > 0,1 H6 Cung tiền M2 có tác động (+/-) Bác bỏ giả thiết, khơng có tác động do p_value > 0,1
Như vậy, với kết quả phân tích được có thể thấy:
- Tăng trưởng tiền gửi có tác động dương và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng
trưởng tín dụng. Theo lý thuyết thì bản chất hoạt động của tăng trưởng tín dụng là đi vay để cho vay. Khi tiền gửi huy động tăng, ngân hàng có nhiều vốn để cho vay hơn và cung tín dụng tăng.
- Tổng sản phẩm quốc nội có tác động dương mạnh đến tăng trưởng tín dụng, một sự tăng lên hay giảm xuống trong tổng sản phẩm quốc nội cũng sẽ làm cho tăng trưởng tín dụng thay đổi với tỷ lệ tương ứng
- Tỷ giá hối đối: có tác động dương đến tăng trưởng tín dụng, tỷ giá hối đối
ổn định sẽ giúp thu hút được luồng vốn đầu tư nước ngòai trực tiếp FDI hoặc luồng vốn gián tiếp FII vào trong nước. Khi có nhiều nguồn vốn hơn sẽ giúp cho kinh tế tăng trưởng tôt hơn, khiến cho gia tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp và từ đó làm cho tăng trưởng tín dụng tăng.
4.3.7 Hạn chế của mơ hình:
Hạn chế của đề tài là bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính các Ngân hàng Thương mại cổ phần mà theo một số nhà nghiên cứu cho rằng các báo cáo tài chính khơng thực sự phản ánh đầy đủ bản chất hoạt động của ngân hàng, và một số ngân hàng cập nhật không đầy đủ dữ liệu 7 năm theo quý theo yêu cầu trong bài nghiên cứu. Thêm vào đó, các thương vụ sát nhập vào ngân hàng khác diễn ra từ năm 2011 đến năm 2015, vì thế tác giả mới chỉ thu thập được số liệu của 18 ngân hàng trên tổng số 30 NHTMCP, Chính vì thế, kết quả hồi quy của mơ hình chưa thực sự phản ánh sát sao thực trạng tăng trưởng tín dụng hiện nay của các NHTM tại Việt Nam.
Kết luận chương 4:
Bằng phương pháp sử dụng thống kê mô tả, phương pháp hồi quy OLS và các phép kiểm định: kiểm định đa cộng tuyến bằng ma trận Correlation Matrix, kiểm định tính dừng kiềm định Glejer, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan, kiểm định phân phối chuẩn, tác giả đánh giá và kiểm chứng các nhân tố kinh tế vĩ mơ tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM hiện nay. Một lần nữa, tác giả khẳng định lại mối quan hệ dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mơ với tăng trưởng tìn dụng bao gồm biến tăng trưởng tiền gửi (DG), biến tỷ giá hối đoái (ER), biến tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong đó, tăng trưởng tiền gửi (DG), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ giá hối đối (ER), có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng (CG).