Trong xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của các nước châu Á đã tạo nên một số bài học kinh nghiệm q báu cho Việt Nam như: có chính sách phát triển nơng nghiệp với nội dung cụ thể nhằm đạt các mục tiêu từng giai đoạn phát triển kinh tế; phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế nơng nghiệp; có chính sách đồng bộ để nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học trong việc lai tạo giống vật nuôi cây trồng năng suất chất lượng cao; phát triển CSVCKT & CSHT nông thôn; để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hiệu quả cao, hiện đại và phát triển theo hướng bền vững.
Từ việc tìm hiểu kinh nghiệm nêu trên, có thể rút ra bài học cho Quận 12, TP. HCM như sau:
(1) Khuyến khích nơng dân đẩy mạnh phát triển các nơng sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đơi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở Quận tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học và công nghệ.
(2) Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn: Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Theo đó, Quận cần quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh kèm theo chính sách khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến, phát triển hệ thống tín dụng và thơng tin thị trường ngay tại địa bàn sản xuất nhằm đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho nông dân.
(3) Ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: Thực hiện các biện pháp ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra các giống mới có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nơng dân mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất.
(4) Khuyến khích các cơng ty, doanh nghiệp tham gia vào thu mua, xuất khẩu nơng sản thơng qua chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa nông sản ngay tại địa bàn để nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, giảm bớt rủi ro.
(5) Tạo mơi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong nơng nghiệp phát triển: Thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân thơng qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trường bn bán vật tư và nông sản, nhằm từng bước hình thành các vùng sản xuất chun mơn hóa, đảm bảo cả về quy mơ số lượng cũng như chất lượng nơng sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cơ cấu KTNN hình thành, phát triển và biến đổi là một quá trình lịch sử tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của cơ chế thị trường, từ kinh tế tự nhiên chuyển thành kinh tế hàng hóa. Vấn đề là con người phải nhận thức được quy luật phát triển CCKTNN, những nhân tố ảnh hưởng tác động vào CCKTNN, làm cho CCKTNN nhanh chóng biến đổi và tạo ra một CCKTNN mới phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và thế giới.
Quá trình CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH là tất yếu khách quan và cần thiết xuất phát từ vị trí, vai trị của nơng nghiệp, từ việc khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật và lao động hiện có trong nơng nghiệp, từ đòi hỏi của thị trường, của CNH, HĐH. Đẩy mạnh CDCCKTNN theo hướng CNH, HĐH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, gia tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho nông dân, phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước cũng như của TP. HCM và Quận 12.
Tác giả luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về CDCCKTNN như quan niệm, nội dung, yêu cầu, mục tiêu đối với CDCCKTNN, các chỉ tiêu phản ánh CDCCKTNN; mối quan hệ giữa CDCCKTNN với vấn đề CNH, HĐH; các yếu tố tác động và xu hướng CDCCKTNN; kinh nghiệm CDCCKTNN theo hướng CNH của một số địa phương trong nước và những kinh nghiệm thiết thực, bổ ích có thể vận dụng cho Quận 12, TP. HCM.
Từ cơ sở lý thuyết của Chương 1, tác giả trình bày về thực trạng CDCCKTNN của Quận 12 theo hướng CNH HĐH, giai đoạn 2008 - 2015 tại Chương 2.
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA
HIỆN ĐẠI HÓA TẠI QUẬN 12 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận 12
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Quận 12 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 6 tháng 1 năm 1997 của Chính phủ trên cơ sở tồn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Mơn trước đây. Quận 12 là quận ven đơ, là cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi cả đường bộ và đường thủy: Phía Bắc giáp huyện Hóc Mơn; phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân Bình, Gị Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp Quận Bình Tân; xã Bà Điểm, huyện Hóc Mơn.
Quận 12 cịn có sơng Sài Gịn bao bọc phía đơng, là đường giao thơng thủy quan trọng; trong tương lai, nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua. Với đặc điểm này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch để phát triển KT - XH, hướng tới CNH, HĐH.
* Đặc điểm tự nhiên:
Thổ nhưỡng đặc trưng ở Quận 12 có 2 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất thềm phù sa cổ và đất nhiễm phèn nhẹ. Nhóm đất thềm phù sa cổ qua quá trình phong hóa về cơ bản phần hữu cơ đã bị mất dần nên màu sắc chủ đạo là màu xám của cát pha nhưng nhờ canh tác và tưới tiêu hợp lý, chất lượng đất ngày càng được cải thiện và thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật ni; vùng đất phèn nhẹ chủ yếu ở Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông tập trung phát triển hệ sinh thái vườn, phát triển mạnh trồng hoa màu, cây kiểng và thủy sản, nổi tiếng như mai, lan, cá sấu, trăn…
Khí hậu của Quận mang đặc trưng chung của khí hậu vùng Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và mùa khô tương phản nhau rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ở khu vực thuộc loại cao, liên tục quanh năm và khá ổn định. Đỉnh
điểm của mùa nắng nóng là 40oC và thấp nhất khoảng 16oC vào mùa mưa mát.
Trung bình nhiệt độ là 27oC. Hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam (vào mùa
khô) và Tây Nam (vào mùa mưa). Tốc độ gió trung bình là 3m/s. Hệ thống sông rạch nhỏ, đất trũng trong khi các cơng trình thốt nước chưa đáp ứng tốt nên thường xuyên gặp triều cường, gây ngập úng khi có mưa.
2.1.2. Đặc điểm KT - XH
* Đặc điểm kinh tế:
Kinh tế của Quận trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng cao và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005 - 2010 là 18,11%. Theo báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ V (nhiệm kỳ 2015 - 2020) thì trong nhiệm kỳ lần thứ IV (2010 - 2015) vừa qua, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ -
công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng của dịch vụ đạt 68,54%. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hàng năm là 20,44%. Thu ngân sách cả nhiệm kỳ trên 4.700 tỷ đồng, nông nghiệp chủ yếu phát triển ngành nghề truyền thống có giá trị gia tăng cao đem lại hiệu quả kinh tế; thu ngân sách vượt 5% chỉ tiêu pháp lệnh.
Quận 12 có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển KT - XH.
* Đặc điểm xã hội:
- Về Dân số, nguồn nhân lực:
Dân số Quận khi mới thành lập (năm 1997) là 117.253 người, mật độ dân số
2.223 người/km2, đến năm 2009 dân số Quận đã là 395.790 người, dân số Quận chủ
cáo của Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở TP.HCM năm 2009, trong thời kỳ 1999 - 2009, tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố là 3,5% năm, trong khi Quận 12 có tỉ lệ tăng dân số khá nhanh, bình quân trên 9% năm. Đến 2010 dân số
Quận là 427.083 người, mật độ dân số 8.092 người/km2; số liệu gần nhất (năm
2015) dân số Quận đã là 512.261 người, mật độ dân số 9.712 người/km2 (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Diện tích, dân số ở đơ thị thời điểm 2009 và 2015
STT Phường Diện tích (ha) Dân số 2009 (người) Dân số 2015 (người) 1 Thạnh Xuân 968,58 25.732 38.493 2 Hiệp Thành 542,36 63.857 71.846 3 Thới An 518,45 26.02 46.632 4 Thạnh Lộc 583,29 28.567 45.332 5 Tân Chánh Hiệp 421,37 43.415 53.921
6 Tân Thới Hiệp 261,97 37.474 47.897
7 An Phú Đông 881,96 25.526 32.894
8 Trung Mỹ Tây 270,63 36.171 43.204
9 Tân Thới Nhất 389,97 44.894 56.237
10 Đông Hưng Thuận 255,20 36.261 42.326
11 Tân Hưng Thuận 181,08 27.873 33.478
Tổng cộng 5.274,86 395.790 512.261
Nguồn: - Niên giám thống kê Quận 12 - 2009 - Báo cáo của UBND 11 phường về nhân khẩu - 2015 - Về giáo dục – đào tạo:
Hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường lớp giai đoạn 2006 - 2020, tính đến nay trên địa bàn quận có 49 trường mầm non, mẫu giáo (trong đó có 01 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1), 22 trường tiểu học (trong đó có 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1), 11 trường trung học cơ sở (trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia), 08 trường trung học phổ thông và phổ thông nhiều cấp, 38 cơ sở ngoại ngữ - tin học - bồi dưỡng văn hóa. Ngồi ra, Quận 12 có các cơ sở của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề như Đại học Lao Động - Xã Hội, Đại
Học Giao Thông Vận Tải, Đại học Công nghiệp, Đại học Văn Hiến, Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12, Trung cấp Ánh Sáng, Trung cấp Đại Việt…Đây là những thuận lợi bước đầu cho việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao cho các ngành nghề, trong đó có nơng nghiệp. Quy mơ giáo dục phát triển trên địa bàn Quận 12 tuy chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra nhưng cũng đảm bảo các điều kiện chuẩn bị cho phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Bên cạnh đó việc thành lập và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng tại 11 phường cũng góp phần khơng nhỏ trong việc xây dựng ý thức học tập nâng cao trình độ học vấn của nhân dân ở điạ bàn dân cư. Quận 12 còn là địa bàn giáp ranh với trung tâm TP. HCM, đầu tàu kinh tế của cả nước, là cửa ngõ thông thương với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, những tỉnh này có mức tăng trưởng CNH HĐH cao. Đây là thuận lợi để người dân Quận 12 có cơ hội nâng cao chất lượng việc làm và chất lượng cuộc sống.
- Về Thu nhập và mức sống dân cư:
Cùng với phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, so với tiềm năng, yêu cầu phát triển và so với các nơi khác thì mức độ phát triển đời sống dân cư của Quận còn chậm (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của hộ/cơ sở tham gia hoạt động SX - KD tại các làng nghề thuộc 07 quận, huyện tại TP. HCM
STT Quận/huyện Thu nhập bình quân/ hộ (triệu đồng/năm) 1 Quận 12 130 2 Thủ Đức 134 3 Gò Vấp 115 4 Củ Chi 163 5 Hóc Mơn 98,2 6 Bình Chánh 105 7 Cần Giờ 43,6
Về thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá: tính đến nay tổng số hộ nghèo còn lại là 2.442 hộ/10.773 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2,11%/tổng hộ dân, hộ cận nghèo là 2.088 hộ/9.542 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,8%/tổng hộ dân.
Vận động sức đóng góp của tồn xã hội cùng chăm lo người nghèo. Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến cuối năm 2015 khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chí 16 triệu/người/năm.
- Về y tế: Cơng tác quản lý an tồn vệ sinh thực phẩm: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đạt 81%. Công tác kiểm tra đạt 73% trên tổng số cơ sở được cấp. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có 444 cơ sở gồm: 01 bệnh viện, 312 nhà thuốc, 05 phòng khám đa khoa, 66 phòng khám chuyên khoa, 37 phòng y học cổ truyền, 04 cơ sở dịch vụ y tế , 03 phòng khám từ thiện, 16 phòng khám răng hàm mặt. Tổ chức kiểm tra được 2.200 lượt đối với các cơ sở y, dược. Trên địa bàn có 204/312 nhà thuốc tham gia chương trình bình ổn thị trường mặt hàng dược phẩm. Cơ sở vật chất ngành y tế có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng mới được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2013, 01 bệnh viện tư nhân Tâm Trí đã đưa vào hoạt động nhưng còn hạn chế, 11/11 phường đã có trạm y tế. Khả năng nhân lực ngành y tế phục vụ như sau: 20 cán bộ y tế/vạn dân, 5,57bác sĩ/vạn dân. Về trình độ chun mơn trong khối cơng lập, 37,1% bác sĩ, dược sĩ đạt trình độ sau đại học. Số giường bệnh đạt mức 3 giường/vạn dân. Hệ thống trạm y tế đều có bác sĩ, nữ hộ sinh trung cấp hoặc y sỹ sản nhi, đạt tỷ lệ 100%.
2.1.3. Đánh giá chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trên cơ sở phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tới q trình phát triển KT - XH nói chung và q trình chuyển dịch cơ kinh tế nông nghiệp ở Quận 12 có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thuận lợi:
Quận 12 là cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố, nối liền với các tỉnh miền Đơng Nam Bộ, có cả đường bộ và đường thủy thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa với các địa phương khác trong và ngoài thành phố
cũng như cả nước và khu vực. Quận 12 là một trong những hành lang phát triển công nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp. Ngồi ra, quận 12 cịn là một trung tâm công nghệ phần mềm lớn với sự ra đời và phát triển Công viên phần mềm Quang Trung; là địa bàn dân cư kết hợp với dịch vụ du lịch cảnh quan sinh thái, phát triển các khu