Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản NHTM 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của các NHTM có xu hƣớng giảm trong thời gian qua.

Năm 2013, một số hệ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA của các ngân hàng cũng chƣa đƣợc cải thiện, đều giảm so với năm 2012 khi chỉ đạt 0,593%. Nguyên nhân chủ yếu là chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào giảm mạnh, chi phí dự phịng rủi ro, tập trung là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tăng mạnh, trong khi chất lƣợng dự phịng giảm sút.

Chi phí vẫn cao, nhƣng thu nhập từ lãi cho vay lại giảm, áp lực rất lớn về tài chính và khơng thể tự xử lý đƣợc nợ xấu với quy mơ lớn bằng nguồn dự phịng và bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) khiến ROA các NHTM giảm sút, năm 2015 đạt 0,485%, thấp nhất trong giai đoạn 2006- 2015.

Đơn vị tính: %

iểu đồ 3.2 : ỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 15 NH M nghiên cứu

Nguồn: Từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả

Lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu các NHTM có chiều hƣớng giảm trong thời gian qua, năm 2015 ROE đạt 6,71%, thấp nhất trong giai đoạn từ 2006-2015.

Nhìn chung ROE, ROA của các NHTM khá cao trong giai đoạn 2006-2011, nhƣng kể từ năm 2012 đến 2015 ROE, ROA của các NHTM giảm đáng kể, một phần do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp vay vốn cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhiều doanh nghiệp không trả đƣợc nợ vay đến hạn, dẫn đến

danh mục khoản vay bị suy giảm, nợ xấu gia tăng, các ngân hàng phải trích dự phịng rủi ro nhiều hơn, trong khi chi phí hoạt động và chi phí quản lý tăng, dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm.

3.2 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại NHTM Việt Nam 3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu xác định nợ xấu tại các NHTM 3.2.1 Phân tích các chỉ tiêu xác định nợ xấu tại các NHTM

3.2.1.1 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ tín dụng:

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ tín dụng 15 NHTM 2006-2015

Nguồn: Từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lƣợng tín dụng của NHTM Việt Nam đồng thời cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng. Mặc dù đã đƣợc triển khai quyết liệt song nợ xấu vẫn là một thách thức lớn đối với tồn ngành. Tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng gia tăng từ 2009, nhƣng bắt đầu đƣợc quan tâm đặc biệt từ cuối

Năm Chỉ tiêu

năm 2011. Năm 2012 nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia với tỷ lệ tổng hợp từ 15 NHTM là 3,28% . Bƣớc sang năm 2013, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục ở mức cao, khi công ty Quản lý Tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đƣợc thành lập vào cuối tháng 07/2013 và tình hình kinh tế vĩ mô đƣợc cải thiện, diễn biến tỷ lệ nợ xấu 2014-2015 có bƣớc khởi sắc bắt nguồn từ kết quả xử lý nợ xấu đạt đƣợc ấn tƣợng nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống và bán nợ cho VAMC, đến năm 2015, NHNN và toàn hệ thống đã nỗ lực và thành công trong việc đƣa tỷ lệ nợ xấu về dƣới 3% .

Đánh giá tình hình nợ xấu: Hệ thống NHTM đã có những động thái tích cực trong cơng tác phịng ngừa và xử lý nợ xấu nhƣ: xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, thực hiện giải pháp nâng cao tín dụng, cơ cấu lại nợ, liên tục thực hiện chƣơng trình hỗ trợ vốn doanh nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh, đôn đốc thu hồi và trích lập dự phòng, bán nợ và xử lý tài sản đảm bảo…. đã giúp tỷ nợ xấu đƣợc kiềm chế ở tỷ lệ dƣới 3% vào năm 2015.

Nợ xấu ảnh hƣởng tiêu cực khơng chỉ đối với bản thân NHTM mà cịn đến sự lƣu thơng dịng vốn, giảm tốc độ tăng trƣởng GDP. Bên cạnh đó, nguồn vốn của NHTM thực hiện cấp tín dụng bắt nguồn chủ yếu từ tiền gửi của khách hàng, nợ xấu tăng cao sễ dẫn đến tình trạng mất thanh khoản hệ thống NHTM.

3.2.1.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/ tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 3.5 : Tỷ lệ dự phòng rủi ro/ tỷ lệ nợ xấu 15 NHTM 2006-2015

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dự phòng rủi ro/ Tỷ lệ nợ xấu 7,17 11,2 16,8 19,00 23,6 23,7 31,7 34,6 31,1 34,4

Cùng với tốc độ tăng trƣởng tín dụng mức cao, để đảm bảo hoạt động cho vay hiệu quả an toàn, động thái đầu tiên của các ngân hàng là trích lập dự phịng. Tuy nhiên, mức dự phịng cao sẽ gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận các ngân hàng.

Nguyên nhân các ngân hàng tăng cƣờng trích dự phịng chủ yếu là do:

Thay đổi quy định phân loại nợ từ 01/06/2014 thì các ngân hàng mới phải thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn (theo kết quả xếp hạng của Trung tâm Thơng tin tín dụng), nên trích lập dự phịng tăng tƣơng ứng năm 2006 số liệu tổng hợp từ 15 NHTM cho thấy mức dự phịng là 7,17 nghìn tỷ đồng, con số này tăng trƣởng qua các năm đến năm 2015 đạt 34,37 nghìn tỷ đồng

Hầu hết các ngân hàng giờ khơng cịn mặn mà bán nợ xấu cho VAMC nhƣ trƣớc, mà chọn cách tự xử lý và đó cũng là lý do khiến trích lập dự phịng rủi ro tăng cao. Bên cạnh đó nền kinh tế vẫn cịn trì trệ, chƣa có dấu hiệu rõ ràng về sự khởi sắc và phục hồi nhƣ hiện nay thì các doanh nghiệp sẽ còn khó khăn và khả năng trả nợ của họ cũng suy giảm. Với những món nợ đã quá hạn trƣớc đó, giờ doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ thì sẽ tiếp tục nhảy hạng lên nhóm cao hơn

Vì thế để hoạt động bền vững trong thời gian tới các ngân đã chọn cách chủ động trích lập dự phòng rủi ro để giúp ngân hàng ứng phó kịp thời nếu có xảy ra biến cố.

3.2.1.3 Thực trạng chung tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam

Nợ xấu đang là vấn đề bận tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt nhóm các quốc gia đang phát triển luôn dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu và nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng tƣơng tự nhau: Tăng trƣởng tín dụng nhanh chóng, hệ thống tài chính phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, hạ chuẩn vay đối với khách hàng, đặc biệt các khoản vay gắn liền với bất động sản là nguyên nhân gây mất thanh khoản trong hoạt động cho vay NHTM.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.4: Thực trạng nợ xấu của NHTM và toàn ngành giai đoạn 2006-2015

Nguồn: Từ BCTC của các NHTM, báo cáo NHNN và tính tốn của tác giả

Với tỷ lệ nợ xấu nhƣ trên cho thấy rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam là rất cao, tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2%, theo quy định quốc tế là 3%, theo quy định của NHNN Việt Nam tỷ lệ này là 3%. Nhƣ vậy nợ xấu NH Việt Nam đã vƣợt mức an toàn trong nhiều năm, với tích cực xử lý nợ xấu, năm 2015 nợ xấu giảm xuống mức 2,55%, tƣơng đối an toàn nhƣng so với khung an tồn CAMEL thì thực sự nợ xấu vẫn cịn ở ngƣỡng cao, bên cạnh đó số liệu thu thập dựa trên báo cáo tài chính chƣa thể hiện đúng chính xác mức nợ xấu mà ngân hàng đang gánh chịu, do đó chúng ta cần nhìn nhận đúng thực tế, không chủ quan lơ là để đƣa ra các giải pháp xử lý hợp lý.

3.2.1.4 Những mặt đạt đƣợc trong quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam Nam

Tác động của nợ xấu lên hệ thống NHTM Việt Nam là rất nặng nề trên cả ba phƣơng diện: (1) gia tăng quỹ dự phịng tín dụng, (2) giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, (3) rủi ro thanh khoản,kỳ hạn thanh toán dẫn đến rủi ro đỗ vỡ hệ thống ngân hàng. Trƣớc tình hình đó nhờ sự quyết liệt của chính phủ trong việc xử lý nợ

Năm

xấu, quá trình tái cơ cấu TCTD đạt đƣợc kết quả khả quan, đƣa nợ xấu về mức 3% theo chỉ thị 02/CT-NHNN ban hành ngày 27/01/2015.

Học hỏi quá trình xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới trong bói cảnh nền kinh tế Việt Nam, tổ chức xử lý nợ xấu chuyên trách VAMC đƣợc thành lập, là tổ chức hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, VAMC đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế để hỗ trợ cho hoạt động mua bán nợ của công ty. Với những ƣu đãi về mặt pháp lý và chính sách thuế VAMC đã có những thể hiện rõ vai trị của mình trong quá trình xử lý nợ xấu, cụ thể đến cuối năm 2014 VAMC đã mua đƣợc 121 nghìn tỷ đồng nợ gốc của 39 TCTD với giá hơn 120 nghìn tỷ đồng, phát hành trái phiếu 88 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ và bán tài sản với giá 4.161 tỷ đồng. Bên cạnh đó VAMC cịn thực hiện miễn giảm lãi suất, tái cơ cấu kì hạn nợ cho doanh nghiệp, điều này giúp các doanh nghiệp vƣợt qua thời kì khó khan nhƣ hiện nay:

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động của AM giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Lũy kế Tổng dƣ nợ gốc nội bảng 36.257 92.418 107.000 245.000 Tổng giá mua (lƣợng TPĐB) 30.947 77.705 99.180 207.832 Thu hồi 145 8.875 17.763 22.783 Nguồn VAMC

Thông tƣ 14/2015/TT-NHNN sửa đổi bổ sung: Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đƣợc mua nợ xấu của các ngân hàng theo giá thị trƣờng (trƣớc đó mua theo giá trị sổ sách) và trả cho ngân hàng trái phiếu do VAMC phát hành. Trái phiếu này đƣợc giao dịch trên thị trƣờng mở (OMO), đƣợc dùng để tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nƣớc, đƣợc chuyển nhƣợng giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc với Ngân hàngd Nhà nƣớc. Điều này tạo điều kiện mua bán

nợ của VAMC đƣợc dứt khoát hơn. Từ kết quả đạt đƣợc cho thấy triển vọng ngành ngân hàng trong tƣơng lai đƣợc cải thiện

3.2.1.5 Những hạn chế trong quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM

Với những thành cơng nhất định, thì hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM Việt nam vẫn có một số khó khăn, hạn chế:

Xuất phát từ cơ chế xử lý nợ xấu chƣa hiệu quả, VAMC gặp khó khăn trong cả quá trình thu hồi và phát mãi tài sản điều này dẫn đến quá trình xử lý nợ xấu còn tốn nhiều thời gian. Nợ xấu làm cho tài sản của ngân hàng bị chiếm giữ với khả năng mất vốn cao, trong khi bán nợ VAMC các TCTD vẫn phải trích lập dự phịng theo hƣớng dẫn NHNN, với số lƣợng nợ bán ngày càng nhiều, số tiền trích lập dự phòng ngày càng lớn đã ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NH

Thông tin về nợ xấu trên thị trƣờng hiện nay vẫn chƣa đồng nhất và thiếu minh bạch, cụ thể số liệu nợ xấu mà các TCTD báo cáo và số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng có sự chênh lệch nhau. Về mức độ tin cậy thì số liệu của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng sẽ chính xác hơn, vì nguồn thơng tin mang tính khách quan, đƣợc tổng hợp từ nguồn thơng tin chung về hệ thống, thông tin khách hàng vay, thông tin về hoạt động thanh tra tại chỗ,… tuy nhiên sẽ khóVAMC trong cơng tác xử lý nợ xấu khi tiếp nhận thông tin từ TCTD bán nợ.

3.2.1.6 Nguyên nhân của những hạn chế trên

Thực tế cho thấy VAMC là cơng cụ chiến lƣợc trong q trình giảm dần nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên với những hạn chế trên tác giả tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

Nguồn cung nợ xấu từ các NHTM là rất lớn nhƣng cầu rất hạn chế, chủ yếu vẫn từ VAMC, DATC của bộ tài chính và hơn 20 AMC của các NHTM. Hoạt động mua bán nợ của AMC chỉ trong phạm vi một NHTM gốc, và sẽ giải thể ngay khi thực hiện xử lý vụ việc đƣợc giao, bên cạnh đó vốn điều lệ của các AMC tƣơng đối thấp, nên việc xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế. Đối với DATC, sau 10 năm hoạt động, DATC với trọng tâm mua các khoản nô và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp,

đồng thời xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, hiệu quả của DATC vẫn cịn rất hạn chế, tính đến 10/2014 DATC chỉ xử lý 146.471 tỷ đồng nợ xấu sau hơn 10 năm thành lập. Bên cạnh đó các ngân hàng chƣa sẵn sáng bán nợ xấu cho VAMC do căn nhắc nhiều bất lợi.

Thị trường bất động sản phục hồi chậm: Từ năm 2012, những khó khăn của

thị trƣờng bất động sản ảnh hƣởng đến khả năng tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Đặc biệt liên quan đến công tác quản lý, phát mãi tài sản đảm bảo cũng gặp phải nhiều khó khăn.

Cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm ngặt và chƣa thực sự mang lại kết quả tốt.Từ phía bản thân các ngân hàng vẫn chƣa hoàn thiện thực sự hệ thống thơng tin, rũi ro trong q trình tác nghiệp của cán bộ nhân viên, năng lực quản trị rủi ro của các TCTD yếu kèm, đặc biệt là quá trình tăng trƣởng tín dụng q nóng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân cản trở quá trình xử lý nợ xấu

3.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam Nam

3.2.2.1 Các nhân tố bên trong NHTM Thứ nhất: Quy mô tổng tài sản (SIZE) Thứ nhất: Quy mơ tổng tài sản (SIZE)

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 3.5 : Tổng tài sản 15 NHTM 2006-2015

Nguồn: Từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả

Tổng tài sản 15 NHTM có xu hƣớng tăng trƣởng nhanh hơn trong giai đoạn từ 2006 đến 2011 bởi giai đoạn đầu đƣợc xem là giai đoạn phát triển thịnh vƣợng của hệ thống ngân hảng và với quy mô ban đầu nhỏ, nên tốc độ tăng cao, thời kỳ tiếp theo chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến nền kinh tế Việt Nam qua đó tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng làm tốc độ tăng chậm lại, đáng kể tốc độ tăng trƣởng tài sản 15 NHTM đƣợc nghiên cứu năm 2012 chỉ tăng 5% so với năm 2011, từ 2.729,14 nghìn tỷ lên 2.871,32 nghìn tỷ, khắc phục những khó khăn trên tốc độ tăng trƣởng tài sản đƣợc cải thiện qua các năm sau đó, với tốc độ tăng trƣởng khơng cao. Cụ thể, năm 2013 tăng 9%, năm 2014 tăng 16%, năm 2015 tăng 19%.

Thứ hai: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng i,t

Đơn vị tính:%

iểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng 15 NH M giai đoạn 2006-2015

Nguồn: Từ BCTC của các NHTM và tính tốn của tác giả

Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn cho các NHTM, qua số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 15 NHTM, có thể thấy hoạt động tín dụng tăng trƣởng qua các năm trong giai đoạn 2006-2015,với mức tăng trung bình là 26,68 %. Trong đó năm 2007 với tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao nhất đạt 59,23% điều này đƣợc giải thích bằng dịng vốn đầu tƣ mạnh vào chứng khoán và bất động sản gây ra hiện tƣợng định giá quá cao cho tài sản trong nền kinh tế đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các năm sau đó. Giai đoạn 2008-2013 trƣớc tình hình kinh tế suy giảm với mức lạm phát cao đỉnh điểm đạt 23,1% vào năm 2008, ngân hàng trung ƣơng đã sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm lạm phát. Bên cạnh đó, tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ và lan rộng ra thế giới với một loạt sự sụp đỗ của các định chế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)