CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3 Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính: Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 12 nhân tố được đưa vào bảng khảo sát chỉ có duy nhất biến “Tồn tại ủy ban kiểm toán” là đa số chuyên gia (7/9 chun gia) có ý kiến cho rằng là khơng có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN. Các chuyên gia giải thích cho lựa chọn này vì ở Việt Nam “Ủy ban kiểm toán” là một khái niệm cịn rất mới, có rất ít các doanh nghiệp thiết lập uy bản kiểm tốn. Các chun gia khơng có ý kiến đưa thêm nhân tố mới vào mơ hình nghiên cứu. Theo đó, các nhân tố được đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức gồm 11 nhân tố đã được tác giả trình bày trong bảng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức đính kèm phụ lục 04.
4.4. Kết quả nghiên cứu định lƣợng 4.4.1 Thống kê mô tả
4.4.1.1 Đánh giá về tình hình CBTTTN trên BCTN của các doanh nghiệp
Trước khi đi vào phần chính là đánh giá về tình hình CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM, tác giả xin được trình bày sơ lược về tình hình CBTT nói chung của các doanh nghiệp như sau:
Qua thu thập số liệu để đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập, tác giả nhận thấy việc công bố thông tin trên BCTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp không công bố BCTN trên webside của SGDCK. Thứ hai, hình thức trình bày BCTN của nhiều doanh nghiệp chưa
đúng theo biểu mẫu mà Bộ Tài Chính đã ban hành, ví dụ như đảo lộn chật tự các khoản mục, tự thêm bớt các khoản mục… Thứ ba, nhiều doanh nghiệp cịn chưa cơng bố đầy đủ các thơng tin bắt buộc trên BCTN, ví dụ như các thơng tin về các chỉ số tài chính, thơng tin về cơ cấu cổ đông…, thậm chí thơng tin tài chính còn chưa khớp khi đối chiếu giữa BCTN và BCTC, nhiều doanh nghiệp công bố thơng tin cịn rất sơ sài, thiếu sự đầu tư.
Tiếp theo tác giả xin đánh giá về mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên BCTN năm 2015 như sau:
Sau khi thu thập đủ dữ liệu về số lượng thông tin tự nguyện được các doanh nghiệp cơng bố và tính tốn ra mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp tác giả dùng Stata chạy thống kê mô tả và cho kết quả tóm tắt như bảng 4.2. Dữ liệu chi tiết về số lượng thông tin tự nguyện được công bố và mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp được tác giả đính kèm phụ lục 08.
Bảng 4.2 Thống kê mô tả mức độ CBTTTN Chỉ tiêu Mức độ CBTTTN Giá trị nhỏ nhất 0,022 Giá trị lớn nhất 0,511 Giá trị trung bình 0,213 Độ lệch chuẩn 0,101
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ phần mềm Stata)
Từ bảng 4.2 cho thấy, mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp cịn rất thấp, doanh nghiệp có mức độ CBTTTN thấp nhất là 2,2% và cao nhất cũng chỉ ở mức 51,11%, mức độ CBTTTN trung bình của các doanh nghiệp chỉ ở mức 21,3%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) khi nghiên cứu về mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, cụ thể mức độ CBTTTN theo nghiên cứu này thấp nhất là 3%, cao nhất là 59% và trung bình đạt 23,2%.
Bảng thống kê sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp:
Bảng 4.3: Phân loại mức độ CBTTTN
Loại doanh nghiệp Số lƣợng doanh nghiệp Chiếm tỷ lệ (%)
Mức độ CBTTTN <10% 22 16,30 10≤Mức độ CBTTTN < 20% 37 27,41 20≤Mức độ CBTTTN <30% 44 32,59 30≤Mức độ CBTTTN <40% 29 21,48 40≤Mức độ CBTTTN <52% 3 2,22 Tổng 135 100%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp cho mục đích nghiên cứu)
Kết quả trong bảng 4.3 được tác giả tổng hợp từ chạy thống kê mô tả đơn biến. Từ bảng 4.3 cho thấy các doanh nghiệp có mức độ CBTTTN ở mức từ 20% đến dưới 30% chiểm tỷ lệ cao nhất và các doanh nghiệp có mức độ CBTTTN từ 40 đến dưới 52% chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 2,22% doanh ngiệp nằm trong nhóm có mức độ CBTTTN cao nhất này, đây là một con số rất thấp. Qua đây cho thấy đa số các doanh nghiệp có mức độ CBTT từ 10% đến dưới 30%.
Nếu đánh giá mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp theo nhóm thơng tin cơng bố, vậy thì nhóm thơng tin nào được các doanh nghiệp công bố nhiều nhất? Bảng thông kê sau đây sẽ trả lời cho chúng ta về câu hỏi này.
Bảng 4.4: Phân loại tình hình CBTTTN theo nhóm thơng tin Loại thơng tin % Cơng ty công bố
Thông tin chung về doanh nghiệp 10,80
Thơng tin tài chính 5,56
Thơng tin dự báo/ kế hoạch 31,64
Thông tin ban điều hành 20,15
Thông tin liên quan đến người lao động 30,23 Thông tin liên quan đến môi trường và trách
nhiệm xã hội
24,94
Kết quả trong bảng số liệu được tác giả sử dụng Excel tính tốn trên bảng dữ liệu thu thấp số lượng CBTTTN của các doanh nghiệp. Qua bảng 4.4 cho chúng ta thấy nhóm thơng tin được các doanh nghiệp công bố nhiều nhất là “Thông tin dự báo/kế hoạch”, với trung bình có 31,64% doanh nghiệp cơng bố nhóm thơng tin này. Tiếp đến là nhóm “Thơng tin liên quan đến người lao động” và “Thông tin liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội” được các doanh nghiệp cơng bố nhiều hơn. Trong khi đó nhóm “Thơng tin tài chính” được các doanh nghiệp cơng bố ít nhất, chỉ có trung bình 5,56% doanh nghiệp cơng bố nhóm thơng tin này. Các thơng tin dự báo/ kế hoạch được các doanh nghiệp công bố nhiều hơn cả, trong đó thơng tin về doanh thu/sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận tương lai là 2 thông tin được nhiều doanh nghiệp cơng bố nhất. Lý do có thể là đây chỉ là những con số dự báo nên việc nó có hợp lý hay khơng cũng khó có thể kiểm chứng, vậy thì các doanh nghiệp không ngại khi đưa ra doanh thu, lợi nhuận dự báo đẹp mắt để thu hút nhà đầu tư và các đối tượng liên quan khác. Bên cạnh đó, nhóm các thơng tin như “Thông tin liên quan đến người lao động” và “Thông tin liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội” cũng được nhiều doanh nghiệp công bố. Lý do vì các thơng tin này ít nhạy cảm đối với đối thủ cạnh tranh cũng như với nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Nhóm “Thơng tin tài chính” và “Thơng tin chung về doanh nghiệp” được ít doanh nghiệp cơng bố nhất. Thơng tin tài chính được ít doanh nghiệp cơng bố là điều khơng khó hiểu, từ trước tới nay thơng tin tài chính ln được coi là nhạy cảm đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ một số ít doanh nghiệp có tình hình tài chính, kinh doanh tốt mới mạnh dạn công khai trước công chúng mà không e ngại đối thủ cạnh tranh hay các bên liên quan. Đối với thông tin chung, tại sao cũng không được nhiều doanh nghiệp công bố, thực ra những thông tin chung mà trong danh mục đo lường CBTTTN của tác giả cũng có nhiều thơng tin nhạy cảm như: Thị phần của doanh nghiệp, tuyên bố lợi thế cạnh tranh, tiêu chuẩn kiểm sốt chất lượng, bình luận về các mối quan hệ quan trọng của doanh nghiệp…vì vậy mà kết quả cho thấy nhiều doanh nghiệp cũng né tránh công bố các thông tin này.
Tóm lại, nhìn chung mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM còn rất thấp. Các DN cung cấp thơng tin cịn sơ sài, ít đầu tư, né tránh các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh doanh, thơng tin cung cấp mang tính đối phó, chưa thể hiện được trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ cho người sử dụng làm cơ sở ra quyết định.
4.4.1.2 Đánh giá các biến độc lập
Sau khi thu thập đủ dữ liệu các biến độc lập tác giả dùng Stata chạy thống kê mô tả và cho ra kết quả như bảng 4.5. Dữ liệu chi tết về các biến độc lập thu thập được tác giả đính kèm trong phụ lục 09.
Bảng 4.5: Bảng thống kê mơ tả các biến độc lập có thang đo tỷ lệ Biến độc lập Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Quy mô DN 11,423 10,197 13,425 0,572 Đòn bẩy TC 0,539 0,010 2,550 0,349
Khả năng sinh lời 0,040 -0,500 0,315 0,099 Khả năng thanh toán 3,363 0,160 110,900 12,875 HĐQT không điều hành 0,593 0,000 1,000 0,231
Quy mô HĐQT 5,100 3,000 9,000 1,064
Quyền sở hữu tập trung 0,657 0,050 0,994 0,228 Quyền sở hữu nước ngoài 0,224 0,000 0,383 0,065 Quyền sở hữu của tổ chức 0,564 0,000 0,999 0,316
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ phần mềm Stata)
Từ kết quả thống kê trong bảng 4.5 cho thấy, quy mô doanh nghiệp nhỏ nhất là 10,197 lớn nhất là 13,425 và độ lệch chuẩn là 0,572. Điều đó cho thấy quy mô giữa các doanh nghiệp khơng chêch lệch nhau q nhiều. Đối với biến địn bẩy tài chính, hay nói cách khác là tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản của các doanh nghiệp trung bình là 0,539; nhỏ nhất là 0,01; lớn nhất là 2,55; độ lệch chuẩn là 0,349. Qua đó cho thấy rằng, tỷ số địn bẩy tài chính giữa các doanh nghiệp không chêch lệch nhau nhiều, đa số các doanh nghiệp có tỷ số này nhỏ hơn 1, chỉ một số ít doanh nghiệp có tỷ số lơn hơn 1. Tương tự thế thì khả năng sinh lời (ROA) của các DN cũng khá
ngang nhau vì độ lệch chuẩn 0,099 là thấp. Qua thống kê tác giả nhận thấy hầu hết (hơn 60%) các DN có khả năng sinh lời nhỏ hơn 0,1 và lớn hơn 0; còn lại là hơn 20% các DN có khả năng sinh lời lớn hơn 0,1 và khoảng hơn 10% các DN có khả năng sinh lời nhỏ hơn khơng. Đối với biến tỷ lệ HĐQT không điều hành, hầu hết các DN đều có thành viên trong HĐQT tham gia điều hành. Chỉ có 6 DN chiếm 4,4% là khơng có thành viên HĐQT tham gia điều hành, khoảng 70% DN có tỷ lệ thành viên tham gia điều hành chiếm từ 60% đến 80% trên tổng số thành viên HĐQT, khoảng 20% các doanh nghiệp có tỷ lệ thành viên HĐQT tham gia điều hành chiếm lớn hơn 0% và nhỏ hơn 60% và số ít tức chỉ có 4 DN tương đương 3% là có 100% thành viên HĐQT tham gia điều hành.Về quy mơ HĐQT, DN có số thành viên HĐQT thấp nhất là 3 và cao nhất là 9, hầu hết các DN có quy mơ HĐQT là 5, độ lệch chuẩn 1,064 cho thấy số thành viên HĐQT giữa các DN khơng có chênh lệch nhau nhiều. Về quyền sở hữu tập trung hay nói cách khác là tỷ lệ cố phiếu của các cổ đông lớn tại các doanh nghiệp nhỏ nhất là 0,05 và lớn nhất là 0,994; hầu hết các doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phiếu của các cổ đơng lớn lớn hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,9. Tương tự đối với tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi tổ chức tại các DN đa phần nằm trong khoảng từ 0,5 đến dưới 0,9; chỉ có 7 DN (5,2%) là khơng có cổ đơng tổ chức. Ngược lại, các DN có tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi cổ đơng nước ngồi cịn rất thấp, có tới 75 DN chiếm 55,6% là khơng có cổ đơng nước ngồi, phần cịn lại hầu hết các DN có tỷ lệ cổ phần của cổ đơng nước ngồi nhỏ hơn 0,1.
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo định danh Loại cơng ty kiểm tốn Số công ty Tỷ lệ (%)
Big Four 15 11,1
Không phải Big Four 120 88,9
Tách biệt chức danh Số cơng ty Tỷ lệ (%)
Có tách biệt 102 75,6
Không tách biệt 33 24,4
Qua thống kê cho thấy hầu hết các doanh nghiệp trên sàn UPCoM thì BCTC được kiểm tốn bới các cơng ty kiểm tốn khơng phải là Big Four, chỉ có 15 doanh nghiệp chiếm 11,1% là được kiểm toán bởi Big Four đây là con số nhỏ. Về sự tách biệt chức danh chủ tịch HĐQT và Giám đốc điều hành thì hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy chế quản trị cơng ty, có 102 chiếm 75,6% doanh nghiệp có sự tách biệt 2 chức danh này và vẫn còn 33 doanh nghiệp chiếm 24,4% là chưa có sự tách biệt.
4.4.2 Kiểm định mơ hình nghiên cứu
Việc kiểm định mơ hình nghiên cứu được tác giả sử dụng Stata.11 làm công cụ hỗ trợ để xử lý dữ liệu. Bảng dữ liệu dùng cho chạy hồi quy tuyến tính bội và kết quả chi tiết về kiểm định mơ hình được tác giả đính kèm phụ lục 09 và 10.
4.4.2.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình
Theo lý thuyết thống kê thì để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy ta dùng hệ số R2 (R-squared) hoặc R2 hiệu chỉnh (Adj R-squared). R-squared càng gần 1 thì mơ hình càng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, ngược lại R-squared càng gần 0 thì mơ hình càng ít phù hợp với dự liệu nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), thì R- squared sẽ càng tăng lên khi đưa thêm biến độc lập vào mơ hình, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng khơng phải phương trình nào càng có nhiều biến độc lập cũng càng phù hợp hơn với dữ liệu mẫu. Do vậy, dùng R-squared để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình vẫn chưa phải là phương án tối ưu. Để khắc phục cho nhược điểm của R-squared thì dùng Adj R-squared để đánh giá cho độ phù hợp của mơ hình là an tồn hơn vì nó khơng nhất thiết tăng lên khi đưa thêm biến độc lập vào mơ hình, nói cách khác nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R- squared. Tuy nhiên, hệ số Adj R-squared mới chỉ cho chúng ta biết về mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu mẫu. Để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể chúng ta phải kiểm định F, nếu Prob > F (P-value của F) < 5% nằm trong miền bác bỏ giả thiết “H0: Mơ hình khơng phù hợp” thì cho thấy mơ hình hồn tồn phù hợp và có thể sử dụng được.
Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình trong bài nghiên cứu này được tóm tắt trong bảng dữ liệu sau:
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình N R2 (R-squared) R2 hiệu chỉnh (Adj R-squared) F Prob>F 135 0,238 0,170 3,49 0,000
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ phần mềm Stata)
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy R2 hiệu chỉnh là 0,17 (17%), tức là các biến trong mơ hình chỉ có ảnh hưởng 17% tới biến phụ thuộc, đây là một con số khá thấp hay nói cách khác sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu mẫu là chưa cao. Tuy nhiên, để kết luận mơ hình hồi quy tổng thể có phù hợp hay khơng ta xem xét vào việc kết quả kiểm định F. Kết quả cho thấy Prob >F = 0,000 < 0,05 nằm trong miền bác bỏ giả thiết “H0: Mơ hình khơng phù hợp” thì cho thấy mơ hình hồi quy tổng thể hồn tồn phù hợp.
4.4.2.2 Kiểm định sự tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình
Mục đích của việc kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mơ hình nhằm xác định có hay khơng mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mơ hình. Ngồi ra, cơng việc này cịn giúp chúng ta có cơ sở trong việc tìm ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình. Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu này được thể hiện trong bảng 4.8. Quan sát bảng số liệu ta thấy các biến độc lập có tương quan cao với biến phụ thuộc là: QMDN, LCTKT, KHSL, QSHNN, QSHTC. Đối với các biến độc lập thì QSHTC và QSHTT có tương quan với nhau cao nhất ở mức 0,6003, tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn 0,8 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.8 Ma trận hệ số tƣơng quan QMDN DBTC LCTKT KNSL KNTT HDQT KDH QM HDQT TBCD QSHTT QSHNN QSHTC CBTT TN QMDN 1.0000 DBTC 0.1250 1.0000 LCTKT 0.4041 -0.0056 1.0000 KNSL 0.1455 -0.3222 0.1243 1.0000 KNTT -0.0530 0.0375 0.1483 -0.0055 1.0000 HDQTKDH 0.0851 -0.0621 0.1258 0.0462 0.1154 1.0000