CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Thiết kế nghiên cứu
3.3.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở xác định được các nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với từng nhân tố trong mơ hình nghiên cứu như sau:
3.3.2.1 Quy mô doanh nghiệp
Dựa trên cơ sở “Lý thuyết tín hiệu” có thể suy luận rằng các doanh nghiệp có quy mơ lớn muốn khẳng định vị thế của mình, hơn nữa nhu cầu cần vốn cũng lớn nên cố gắng cung cấp thơng tin tài chính nhiều hơn, tốt hơn. Ngồi ra, dựa vào “Lý thuyết chi phí sở hữu” cũng đưa chúng ta đến cùng suy luận là các doanh nghiệp có
Mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện Quyền sở hữu tổ chức Quy mô DN Quyền sở hữu nước ngồi Quy mơ HĐQT Khả năng thanh tốn hiện hành Có sự tách biệt GĐĐH & CT. HĐQT Đòn bẩy tài chính Loại cty Kiểm tốn Quyền sở hữu tập trung Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành Khả năng sinh lời
quy mô lớn thường cung cấp nhiều thông tin tự nguyện hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ do họ có lợi thế cạnh tranh hơn, có nguồn lực tài chính cao hơn.
Trong thực tế, có nhiều nghiên cứu đã xác định nhân tố quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTTTN. Raffournier (1995) nghiên cứu các công ty tại Thụy Sĩ cho rằng quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến CBTTTN; Lopes & Rodrigues (2005) nghiên cứu các cơng ty ở Bồ Đào Nha thì cho thấy quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến mức độ CBTT; Barako (2007), Juhmani (2013) cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp là rất quan trọng đối với mức độ CBTTTN.
Từ những phân tích trên tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến biến quy mô doanh nghiệp như sau:
H1: Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.2 Địn bẩy tài chính
Địn bẩy tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của cơng ty. Địn bẩy tài chính sẽ cao nếu doanh nghiệp có nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu và ngược lại. Phân tích lý thuyết ủy nhiệm cho ta thấy rằng, một doanh nghiệp muốn vay vốn nhiều thường phải cố gắng CBTT nhiều hơn và chất lượng hơn để thuyết phục được chủ nợ. Theo đó thường thì DN có địn bẩy tài chính càng lớn thì mức độ CBTTTN càng cao.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy địn bẩy tài chính có tác động cùng chiều lên mức độ CBTT nói chung và CBTTTN nói riêng. Chakroun & Matoussi (2012) nghiên cứu các DN niêm yết ở Tunisia cho thấy đòn bẩy tài chính tác động tích cực đến mức độ CBTT. Lan, Wang & Zhang (2013) nghiên cứu về các cơng ty niêm yết tại Trung Quốc cho thấy địn bẩy tài chính có ảnh hưởng tích cực tới mức độ CBTTTN. Các tác giả khác cũng tìm thấy kết quả tương tự như Kolsi (2012), Borghei-Ghomi & Leung (2013).
Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu tiếp theo đó là:
3.3.2.3 Loại cơng ty kiểm tốn
Theo lý thuyết tín hiệu thì một doanh nghiệp muốn thuyết phục nhà đầu tư, tổ chức tín dụng để có thể huy động được nhiều vốn hoặc để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những cách họ lựa chọn là phát ra tín hiệu rằng BCTC của họ được kiểm tốn bởi doanh nghiệp lớn và có uy tín. Một doanh nghiệp nếu được kiểm tốn BCTC bởi cơng ty kiểm tốn lớn và có uy tín thì người sử dụng thơng tin sẽ có độ tin cậy cao hơn về thông tin BCTC mà doanh nghiệp cung cấp.
Trong thực tế có nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa “Loại cơng ty kiểm tốn” và mức độ CBTTTN. Các nghiên cứu cho ra kết quả trái chiều nhau. Dhouibi & Mamoghli (2013), Prado-Lorenzo &cộng sự (2009) khơng tìm thấy mối quan hệ giữa chúng. Trong khi đó Schiehll, Terra & Victor (2013), Kolsi (2012), Barako (2007) thấy chúng có mối quan hệ thuận chiều; Lan, Wang & Zhang (2013) lại thấy chúng có mối quan hệ ngược chiều.
Trong bài nghiên cứu của mình tác giả dự đốn “ Loại cơng ty kiểm tốn” có tác động cùng chiều với mức độ CBTTTN. Vì vậy giả thuyết đặt ra là:
H3: Doanh nghiệp được kiểm tốn BCTC bởi cơng ty kiểm tốn Big Four có mức độ CBTTTN cao hơn các doanh nghiệp khác.
3.3.2.4 Khả năng sinh lời
Theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường có xu hướng cơng bố nhiều thông tin hơn, thông tin công bố hữu ích hơn với người sử dụng nhằm nâng cao vị thế của họ trên thị trường. Mặt khác, lý thuyết chi phí ủy nhiệm cũng cho chúng ta cùng suy luận rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì nhà quản lý thường minh bạch hóa thơng tin tài chính hơn nhằm thể hiện năng lực của mình với HĐQT.
Tuy nhiên trên thực tế thì nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTTTN thì có ý kiến trái chiều nhau. Sehar, Bilal & Tufail (2013), Gamerschlag, Möller & Verbeeten (2011), tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTTTN. Trong khi El-Gazzar, Fornaro & Jacob (2006),
Hossain & Hammami (2009) thì khơng tìm thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và mức độ CBTTTN.
Trong nghiên cứu của mình tác giả dự đoán khả năng sinh lời có quan hệ thuận chiều với mức độ CBTTTN. Nên giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:
H4: Doanh nghiệp có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.5 Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh tốn hiện hành cịn được sử dụng bằng nhiều thuật ngữ khác như khả năng thanh toán ngắn hạn hay tính thanh khoản của công ty. Khả năng thanh tốn hiện hành là năng lực tài chính mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh tốn các khoản nợ trong ngắn hạn. Theo lý thuyết tín hiệu, một doanh nghiệp có khả năng thanh tốn hiện hành tốt thường cố gắng công bố nhiều thông tin hơn để chứng minh sự ổn định và vững chắc về tài chính, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn.
Camfferman & Cooke (2002) nghiên cứu về các doanh nghiệp niêm yết tại Netherlands cho thấy tính thanh khoản có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT. Tương tự, Barako (2007) cũng cho thấy tính thanh khoản có ý nghĩa đối với mức độ CBTTTN đối với loại thông tin hoạch định tương lai. Tuy nhiên, Weetmen (2004) tìm thấy khơng có mối quan hệ giữa tính thanh khoản và mức độ CBTTTN.
Trong nghiên cứu của mình tác giả dự đốn có mối quan hệ tích cực giữa khả năng thanh toán hiện hành với mức độ CBTTTN. Vì thế giả thuyết tác giả đặt ra là:
H5: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn hiện hành càng cao thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.6 Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành
Từ phân tích chi phí ủy nhiệm cho thấy rằng, để các cơng ty muốn giảm bớt chi phí ủy nhiệm thì chủ sở hữu cần có những cơ chế giám sát, kiểm sốt chặt chẽ đối với nhà quản lý. Một trong những điều kiện cần để việc giám sát, kiểm soát được hiệu quả là yêu cầu về tỷ lệ HĐQT không điều hành càng cao càng tốt. Các thành viên này có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao vai trò giám sát của HĐQT (Fama & Jensen, 1983) và giảm thiểu cơ hội che giấu thông tin của những
nhà quản lý (Kelton & Yang, 2008), được trích dẫn trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Nguyên (2016). Cũng vì thế trong luật quản trị doanh nghiệp của nhiều quốc gia quy định trong cơ cấu HĐQT cơng ty phải có sự tham gia của các thành viên không điều hành. Tại Việt Nam, điều này được quy định ở khoản 2 điều 30 TT121/2012/TT-BTC về quy chế QTCT “Cơ cấu thành viên HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên nắm giữ các chức danh điều hành với các thành viên độc lập, trong đó tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập”.
Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành với mức độ CBTTTN. Theo El-Gazzar, Fornaro & Jacob (2006), nghiên cứu các công ty tại Mỹ cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành quan hệ tích cực với CBTTTN. Tương tự Sweiti & Attayah (2013): nghiên cứu các công ty niêm yết ở Palestine Exchange cho thấy yếu tố tỷ lệ thành viên HĐQT khơng điều hành có ý nghĩa với mức độ CBTTTN.
Từ những cơ sở phân tích như trên tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu tiếp theo như sau:
H6: Doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên HĐQT khơng điều hành càng cao thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.7 Tách biệt chức danh giữa Chủ tịch HĐQT và GĐ điều hành
Một người vừa là CT.HĐQT vừa là GĐ điều hành thì có thể hiểu nơm na là tự mình giám sát việc mình làm. Theo đó, họ có thể dễ dàng che giấu sai phạm hay những thông tin bất lợi của công ty, dẫn đến thông tin cung cấp cho các cổ đông, nhà đầu tư bị hạn chế, thiếu trung thực…Từ phân tích lý thuyết ủy nhiệm cho chúng ta thấy rằng, khi có sự tách biệt hai chức danh này sẽ tồn tại chi phí ủy nhiệm. Để giảm chi phí này địi hỏi nhà quản lý càng phải công bố nhiều thông tin hơn, bên cạnh đó HĐQT cũng cần có những cơ chế giám sát, kiểm sốt chặt chẽ…Do đó thơng tin nhà quản lý cung cấp tới các đối tượng liên quan sẽ đầy đủ hơn, nhiều hơn và chất lượng hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã chứng minh cho thấy khơng có sự tách biệt hai chức danh này sẽ tác động tiêu cực đến mức độ CBTT nói chung và
CBTTTN nói riêng. Nghiên cứu của (Gul & Leung, 2004) trích dẫn trong (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016) cho thấy rằng, các công ty có sự kiêm nhiệm CT.HĐQT và GĐ điều hành thì cơng bố ít thơng tin hơn. Tương tự, từ kết quả nghiên cứu của mình Shammari (2010) kết luận việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc che dấu những thông tin bất lợi của công ty đến với cổ đơng.
Từ phân tích lý thuyết và cơ sở từ các nghiên cứu trước, tác giả đặt ra giả thuyết nghiên cứu đó là:
H7: Doanh nghiệp có sự tách biệt chức danh chủ tịch HĐQT với GĐ điều hành thì
mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.8 Quy mô HĐQT
Một trong những điều kiện cần để HĐQT thực hiện tốt được vai trò to lớn của mình đó là cần phải đảm bảo về mặt lượng. Hiểu thơng thường thì thêm thành viên trong HĐQT thì càng đa dạng chun mơn, kinh nghiệm, chất xám, quan hệ xã hội…Theo đó quy mơ HĐQT càng lớn thì càng có sức mạnh về nhiều mặt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty, mặt khác chức năng giám sát càng được nâng cao, khiến nhà quản lý càng cố gắng cơng bố nhiều thơng tin về tình hình đơn vị hơn. Tuy nhiên, không phải muốn tăng số lượng thành viên HĐQT bao nhiêu cũng được mà cịn phải tùy thuộc vào quy mơ cơng ty, lĩnh vực hoạt động…để đảm bảo giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà HĐQT mang lại cho cơng ty. Vì thế, theo luật quản trị cơng ty của nhiều quốc gia thường quy định số lượng thành viên HĐQT tối thiểu và tối đa. Tại Việt Nam, khoản 1 điều 11 TT121/2012 về quy định QTCT có quy định “Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ít nhất là ba (03) người và nhiều nhất là mười một (11) người”.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy quy mơ HĐQT có quan hệ cùng chiều với mức độ CBTTTN như: Sweiti & Attayah (2013), Chakroun & Matoussi (2012) ...
Chính vì thế, tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp như sau:
3.3.2.9 Quyền sở hữu tập trung
Theo lý thuyết chi phí ủy nhiệm cho thấy rằng, trong các công ty hiện đại thường tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm sốt, do đó sẽ nảy sinh xung đột về lợi ích giữa hai bên. Theo (Fama và Jensen, 1983) đã được trích dẫn trong (Barako, 2007) thì quyền sở hữu càng phân tán thì khả năng xung đột lợi ích càng cao hơn so với quyền sở hữu tập trung vào một số ít. Khi đó nhà quản lý càng phải CBTTTN hơn để chứng minh cho chủ sở hữu rằng họ hành động vì lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu. Một quan điểm khác của (Zeckhauser và Pound, 1990) cũng được trích dẫn trong (Barako, 2007) quyền sở hữu càng phân tán hàm ý một sự thiếu khả năng giám sát do quyền sở hữu cổ phần thấp của cổ đông cá nhân. Do sở hữu phân tán, cổ đơng có thể khơng phải là một lực lượng có ảnh hưởng đến việc cơng bố thơng tin của một công ty.
Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quyền sở hữu tập trung và mức độ CBTT tự nguyện cho ra các kết quả không giống nhau. Ho (2009) và Borghei-Ghomi & Leung (2013) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chúng. Trong khi đó Chakroun & Matoussi (2012) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa chúng, Alves (2011) lại khơng tìm thấy có mối quan hệ giữa quyền sở hữu tập trung và mức độ CBTTTN.
Trong nghiên cứu của mình tác giả dự đốn giữa chúng có mối quan hệ tích cực và đặt giả thuyết như sau:
H9: Doanh nghiệp có sự tập trung quyền sở hữu càng cao thì mức độ CBTTTN càng lớn.
3.3.2.10 Quyền sở hữu nƣớc ngồi
Theo lý thuyết thơng tin bất cân xứng, các nhà đầu tư nước ngồi do có nhiều bất lợi như: khoảng cách địa lý, khác biệt ngôn ngữ, văn hóa…nên tình trạng bất cân xứng thông tin càng cao. Để giảm tình trạng này thường các nhà đầu tư nước ngồi sẽ u cầu phía cơng ty cung cấp càng nhiều thơng tin càng tốt, bên cạnh đó phát tín hiệu thể hiện thơng tin công bố là chất lượng và đáng tin cậy như: đã được
kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn có uy tín, có tồn tại ban kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ…
Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các cơng ty có vốn nước ngồi càng lớn thì cơng bố thơng tin càng nhiều. Barako (2007): tìm thấy nhân tố quyền sở hữu nước ngoài là rất quan trọng đối với mức độ CBTTTN. Houssain & cộng sự (1994) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quyền sở hữu nước ngoài với việc CBTTTN của các công ty tại Newzeland. Tương tự Barako & cộng sự (2006) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quyền sở hữu nước ngoài với mức độ CBTTTN.
Trong nghiên cứu của mình tác giả cũng dự đốn quyền sở hữu nước ngồi có quan hệ tích cực với mức độ CBTTTN và giả thuyết đặt ra là:
H10: Doanh nghiệp có tỷ lệ quyền sở hữu nước ngoài càng cao thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.2.11 Quyền sở hữu của tổ chức
Nhà đầu tư là tổ chức thông thường nắm giữ cổ phần lớn, khi đó lập luận đưa ra cũng tương tự như trường hợp tập trung quyền sở hữu theo quan điểm của (Zeckhauser và Pound, 1990). Hơn thế nữa, nhà đầu tư là tổ chức thì sự giám sát của họ đối với vốn đầu tư sẽ chặt chẽ hơn, bài bản và có hệ thống hơn là nhà đầu tư cá nhân. Do vậy, nhà quản lý sẽ phải CBTT nhiều hơn để chứng tỏ về khả năng điều hành quản lý.
Nghiên cứu của Chakroun & Matoussi (2012) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sở hữu tổ chức và mức độ CBTTTN. Ngược lại Sheu, Liu & Yang (2008) tìm thấy mối quan hệ tiệu cực giữa chúng.
Đối với nhân tố quyền sở hữu tổ chức tác giả đặt giả thuyết trong nghiên cứu này như sau:
H11:Doanh nghiệp có tỷ lệ quyền sở hữu tổ chức càng cao thì mức độ CBTTTN càng cao.
3.3.3 Mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTTTN
Như vậy mơ hình nghiên cứu của tác giả với biến phụ thuộc là mức độ CBTTTN và 11 biến độc lập bao gồm: Quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy tài chính, loại cơng ty kiểm tốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán hiện hành, tỷ lệ