Mục tiêu, nhiệm vụ CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 74 - 78)

- Theo sức mua tương đương

3.1.2Mục tiêu, nhiệm vụ CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến

2007 2009 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình

3.1.2Mục tiêu, nhiệm vụ CNH,HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM đến

đến 2025

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển. Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của

Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiêu tổng quát như sau: “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trị đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương

mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đơng Nam Á; góp phần tích cực sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cả nước; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn”.

Quán triệt quyết định trên, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần X nhiệm kỳ 2016-2020 đã đề ra chủ trương: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh; khoa học-công nghệ, tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và thông tin phải là động lực, yếu tố đầu vào, tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ… Phát triển nhanh dịch vụ, nhất là các ngành có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao”.

3.1.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới:

+ Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mơ hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh; khoa học - cơng nghệ, trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao và thông tin phải là động lực, yếu tố đầu vào, tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ.

+ Hồn thiện chính sách thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực tài chính doanh nghiệp, đầu tư phát triển khoa học-cơng nghệ. Có cơ chế khả thi phát huy các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ; bổ sung chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của thị trường khoa học-cơng nghệ, tích cực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo để đổi mới công nghệ, phát triển phần mềm; chú trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong chuyển giao công nghệ, tạo bước phát triển của thị trường khoa học - công nghệ.

+ Phát triển Thành phố thành trung tâm công nghệ cao, trung tâm giáo dục- đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

+ Về tái cơ cấu các ngành kinh tế: (1) Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa. Tiếp tục tập trung phát triển bốn ngành cơng nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao như cơ khí, điện tử - cơng nghệ thơng tin, hóa dược - cao-su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm. Xây dựng các "cụm liên kết sản xuất", tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ; (2) Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi của khu vực, bảo vệ môi trường; (3) Tập trung nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ: thương mại quốc tế; tài chính, ngân hàng; dịch vụ cảng, kho bãi, hậu cần hàng hải và xuất, nhập khẩu; vận tải đa phương thức; du lịch, chú trọng phát triển các ngành nghề kinh doanh văn hóa và cơng nghiệp văn hóa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân; (4) Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm về đầu tư cơng, hệ thống tài chính - ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước.

+ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, bảo vệ mơi trường. Vừa bổ sung chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa hỗ trợ tạo điều kiện thúc đẩy hình thành các tập đồn kinh tế hoạt động hiệu quả, tích cực; phát triển Thành phố thành trung tâm cơng nghệ cao, trung tâm tài chính, thương mại, khoa học-cơng nghệ của khu vực với các vệ tinh cung cấp sản phẩm hỗ trợ từ các tỉnh, thành phố trong Vùng.

3.1.2.3 Dự báo triển vọng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đến năm 2020, tầm nhìn 2025

Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2007-2015 đạt

9,6%. Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng bình quân từ 8 đến 8,5%. Đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khoảng 9.800 USD; năm 2025 khoảng 13.340 đến 14.285 USD.

Bảng 3.1 Dự báo cơ cấu GRDP theo ngành và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2015-2025 2015 2020 2025 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011-2015 2016-2020 GDP bình quân/người 5.538 9.800 13.340-14.285 9,6 8 - 8,5 Dịch vụ 59,4 58,16-60,07 58,29-61,10 11,2

Công nghiệp, xây dựng 39,6 39,19-41,07 38,29-41,05 7,4

Nông nghiệp 0,99 0,74-0,78 0,61-0,66 5,8

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP.HCM đến 2020 Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ, công nghiệp-xây

dựng và nơng nghiệp, trong đó tốc độ tăng trưởng của dịch vụ ln nhanh hơn công nghiệp và cơ cấu nông nghiệp giảm. Cụ thể, năm 2020: Cơ cấu dịch vụ từ 58,16% đến 60,07% và năm 2025 từ 58,29% đến 61,10%; Cơ cấu công nghiệp-xây dựng, năm 2020 từ 39,19% đến 41,78% và năm 2025 từ 38,29% đến 41,05%. Ngành nông nghiệp, năm 2020 từ 0,7% đến 0,78% và năm 2025 từ 0,61% đến 0,66%.

Phát triển về dân số, lao động, việc làm. Quy mô dân số TP.HCM năm 2015

là 8,2 triệu người, dự kiến đến năm 2020 đạt 9,2 và năm 2025 đạt 10 triệu người. Về lao động, việc làm: hàng năm, trung bình TP.HCM tạo ra 120.000 chỗ làm việc mới, dự báo đến năm 2020, hàng năm sẽ tạo ra 125.000 chỗ làm mới và năm 2025 là 130.000.

Phát triển giáo dục-đào tạo. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo gắn

với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo chuyển hướng mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo trên địa bàn thành phố; xác định giáo dục-đào tạo là động lực quan trọng để phát triển bền vững. Phấn đấu đến 2020, hệ thống giáo dục- đào tạo thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Kết cấu hạ tầng. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, các

cơng trình, đề án thực hiện các chương trình đột phá của thành phố nhằm giải quyết cơ bản ùn tắt giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường.

Về năng lực quản lý của bộ máy chính quyền, phấn đấu thành phố trong nhóm

cơng cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025 (Trang 74 - 78)