Nội dung cơ bản CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi địa phương (cấp tỉnh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 32 - 36)

- Theo sức mua tương đương

14 Hệ số giản cách thu nhập ≤8 9,2 0,86 Hoàn thành GĐ2 15 Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch % 100% 70(t.thị)

1.3.1 Nội dung cơ bản CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi địa phương (cấp tỉnh)

địa phương (cấp tỉnh)

1.3.1.1 Lựa chọn việc trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành kinh tế. Đặc biệt là ngành kinh tế trọng yếu và mũi nhọn.

Trang bị công nghệ cho các ngành kinh tế là nội dung cơ bản của CNH. Vận dụng thực hiện nội dung này vào đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng, khơng chỉ đơn thuần là nhằm tăng nhanh năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mà quan trọng hơn là tạo lập cơ sở vật chất – kỹ thuật và tri thức tiên tiến, hiện đại bảo đảm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Phải cấu trúc lại hệ thống công nghệ sản xuất của nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Đồng thời, phải sử dụng tri thức mới để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như công nghệ thơng tin, khai khống, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng... và đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc đưa tri

thức sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học và công nghệ đến với người nông dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng nông-lâm-thủy sản.

1.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành cơng nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao

Nước ta, từ nay đến năm 2020, phải xây dựng cho được cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Cụ thể là:

- Ngành công nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các

sản phẩm; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh cơng nghiệp chế biến, chế tạo, cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. Các ngành công nghiệp nền tảng được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế.

- Ngành nông nghiệp, cần hướng vào phát triển nền nơng nghiệp nhiệt đới có

năng lực cạnh tranh cao và thương hiệu tốt. Phát triển nơng nghiệp tồn diện, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và sinh thái của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tập trung đầu tư khâu nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học. Thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các “cánh đồng mẫu lớn”; các trang trại nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn; phát triển sản xuất gắn với bố trí, chuyển đổi hiệu quả cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

- Ngành dịch vụ cần được đẩy mạnh phát triển, nhất là các dịch vụ có giá trị,

hàm lượng tri thức cao, tiềm năng lớn, có lợi thế và có sức cạnh tranh, như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế; hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

1.3.1.3 Coi trọng việc gắn kết giữa nghiên cứu và triển khai

Sự phát triển của khoa học tạo cơ hội cho phát triển công nghệ. Khoa học là yếu tố nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của một địa phương cũng như của từng doanh nghiệp trong nền kinh tế. Phát triển khoa học công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước nói chung, đẩy nhanh q trình CNH, HĐH. Phát triển khoa học gắn với nghiên cứu triển khai, nghĩa là cần có sự kết hợp giữa đào tạo với sản xuất, nghiên cứu khoa học thực nghiệm gắn với ngành nghề. Các trung tâm, viện nghiên cứu, thiết kế là đầu mối trong giải quyết các vấn đề trong công nghệ sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất từ đó chuyển giao cơng nghệ cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, các đơn vị sản xuất tập hợp, khai thác hiệu quả các nguồn tri thức tiên tiến, đồng thời đặt hàng cho các trường đại học, các viện nghiên cứu… để tiếp tục nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các công nghệ tiên tiến hơn nữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.

1.3.1.4 Coi trọng phát triển công nghệ thông tin (CNTT)

Công nghệ thơng tin là ngành có tác dụng lớn đến kinh tế - xã hội, nó thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời là chìa khóa để mở cánh cổng vào nền KTTT. Ứng dụng CNTT nhằm phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tạo khả năng thực hiện CNH, HĐH. CNTT là ngành mà các địa phương trên cả nước có lợi thế phát triển.

Phát triển CNTT hiện nay cần đạt được yêu cầu: (1) Hình thành hệ thống mạng tích hợp theo cơng nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT và truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, đảm bảo tốt an ninh, quốc phòng; (2) Ứng dụng CNTT và truyền thơng và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động. (3) Khai thác có hiệu quả thơng tin và tri thức trong tất cả các ngành tiến tới xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với cơng dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện

tử. (4) Phát triển công nghiệp phần mềm; tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT để phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội.

1.3.1.5 Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh

Phát triển công nghệ nội sinh là tập trung nguồn lực, khai thác thế mạnh, tiềm năng khoa học và công nghệ trong mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Đây là công nghệ được tạo ra trong quá trình nghiên cứu và triển khai trong nước nên dễ làm chủ và phát huy hiệu quả, tiết kiệm ngoại tệ, tận dụng các nguồn lực sẵn có tại các địa phương. Đối với các địa phương nước ta hiện nay việc tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ nội sinh sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, tận dụng nguồn lực sẵn có. Trong phát triển cơng nghệ nội sinh, sáng tạo công nghệ mới là cốt lõi. Thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của một địa phương hay một quốc gia nhanh hay chậm là do năng lực sáng tạo và đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Kết hợp giữa nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, coi trọng và làm chủ công nghệ nhập.

1.3.1.6 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần trong lực lượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, với xu hướng tri thức hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng lực lượng lao động từ các lĩnh vực sản xuất trực tiếp sang gián tiếp với những cơng việc dịch vụ và văn phịng. Q trình này tiến hành đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu khoa học, công nghệ và các yếu tố sản xuất khác trên cơ sở một cơ cấu hợp lý nhất cho phép phát huy các nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đòi hỏi đổi mới các ngành và dịch chuyển cơ cấu kinh tế từng ngành, đồng thời chuyển dịch cơ cấu tất cả các ngành trong nền

kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tạo nhiều giá trị và kéo theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo các hướng sau: (1) Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ trong tổng lao động xã hội; (2) Chuyển từ lao động giản đơn, trình độ thấp sang lao động phức tạp, có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao; (3) Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao động phải có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kể cả lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao; (4) Trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong ngành lâm nghiệp, thủy sản và giảm tuyệt đối cùng tỷ trọng lao động nông nghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm ngư nghiệp đa ngành; (5) Trong ngành công nghiệp, giảm lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, tăng mạnh lao động trong ngành sử dụng công nghệ cao (công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, tự động hóa, sản phẩm cơ khí chất lượng cao…) hay công nhân tri thức trở thành lực lượng chủ yếu; (6) Trong lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh lao động trong các ngành: du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thơng, tin học, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm tốn, chứng khốn…

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn với đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư.

Xu hướng chuyển dịch lao động nêu trên phải xuất phát từ yêu cầu lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, dựa nhiều vào tri thức nhằm giải phóng sức sản xuất, sức lao động của xã hội cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 32 - 36)